Ngồi thiền là gì? 12 nguyên tắc cách ngồi thiền đúng giúp tĩnh tâm

cach-ngoi-thien-4

Ngồi thiền là phương pháp giúp tĩnh tâm, xua tan phiền muộn và rèn luyện tính kiên nhẫn, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Để phát huy tối đa công dụng của ngồi thiền, bạn cần phải biết ngồi thiền đúng tư thế. Bài viết dưới đây của Vật phẩm Phật giáo sẽ cùng bạn tìm hiểu về 12 nguyên tắc giúp ngồi thiền đúng cách.

cach-ngoi-thien-4 (1)

Ngồi thiền là gì? 12 nguyên tắc ngồi thiền đúng cách giúp tĩnh tâm

I. Ngồi thiền là gì?

Ngồi thiền là phương pháp giúp tâm đi vào trạng thái tĩnh lặng, từ đó giúp loại bỏ những luồng suy nghĩ lộn xộn, giảm tình trạng lo âu, căng thẳng cực độ. Nói cách khác, ngồi thiền là một cách giúp quản trị tâm và đưa cơ thể trở về trạng thái an yên và an định.

Ngồi thiền có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần một cách rất hiệu quả. Khi ngồi thiền, hầu như mọi lo lắng, phiền não và căng thẳng sẽ được giải toả. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tăng khả năng sáng tạo và sự tập trung. Nhờ đó, bạn có thể có nhiều sáng kiến mới mẻ, nâng cao hiệu suất trong học tập và công việc.

II. Hướng dẫn cách ngồi thiền đúng chuẩn giúp thư giãn, tĩnh tâm

Ngồi thiền không đơn giản chỉ là ngồi thư giãn mà còn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc. Để phát huy tối đa được công dụng của ngồi thiền, bạn cần lưu ý tư thế ngồi thiền đúng cách sau:

  • Ngồi yên tĩnh trên mặt phẳng mà bạn thoải mái
  • Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho lưng, đầu, cổ và cột sống được giữ thẳng
  • Khoanh hai chân trên sàn, đùi và bắp chân tạo thành một góc 90 độ, từ mắt cá chân đến đầu gối để thẳng
  • Hai tay đặt nhẹ lên đầu gối hoặc lên đùi
  • Mắt khép hờ, tay – vai – cằm thả lỏng và tiến vào trạng thái thiền

1. Điều chỉnh tư thế ngồi

Việc ngồi thiền đúng tư thế sẽ giúp bạn dễ dàng tiến vào trạng thái thiền sâu và phát huy tối đa công năng của ngồi thiền. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn một địa điểm yêu thích đảm bảo đủ yên tĩnh và tạo được sự thoải mái. Bạn có thể ngồi trên gối, đệm, ghế hoặc khăn tay,… Nhưng nếu có thể, hãy ngồi trên một mặt phẳng để tư thế ngồi được chuẩn nhất.

cach-ngoi-thien-6

Ngồi thiền đúng tư thế giúp dễ dàng tiến vào trạng thái thiền sâu và phát huy tối đa công năng của ngồi thiền

2. Giữ thẳng cột sống

Ngồi đúng tư thế sẽ giúp đảm bảo các bộ phận như cột sống lưng, vai, cổ không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình ngồi thiền. Bạn cần điều chỉnh lưng, cổ và vai sao cho chúng thẳng với cột sống. Bạn có thể tham khảo cách giữ thẳng cột sống khi ngồi thiền theo các bước dưới đây:

  • Nâng cao từ từ cả cơ thể để kéo dài cột sống.
  • Hít sâu, mở rộng ngực.
  • Cảm nhận nguồn năng lượng len lỏi ở cột sống và thoát ra qua phần đỉnh đầu.
  • Điều chỉnh nhịp thở nhẹ nhàng và giữ cột sống luôn thẳng.

Lưu ý, bạn hãy thoải mái và thả lỏng hai tay và toàn thân. Thỉnh thoảng, trong quá trình ngồi thiền, bạn có thể điều chỉnh lại tư thế nếu cảm thấy cột sống chưa thẳng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các tình trạng như vẹo, gai cột sống,… khi tự thực hiện ngồi thiền tại nhà.

3. Thả lỏng tay – vai – cằm

Đối với hai tay: Nhẹ nhàng đặt tay lên đùi sao cho lòng bàn tay hướng xuống dưới. Theo các nghiên cứu, việc để lòng bàn tay hướng xuống dưới sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tập trung và giải phóng nguồn năng lượng trong cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tay phải lên trên tay trái, để hai ngón chạm nhẹ vào nhau. Sau đó, đặt tay lên đùi, lòng bàn tay hướng lên. Cách này sẽ giúp tạo ra nhiều năng lượng và nhiệt cho cơ thể. 

