Hiển thị tất cả 11 kết quả

  • show blocks helper
  • Mật Tông là một trong những phương tiện tu hành trong Phật giáo, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đây còn được xem là vật dụng tu hành chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc và được quan tâm bậc nhất bởi các tín đồ hay những ai quan tâm về Phật giáo. Để rõ hơn về pháp khí Mật Tông, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Vật phẩm Phật giáo.

    phap khi mat tong 1

    I. Pháp khí Mật Tông trong Phật giáo là gì?

    Pháp khí còn được gọi là Phật cụ, pháp cụ, Phật khí, đạo cụ, được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các dụng cụ dùng cho mục đích tu chứng Phật pháp, dâng pháp, cúng dường,…trong chùa viện của Phật giáo. 

    Ngoài ra, Pháp khí còn là các công cụ được chúng Tăng sử dụng trong tư pháp, tu hành hàng ngày. Xét theo nghĩa hẹp, Pháp khí chỉ những dụng cụ cúng dường chư phật, dùng trong Đạo tràng trang nghiêm, các Pháp hội Đàn nghi,…

    Có 6 loại Pháp khí trong Mật Tông gồm các vật dùng khi hoằng hóa như đá cầu nguyện, vòng ma ni; các vật dùng khi kính lễ như vòng cổ, khăn ha – đa, áo cà sa; những vật dùng khi hộ ma như bình quý, đàn lửa, muôi hộ ma; các vật dùng khi cúng như hoa, cờ, ô dù, lư hương; những vật dùng khi trì niệm như tràng hạt niệm phật, Chày Kim Cang, mạn đà la, chuông kim cương.

    phap khi mat tong

    Pháp Khí Tang Bằng Đồng Vàng cầm tay

    Có thể thấy, Pháp khí Mật Tông tương đối đa dạng, được làm chủ yếu từ bạc, đồng, vàng, mỗi loại mang một ý nghĩa đậm tính thần bí và khác nhau về tôn giáo.

    Chuông Kim Cang và Chày là những Pháp khí không thể thiếu trong các pháp đàn và các nghi quỹ tu trì của Mật Tông, đa phần được làm từ sắt, đá, thủy tinh, bạc, đồng hay gỗ khứ đà la.

    >> Những điều cần biết về Tọa cụ – Bồ đoàn – đệm ngồi thiền trong Phật giáo

    II. Các loại Pháp khí phổ biến hiện nay và ý nghĩa từng loại

    1. Chày Kim Cang

    Chày Kim Cang còn được gọi là Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Chày Kim Cang, Kim Cang Chử, Kim Cương Chử, được xem là biểu tượng quan trọng trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra, Chày Kim Cang còn là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông.

    Phần lớn các Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala trong tay đều cầm Chày Kim Cang. Nguồn gốc của Chày Kim Cang xuất phát từ Đại Vũ Trụ vì gồm có 3 phần là “Vật chất, Trí Tuệ và Tinh Thần”.

    Trong Phật giáo, Chày Kim Cang có thể được tạo hình dưới hình thức từ 1 – 9 chẽ với loại phổ thông thường gặp là 5 chẽ.

    Chày Kim Cang 5 chẽ ở phía trên được xem là biểu tượng của Ngũ Trí Phật: Đức Phật Bất Không Thành Tựu, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Đại Nhật, Đức Phật Bảo Sinh, Đức Phật Adida. 5 chẽ ở phía dưới tượng trưng cho ngũ vị Phật Mẫu: Bảo Độ Mẫu, Kim Cương Luyện Mẫu, Chuẩn Đề Mẫu, Tha Vô Năng Thắng Mẫu. Phần đài sen đặt ở phía dưới bọc lấy phần chẽ có tám cánh, được xem là biểu tượng cho bát chính đạo.

    Chày Kim Cang trong thần thoại Hindu được xem là một vũ khí mạnh sở hữu những đặc tính được sát nhập với gậy, gươm, giáo mác. Đây còn là vũ khí được Indra sử dụng giết chết Vritrasura.

    phap khi mat tong 4

    Pháp khí Chày Kim Cang kích thước nhỏ, được sử dụng phổ biến mỗi khi cúng kiến 

    Trong kinh Vệ Đà, Ấn Độ giáo, Chày Kim Cang được xem là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Vai trò của Pháp khí này là khống chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những mây đen hung dữ, cơn lốc gió và mang đến những cơn mưa tốt lành khi trời đang hạn hán.

    Tính chất của Chày Kim Cang được xem cứng như kim cương, có thể cắt mọi vật khác nhưng không thể tự cắt nó. Chày Kim Cang có cấu tạo phần đầu mũi cực kỳ sắc nhọn nhưng theo thời gian dần biến thể trở nên ngắn đi và không còn sắc bén nữa.

