Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu để đem lại may mắn, tài lộc?

00 4 2

Tượng Phật Di Lặc đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn đang được khá nhiều Phật tử chọn lựa trong thời gian gần đây. Tượng Phật Di Lặc khi được đặt đúng vị trí sẽ mang lại tài lộc, may mắn, sự thịnh vượng và bình an cho gia đình gia chủ. Tuy nhiên đặt bức tượng Phật Di Lặc ở đâu để vật phẩm có thể phát huy hết giá trị phong thủy học thì không phải ai cũng biết.

Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu để đem lại may mắn, tài lộc ở bài viết sau đây.

Phật Di Lặc là ai? Sự tích Phật Di Lặc như thế nào?

Phật Di Lặc trong tiếng Phạn có tên là Metteyya, Jhampa (Tây Tạng), Milo (Nhật Bản), Từ Thị (Trung Quốc), và mang ý nghĩa là Đấng Từ Bi – người có lòng nhân ái bao la, độ chúng sinh thoát khỏi những tham, sân, si của cõi phàm thế. Theo Đại Nhật kinh sỏ, Từ Thị có nghĩa là chủng tính từ bi. Lòng từ bi này bắt nguồn từ chủng tính Như Lai hay Phật giáo. Trong Tỳ Hỷ của Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc là một vị để tử của Phật Thích ca.

Theo tương truyền khi hóa thân xuống cõi trần gian để độ chúng sinh, Ngài hóa thân vào nhà của một vị Bà La Môn tên là Tu Phạm Na. Ngay từ khi hạ sinh, Ngài đã mang tướng mạo phi thường, đức hạnh toàn vẹn, trí tuệ tinh anh, lớn lên Ngài xuất gia tu hành, đến núi Kê Túc để nhận lãnh Y Bát của Đức Phật, do Tổ Ma Ha Ca Diếp trao lại, rồi Ngài ngồi dưới gốc cây Long Hoa dừng Kim Cang diệt trừ sạch sự vô minh, chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.

6 768x768 1
Tượng Phật Di Lặc Ngồi Ngũ Phúc Gỗ Hương Đá Dài 50-60cm

Từ đây, Ngài bắt đầu thuyết pháp tại Giảng đường Hoa Lâm dưới cây Long Hoa. Kết quả thuyết pháp của ngài đã độ chúng sinh sáng tỏ Phật pháp, chế ngự được tâm tham, sân, si, muộn phiền khổ não trong tâm. Hội thứ nhất độ được 96 người thành A La Hán. Hội thứ hai, độ được 94 người chứng quả A La Hán. Hội thứ ba, độ được 92 người chứng thánh A La Hán. Do vậy, Ngài còn được các thế hệ sau gọi với tên tôn vinh là Long Hoa Tam Hội. Ngài thuyết pháp đến sáu vạn năm, hóa độ vô số chúng sinh thoát khỏi khói mù mịt của ải khổ trần gian, để tu hành giác ngộ lên cõi Niết Bàn.

Vì căn cứ này, Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Việt Nam thường tạc tượng thờ Ngài với vẻ mặt hiền từ rạng rỡ, nụ cười lớn phúc hậu. Bởi Ngài tượng trưng cho nguồn vui viên mãn, biết đủ để hạnh phúc, biết an để tinh tường. Do vậy tượng Ngài Phật Di Lặc được tạc theo hình một ông Phật to lớn, mập mạp, dáng ngồi khoan thai, tự tai, áo phanh ngực và miệng cười rạng ngời.

Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc  

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho đến ngày nay. Hình tượng của Ngài được dựa theo một truyền thuyết ở bên Trung Quốc. Thời Ngũ Đại (907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, khi gặp những đứa trẻ, Ngài cho tụi nó hết. Cho nên, con nít rất thích, cứ bu quanh chơi với Ngài. Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng”. “Bố đại” nghĩa là cái túi vải, “Bố Đại Hòa Thượng” nghĩa là vị Hòa thượng đeo cái túi vải. Vì chỉ chơi với con nít, một số người lớn thấy vậy không ưa Ngài, có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt Ngài. Nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười. Hình như lúc nào Ngài cũng nở nụ cười ở môi. Dù thân tướng mập mạp nhưng Ngài luôn tự tại.

Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ. Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng. Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chẳng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu để đem lại may mắn, tài lộc?

Vì ý nghĩa về phong thủy to lớn, nên tượng Phật Di Lặc có thể đặt tại nhà, tại nơi làm việc hoặc có thể đặt trên xe ô tô. Vậy tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu, ở vị trí nào cho thích hợp.

Đặt tượng theo hướng Tây Bắc

Hướng Tây và hướng Tây Bắc là hướng mặt trời lặn. Điều này tượng trưng cho sự đi đến tận cùng, hoàn tất. Đặt tượng Di Lặc ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà, chính là vị trí tốt nhất để thu hút tài lộc, công danh, thăng quan phát tài. Do đó, việc đặt tượng ở hướng này sẽ giúp cho chủ nhận được nhiều may mắn, thành công trong cuộc sống và có nhiều may mắn trên con đường phát triển sự nghiệp.