Đối với vai: Thả lỏng vai tối đa nhưng vẫn đảm bảo cột sống được giữ thẳng. Việc này sẽ giúp tim hoạt động tốt hơn và phần lưng trở nên cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lưu ý là bạn cần thường xuyên điều chỉnh độ cao hai bên vai sao cho bằng nhau, tránh tình trạng bên thấp, bên cao.

Đối với cằm: Bạn nên để cằm trong tư thế thoải mái và tự nhiên nhất. Hãy cố gắng thả lỏng các cơ mặt, để phần cằm rớt nhẹ và không dùng sức gồng ở phần đầu và cổ. Nếu bạn ép cằm vào chặt cơ thể hoặc căng cơ mặt thì có thể gây nên tình trạng khó thở, hơi thở không sâu và bị đứt quãng trong suốt quá trình ngồi thiền.

Xem thêm các bài viết khác về kiến thức phật giáo:

4. Mắt khép hờ

Bạn cần giữ cho phần mí mắt, mắt và khuôn mặt nhẹ nhàng, thư giãn bằng cách khép hờ mắt. Điều này vừa tạo sự thoải mái vừa giúp hạn chế việc xao nhãng, mất tập trung khi thiền.

Nếu bạn không quen nhắm mắt lúc tập trung, bạn cũng có thể mở mắt và nhìn cố định vào một điểm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảo mặt sau một khoảng thời gian để giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo và tránh căng cơ mặt.

Bạn nên lựa chọn một trong hai hình thức trước khi bắt đầu thiền. Việc áp dụng cả hai sẽ dễ khiến bạn bị mất phương hướng và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ngồi thiền.

cach-ngoi-thien-3

Khép hờ mắt khi ngồi thiền vừa tạo sự thoải mái vừa giúp hạn chế việc xao nhãng

5. Lựa chọn không gian

Không gian đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của việc ngồi thiền. Trước khi bắt đầu, bạn cần lựa chọn một không gian yên tĩnh và tắt các thiết bị di động, TV hay máy tính để đảm bảo không bị làm phiền trong suốt quá trình ngồi thiền.

6. Đặt thời gian và cam kết hoàn thành

Đặt mục tiêu thời gian hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng. Việc đặt thời gian quá dài có thể gây chán nản, còn đặt thời gian quá ngắn sẽ không đảm bảo được hiệu quả của việc ngồi thiền. Thời gian ngồi thiền lý tưởng đối với người mới bắt đầu là khoảng 5 đến 10 phút.

7. Tập trung vào sự thoải mái

Bạn nên xác định tư thế ngồi thiền giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bên cạnh việc ngồi khoanh chân, bạn cũng có thể ngồi trên ghế hoặc sàn nhà, miễn sao cơ thể bạn trong một trạng thái thả lỏng và thoải mái.

8. Tập trung vào hơi thở

Hít thở đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng giúp tạo cảm giác thoải mái, thư giãn khi ngồi thiền. Việc tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn duy trì thời gian ngồi thiền lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh phân tích hơi thở bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, từ đó làm giảm hiệu quả của việc ngồi thiền.

9. Tập trung vào suy nghĩ

Khó khăn mà đa phần những người mới bắt đầu thiền hay gặp phải là suy nghĩ miên man. Cách hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng này là hướng suy nghĩ vào hơi thở của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ điều chỉnh hay phân tích hơi thở. Hướng suy nghĩ vào hơi thở đơn thuần chỉ là tập trung vào việc hít thở, dồn sự chú ý vào hơi thở ở đầu cửa mũi. Khi sự tập trung vào nhịp thở trở thành thói quen, bạn sẽ dễ dàng chinh phục những bài thiền có thời gian dài hơn.