    Chày Kim Cang còn là đại diện cho lòng từ bi của Như Lai Kim Cang, cảnh giới giác ngộ (Phật tính) không thể xâm nhập, bất biến, thường hằng, bất hoại, có thể phá trừ vọng tưởng, nội ma của ngu si và các ma chướng ngoại đạo.

    Tương truyền ngài Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche) đã từng thực hành đàn pháp kilaya thông qua Pháp khí này để thành tựu. Có thể điểm qua một số loại Chày Kim Cang huyền thoại của Mật Tông dưới đây:

    • Chày Kim Cang một mũi nhọn có cấu tạo phần mũi được chuốt nhọn ở phía tay cầm, tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất với thế giới tinh thần. Trong các phái Mật Tông, loại Pháp khí này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp, biểu thị cho thực thể Duy nhất của Pháp.
    • Chày Kim Cang hai mũi nhọn biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật nhưng loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
    • Chày Kim Cang ba mũi nhọn là loại thường thấy nhất, có cấu tạo gồm 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hay là khum, cong chụm đầu vào giữa, hay là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi tên biểu thị tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng và Tam mật: Ý, Ngữ, Hành. 
    • Chày Kim Cang bốn mũi nhọn ít được dùng phổ biến, tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Cổ Đàm, 4 Đại Phật, 4 kỳ phổ độ Phật pháp.
    • Chày Kim Cang năm mũi nhọn tượng trưng cho Ngũ Trí, 5 loại Minh Trí Như Lai. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho ngũ nguyên tố của trời đất.
    • Chày Kim Cang chín mũi nhọn rất hiếm thấy, chủ yếu được dùng ở Tây Tạng, mang ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.

    2. Chày Yết Ma hay Chày Kim Cang hình chữ thập

    Chày Yết Ma được xem là Pháp khí của Mật giáo, có cấu tạo gồm có 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ thập, mang ý nghĩa cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật, thuộc luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều được đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng là sự phá trừ 12 nhân duyên. Ngoài ra, Pháp khí này còn có tên gọi là yết ma kim cương, thập tự kim cương, thập tự yết ma, luân yết ma.

    Nếu như các cạnh của Chày Kim Cang ôn hòa khép lại với nhau tượng trưng cho phương pháp, được xem là phương tiện của thần linh thì các cạnh của Chày Kim Cang phẫn nộ tách biệt, tượng trưng cho tất cả thần lực Kim Cương của hư vọng và thần hủy diệt ngu si.

    Độ dài của Chày Kim Cang khoảng 12 ngón tay, tượng trưng cho ý diệt trừ 12 nhân duyên. Hai bên điểm trung tâm hình tròn của Chày Kim Cang có cấu tạo gồm 3 vòng tròn hướng lên trên, biểu thị cho “Tam môn” tức là cửa không giải thoát,  cửa vô nguyện giải thoát, cửa vô tướng giải thoát.

    Cấu tạo của 3 vòng tròn quấn quanh hai đế hoa sen đối xứng nhau, trên mỗi vòng có thêm 3 vòng châu báu đại diện cho “Lục độ” mà Bồ tát phải tu, gồm nhẫn, tinh tiến, thiền, bố thí, giới, thiền và tuệ.

    Chày Kim Cang còn đại diện cho chân đế cùng cực với mỗi hình nguyệt luân trên mặt hoa sen được xem là biểu tượng cho mặt trăng và mặt trời, đại diện cho sự kết hợp giữa trí tuệ và phương tiện, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, cũng như sự hợp nhất tâm Bồ đề của tục đế với chân đế.

    Các cạnh có mặt cắt hình vuông, giống như đao kiếm hay mâu, cạnh chính giữa có cấu tạo giống chiếc dùi nhọn hay châu báu 4 mặt.

    • Chày Kim Cang 3 cạnh thì mang ý nghĩa cho sự chiến thắng “Tam độc” gồm sân, si, tham;  khống chế “Tam thế”  gồm quá khứ, hiện tại, vị lai và “Tam giới” gồm dục giới, vô sắc giới, sắc giới .
    • Chày Kim Cang 5 cạnh càng thông dụng với 5 cạnh phía trên thể hiện trí tuệ của Ngũ Phật, vốn biến cải từ “Ngũ độc” gồm tham lam, cáu giận, ghen ghét, ngu si, ngạo mạn và sự tịnh hóa của “Ngũ uẩn”.
    • Chày 4 cạnh tượng trưng cho “Tứ uẩn” gồm thụ, tưởng, sắc, hành dựa vào “thức” trong “ngũ uẩn”, do cạnh trung tâm đại diện. 5 cạnh ở phía dưới tượng trưng cho 5 yếu tố thuần tịnh đất, lửa, gió, nước, không khí hay ngũ quan.
    • Chày Kim Cang 9 cạnh do một cạnh trục chính với 8 cạnh ngoài hợp thành, tượng trưng cho Kim Cương Trì, Phật Đà ở dưới 8 vị Bồ tát, có trung tâm chính của đàn thành và 8 phương vị chính.

