Tượng Đạt Ma Tổ Sư

Hiển thị tất cả 20 kết quả

  • show blocks helper
  • Đạt Ma Sư Tổ là một trong những vị Bồ Đề truyền giáo cho chúng sanh thiên hạ, giúp họ tu thành chánh quả và thoát khỏi bể khổ của trần gian. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ các truyền thuyết và sự tích về Ngài. 

    Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Vật Phẩm Phật Giáo xin được giới thiệu tới quý bạn đọc những truyền thuyết phổ biến nhất về Đạt Ma Sư Tổ và những hình tượng Đạt Ma Sư Tổ phổ biến.

    trung tuong phat dat ma su to

    I. Đạt Ma Sư Tổ là ai?

    Theo lịch sử Phật giáo ghi chép lại, Đạt Ma Sư Tổ còn được gọi là Bồ Đề Đạt Ma, dịch nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Giác Pháp. Ngài là người gốc Ấn Độ nhưng trên hành trình tu hành của mình, Ngài đã đặt chân đến đất nước Trung Quốc. Sau đó, trở thành người đặt nền móng cho 2 bộ môn là Thiền học và võ thuật tại đây.

    Đồng thời, Ngài cũng chính là người đã giúp các nhà sư Thiếu Lâm học tập các phương pháp rèn luyện thân thể. Như vậy, có thể nói rằng Ngài cũng đã là người đặt nền móng cho môn võ Thiếu Lâm Tự nổi tiếng bao đời nay.

    Tại Trung Quốc, người ta có 2 truyền thuyết được kể nhiều về Ngài. Còn tại Ấn Độ, người ta tin rằng Ngài là tam thái tử của vị vua Pallava Tamil xứ Kanchipuram. Người dân Nhật Bản thì lại tin rằng Ngài đến từ đất nước Ba Tư. Tuy nhiên, truyền thuyết của người Trung Hoa vẫn được xem là truyền thuyết được lưu truyền và coi là đáng tin cậy nhất.

    II. Truyền thuyết về Đạt Ma Sư Tổ

    trung tuong phat dat ma su to

    Mẫu tượng Đạt Ma Sư Tổ 

    Theo truyền thuyết truyền từ bao đời của người Hoa, Đạt Ma Sư Tổ có nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – đất nước Ấn Độ. Ngài đặt chân đến Trung Quốc vào triều Lưu Tống. Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết lại nói Ngài đến Trung Quốc vào triều Lương.

    1. Cuộc gặp giữa Đạt Ma Sư Tổ và vị tổ thứ 27 diễn ra như thế nào?

    Một trong những truyền thuyết được nhiều người biết đến nhất về Đạt Ma Sư Tổ là về sự xuất hiện của Ngài và giải thích tại sao Ngài lại trở thành ông tổ đời thứ 28 của Phật giáo. Nguyên nhân chính là khi Ngài đến gặp vị tổ thứ 27 của Nhà Phật và bàn luận về chữ “Tâm”.

    Sau cuộc trò chuyện, vị tổ sư thứ 27 của Phật giáo đã dành rất nhiều lời khuyên chân tình cho Đạt Ma Sư Tổ. Đó cũng chính là lúc Ngài có tên gọi Bồ Đề Đạt Ma – hay còn gọi là Đạt Ma Sư Tổ. Kể từ thời điểm đó, Ngài chăm chỉ tìm tòi, học hỏi để thấu hết giáo lý Phật Pháp.

    Sau cùng, Ngài được vị tổ thứ 27 lựa chọn làm người kế thừa và chính thức trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo. Cũng chính nhờ người này mà Đạt Ma Sư Tổ mới phát nguyện xuất dương để truyền bá Phật Pháp, nhờ đó giúp chúng sanh giác ngộ Phật pháp.

    2. Đạt Ma Sư Tổ gặp vua Lương Vũ như thế nào?