10. Không chèn ép bản thân

Ngồi thiền là một bộ môn đáng để bạn dành tâm huyết và thời gian tập luyện. Tuy nhiên, bạn không nên quá khắt khe với bản thân. Không phải lúc nào việc bỏ nhiều thời gian để luyện tập cũng sẽ mang lại kết quả nhanh chóng. Bạn chỉ nên luyện ngồi thiền ở mức vừa đủ. Thay vì cố ép bản thân ngồi thiền trong thời gian dài, bạn nên tập trung vào việc lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình để biết chính xác đâu là điều bạn thật sự muốn khi bắt đầu thiền.

cach-ngoi-thien-2

Thay vì ép bản thân ngồi thiền trong thời gian dài, bạn hãy tập trung vào việc lắng nghe cơ thể

11. Kết hợp ăn uống thanh đạm

Để việc ngồi thiền đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên có chế độ ăn uống thanh đạm bổ sung nhiều rau củ, hoa quả và hạn chế sử dụng nhiều thịt. Chế độ ăn nhiều rau sẽ giúp cơ thể bạn được thanh lọc, tâm trí thoải mái và cơ thể khỏe mạnh hơn.

12. Thực hành thiền vào một giờ cố định

Trong cách ngồi thiền hiệu quả, việc thực hiện thiền đều đặn mỗi ngày vào một giờ nhất định là cần thiết để phát huy được tác dụng tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn hành thiền vào mỗi sáng thức dậy hoặc lúc buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự thư thái trong tâm hồn, ngủ ngon giấc và làm việc năng suất hơn.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu tập thiền hay bất cứ bài tập nào, bạn nên trao đổi cùng bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để có chế độ tập luyện phù hợp với bản thân mình.

III. 3 tư thế thiền cơ bản, đúng cách tại nhà

1. Phần tư Liên Hoa

Đây là một trong những tư thế ngồi thiền phổ biến được nhiều người yêu thích. Phần tư Liên Hoa phù hợp với những người mới bắt đầu tập thiền hay những người cao tuổi vì cách thực hiện đơn giản, không yêu cầu nhiều tư thế phức tạp.

Cách thực hiện: Hai chân đan chéo vào nhau, hai bàn chân nằm gọn dưới đùi hoặc đầu gối của chân đối diện. Lưng giữ thẳng, hai tay thả lỏng, đặt nhẹ trên đầu gối.

cach-ngoi-thien-1

Phần tư Liên Hoa là tư thế ngồi thiền đơn giản, thích hợp cho người mới bắt đầu

2. Bán Liên Hoa

Đây là tư thế ngồi thiền có độ khó cao hơn, là sự kết hợp giữa tư thế thiền đơn giản tử Liên Hoa và tư thế ngồi thiền phức tạp. Bán Liên Hoa yêu cầu người luyện phải khởi động giãn cơ trước khi tập, đặc biệt là bộ phận cơ đùi, cơ háng và khớp cổ chân. Đối với người mới bắt đầu, ngồi thiền ở tư thế này sẽ có cảm giác đầu mỏi cơ vào lúc đầu. Nhưng nếu cố gắng kiên trì và luyện tập thì về lâu dài sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và không còn đau nhức nữa.

Cách thực hiện: Một chân gác lên bắp đùi của chân đối diện. Bàn chân dựng thẳng đứng, có thể đặt chân ở tư thế nghỉ hoặc kẹp dưới bắp chân còn lại. Cái khó của bán Liên Hoa chính là phải thả lỏng cơ thể, đồng thời tập trung giữ cơ thể luôn ở trạng thái thẳng đứng.

cach-ngoi-thien-5

Bán Liên Hoa có độ khó cao hơn, yêu cầu người tập phải khởi động giãn cơ trước khi thiền

3. Toàn Liên Hoa

Toàn Liên Hoa hay còn gọi là tư thế Toàn Kiết Già, là tư thế ngồi thiện yêu cầu người tập phải ngồi chuẩn xác, đúng kỹ thuật thì mới có thể phát huy được hết các công dụng của ngồi thiền.

Cách thực hiện: 

  • Bạn khóa hai chân vào nhau bằng cách dùng hai tay nắm lấy bàn chân phải từ từ đặt lên trên phía đùi trái sao cho gót chân ép sát vào bụng, lòng bàn chân hướng lên trời.
  • Sau đó, dùng hai tay nắm lấy bàn chân trái, gấp lại, đặt lên trên đùi phải. Rồi kéo từ từ phần gót chân vào gần sát bụng, bàn chân trái hướng lên trời. 

cach-ngoi-thien-4 (1)

Toàn Liên Hoa yêu cầu người tập ngồi đúng kỹ thuật mới phát huy hết công dụng của thiền

Trên đây là một số nguyên tắc giúp bạn có thể ngồi thiền đúng chuẩn, từ đó phát huy tối đa công dụng của phương pháp thiền. Vật phẩm Phật giáo hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thể cải thiện được tư thế ngồi thiền và cải thiện sức khỏe về mặt tinh thần của bản thân.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.