    4 đầu chày của Chày Kim Cang chữ thập thường đại diện cho “Tứ nghiệp” của Mật Tông gồm tăng nghiệp (màu vàng), tức nghiệp (màu đỏ), hoài nghiệp (màu trắng), chu nghiệp (màu xanh lam).

    >> Ý nghĩa sâu xa của Pháp phục trong Phật giáo

    3. Chuông Kim Cang

    phap khi mat tong3

    Bộ Chuông Chày Kim Cang 8 Cạnh Mẫu Đồng Đen, đường kính 8cm 9cm 

    Chuông Kim Cang được xem là Pháp khí âm nhạc phổ biến nhất trong Phật giáo, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa. Mỗi khi âm thanh của chuông vang lên khiến rung động không gian, xua tan ma quỷ, phiền não. Dưới phương diện nghi thức, chuông Kim Cang còn là một cặp với Chày Kim Cang.

    Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp với cán cầm bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình cấu tạo là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại, tạo thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang còn là một cặp với Chày Kim Cang.

    Chuông Kim Cang có 3 phần gồm khuân diện, Chốt Kim Cang và bầu chuông. 3 phần tiêu biểu cho tam giới bao gồm Sắc giới, Dục giới và Vô sắc giới.

    Nền tảng của chuông ở trong rỗng không, có biểu 3 cõi đều nương vào tánh Không. Khi con lắc đánh vào thành chuông, âm thanh phát ra cảnh tỉnh chúng sinh trong ba cõi rằng: “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã”.

    4. Kinh Luân

    phap khi mat tong2

    Kinh Luân bằng vàng, họa tiết bắt mắt

    Kinh Luân là một trong những Pháp khí phổ biến, là một nét văn hóa, thực hành tâm linh Phật giáo Tây Tạng. Vai trò của Kinh Luân là xoa dịu mọi chúng sanh đang đau khổ.

    Kinh Luân lớn nhất ở Tây tạng chứa 100 triệu thần chú Mani. Kinh Luân Tibet-Tech, nhỏ gọn nhưng chứa đựng số lượng thần chú lớn, cụ thể là 1,349,580,000,000 thần chú trong mỗi vòng quay. Kinh Luân Tibet-Tech có khả năng tạo ra vô số niềm an bình, công đức và từ ái vô biên xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sanh.

    Kinh Luân là Pháp khí có nguồn gốc xuất xứ từ thế giới loài Rồng, là những chúng sanh sống trong các đại dương. Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã dạy rằng một lần quay Kinh Luân còn tốt hơn cả nhập thất trong nhiều năm, là một thực hành tâm linh mãnh liệt. 

    Sử dụng Kinh Luân được xem là cách thức dễ dàng nhất để tịnh hóa nghiệp tiêu cực trong quá khứ, mọi nhiễm ô, ác hạnh và những chướng ngại ngăn che chúng ta nhận ra tự tánh của bản thân và vạn pháp. Một số lợi ích khác của Pháp khí Kinh Luân:

    • Chuyển khẩu, ý, thân của hành giả thành khẩu, ý, thân của một vị Phật. Thân của người đó trở thành cõi tịnh độ và chuyển nhà cửa, của cải của hành giả thành cõi tịnh Potala an lạc, quý báu hoặc cảnh giới cao của chư Thiên.
    • Cứu chúng sanh trong khu vực chung quanh Kinh Luân không đọa vào các cõi thấp, chẳng hạn như súc sanh.
    • Tịnh hóa ý, khẩu,thân, khẩu của hành giả, tích lũy lượng công đức bao la cho chính mình, mọi chúng sanh trong vùng.
    • Ngăn chặn những tai họa gây ra bởi các tinh linh, ác ma và chữa lành mọi bệnh tật, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

    III. Pháp khí Mật Tông tại Vật phẩm phật giáo

    Pháp khí Mật Tông là những vật dụng phục vụ cho mục đích thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, các đạo tràng nghiêm trang, làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. 

    Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị phân phối các mặt hàng Pháp khí Phật giáo nhưng số lượng nơi uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng lại không nhiều. Một trong những đơn vị mà các Phật tử, Tăng ni hay những người đang muốn theo Đạo,…có thể lựa chọn để tìm mua các ấn phẩm Phật giáo cao cấp, uy tín, đó là Vật phẩm Phật giáo.

    Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm các ấn phẩm Phật giáo đúng với nhu cầu vì các ấn phẩm tại đây tương đối đa dạng, bao gồm Pháp khí, quần áo Phật tử, đồ thờ cúng, tượng Phật,… được phân phối với mức chi phí phải chăng, phù hợp với đại đa số.

    Để có thêm thông tin chi tiết, xin mời liên hệ qua website: vatphamphatgiao.com hay hotline: 08.6767.1366 của Vật phẩm phật giáo.

    .
    .
    .