Đặt tượng ở theo hướng Đông Nam

Hướng Đông Nam là hướng mặt trời mọc và ánh nắng vào buổi sáng sớm sẽ chiếu theo hướng này. Nó mang ý nghĩa cho sự phát triển, thức dậy của vạn vật, tượng trưng cho sự tràn đầy. Theo phong thủy đặt tượng ở Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam) trong các phòng làm việc, quầy lễ tân sẽ giúp gia chủ thu hút vượng khí, may mắn và tài lộc.

Hoặc cũng có thể đặt tượng Phật Di Lặc trên bàn làm việc, dành cho những ai đang nắm giữ những chức vụ cao hoặc là chính trị gia. Ở vị trí này, Ngài sẽ phù hộ và độ trì cho gia chủ luôn có một tinh thần minh mẫn, tính tình vui vẻ, lạc quan, quan hệ tốt với khách hàng và nhân viên, giúp cho sự nghiệp hanh thông.

tdt dlnn21 5 768x768 1
Tượng Đồng Đức DiLặc Ngồi Nằm Bằng Đồng Cao Cấp 21.5cm

Đặt tượng ở hướng Đông 

Mặt trời mọc ở hướng Đông, là sự khởi đầu của một ngày mới, tràn đầy năng lượng và sức sống. Chính vì vậy, nó mang biểu tượng về sự sinh tồn, vĩnh cửu, vô cùng vô tận.  Nên đặt tượng Đức Phật Di Lặc ở hướng Đông trong nhà, sẽ giúp gia đình bạn luôn hòa thuận, yên vui. Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những lúc cãi vã, mâu thuẫn. Nên ở vị trí này, Ngài sẽ phù hộ cho gia đình, hóa giải mọi rắc rối, gắn kết các thành viên.

Đặt tượng theo cung Sinh Khí

Sinh khí có nghĩa là tạo ra nhiều khí tốt. Cung Sinh Khí thuộc Bát Trạch (4 phương, 8 hướng), thuộc sao Tham Lang, thu hút tài lộc, tiền tài, thăng quan tiến chức. Chính vì vậy, đây là biểu tượng của danh tiếng, may mắn và tài lộc. Nếu đặt tượng Phật Di Lặc theo hướng này, sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn và thành công trong sự nghiệp. Việc đặt tượng trong phòng khách theo cung sinh khí còn mang đến sự thoải mái, thân thiện cho khách đến chơi nhà.

Đặt tượng Phật Cười trên bàn làm việc, bàn học 

Đặt một pho tượng gỗ Di Lặc nho nhỏ trên bàn làm việc hoặc trên bàn học mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Tượng Di Lặc sẽ giúp gia chủ thêm thăng tiến trong sự nghiệp, ngăn chặn được những mâu thuẫn, xung đột.

Đặt tượng Phật Cười trên bàn học sẽ giúp cho tinh thần minh mẫn, gia tăng cảm hứng học tập, tăng khả năng tập trung, sáng tạo.

Đặt tượng Phật Cười trên xe ô tô 

Không gian trên xe ô tô kín, để lâu ngày sẽ xuất hiện những mùi hôi do động cơ, xăng dầu.. Vậy nên, lựa chọn một bức tượng Phật Cười bằng gỗ hương hoặc gỗ bách xanh, với mùi thơm mát dễ chịu sẽ giúp xóa tan những mùi hôi trên xe ô tô.

Hơn nữa, về ý nghĩa phong thủy, tượng phật Di Lặc còn bảo vệ gia chủ trên đường bình an, tránh được những tai nạn, những rắc rối không đáng có trên đường. Đặc biệt là những tài xế lái xe đường dài, hay căng thẳng và mệt mỏi. Một pho tượng Phật Cười sẽ giúp xóa tan đi mệt mỏi, giúp tài xế thư thái hơn.

Địa chỉ mua tượng Phật Di Lặc đẹp, uy tín, chất lượng ở đâu?

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn cách đặt tượng phật Di Lặc đặt ở đâu để mang đến nhiều tài lộc, may mắn. Nếu bạn đang cần mua tượng phật Di Lặc hãy đến với Vật phẩm Phật giáo – trang thương mại điện tử chuyên cung cấp các vật phẩm Phật giáo được sự bảo trợ truyền thông của chư tôn đức và Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn nên ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu thỉnh mua tượng Phật Di Lặc. Đơn vị cung cấp nhiều mẫu tượng tượng Phật Di Lặc khác nhau, với nhiều chất liệu, giá thành phù hợp với mọi nhu cầu và phân khúc khách hàng.

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

  • Hotline: 08.6767.1366

Hà Nội: Chùa Thiên Niên (tức chùa Trích Sài hoặc Thiên Niên tự), số 312 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, quận Tây Hồ.

TP HCM: Chùa Thiền Giác (Thiền Giác tự), số 111, Đường 711, Khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.