    Một truyền thuyết khác về Đạt Ma Sư Tổ cũng phổ biến không thua gì truyền thuyết về cuộc gặp gỡ giữa Ngài với vị tổ thứ 27 là truyền thuyết về cuộc gặp gỡ giữa Ngài và vua Lương Vũ.

    Truyền thuyết kể lại rằng, vua Lương Vũ vốn dĩ là người sùng đạo, thường coi việc xây dựng chùa đền là hành động để tích đức. Tuy nhiên, khi nhà vua gặp Đạt Ma Sư Tổ để hỏi rằng vua đã tích được bao nhiêu công đức rồi, thì Ngài lại một mức trả lời rằng nhà vua không hề có công đức.

    Đồng thời, Đạt Ma Sư Tổ cũng đã giảng giải cho nhà vua về đạo Phật và như thế nào là tích công đức. Nhưng nhà vua không chịu lĩnh ngộ, mà lại sai người tiễn Ngài đi.

    Chính vì điều này mà Đạt Ma Sư Tổ đã băng thẳng qua sông Bắc Hải, qua nước Ngụy rồi lên núi Trung Sơn mà không ở lại truyền đạo nữa. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quá hải cũng là bắt nguồn từ truyền thuyết này.

    III. Những hình tượng phổ biến của Đạt Ma Sư Tổ

    trung tuong phat dat ma su to

    Tượng phật Đạt Ma Sư Tổ được làm bằng đồng 

    1. Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ cùng với một chiếc giày

    Có thể nói, hình tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày là hình tượng nổi tiếng nhất. Theo truyền thuyết kể lại rằng, có một vị tăng khi đang hành hương ở Ấn Độ thì gặp Bồ Đề Đạt Ma trên núi Hùng Nhĩ, tay cầm một chiếc giày và đang trở về Ấn Độ. Điều đáng nói là lúc này, Bồ Đề Đạt Mã đã viên tịch được khoảng 3 tháng.

    Khi tới Trung Quốc, vị tăng này mở áo quan của Ngài ra thì lại không thấy bất kỳ thứ gì trong đó chỉ sót lại một chiếc dép. Nhưng thông qua hình tượng của Đạt Ma Sư Tổ và chiếc giày, người đời học được rằng: Đời người khi mất đi thì cũng chỉ là cát bụi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ mang theo chiếc giày khi tịch viên chính là biểu trưng cho sự giác ngộ.

    Ngoài ra, chiếc giày chính là tượng trưng cho mộ phần của con người, là lưu dấu của con người sau khi chết đi. Tuy nhiên, những dấu vết đó rồi cũng tùy duyên mà hiện hữu hay là tuyệt diệt.

    Còn chiếc giày được Ngài mang về cõi Tây thiên thì là sự giác ngộ của Ngài. Như vậy, hình tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày ngụ ý rằng: Con người muốn được giải thoát thì cần phải loại bỏ hoàn toàn các thói tham – sân – si, không vấn vương trần thế thì mới có thể về được cõi Tây thiên.

    2. Đạt Ma Sư Tổ quá hải

    Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ quá hải là hình tượng có nguồn gốc từ truyền thuyết cuộc gặp với Lương Vũ Đế. Bởi vì không thể giác ngộ được Lương Vũ Đế, Ngài chỉ bèn lấy một nhánh cỏ và lấy đó làm thành cây cầu để bước qua sông Trường Giang.

    Hình ảnh này mang ngụ ý nhắc nhở con người phải có ý chí kiên định nếu muốn được giác ngộ. Chỉ cần con người có ý chí kiên định cùng với tinh thần phấn đấu mạnh mẽ, biết cách vượt qua mọi khó khăn gian khổ thì có thể sẽ đạt được thành công.

    Đối với việc tu hành cũng tương tự như thế, chỉ cần bạn luôn kiên định, một lòng tu hành thì ắt sẽ được công nhận công đức và tu thành chánh quả.

    3. Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền

    Đây là hình tượng gắn liền với câu chuyện Đạt Ma Sư Tổ đã truyền bá các thế võ cho sư chùa Thiếu Lâm. Không giống với những vị Phật, Bồ Tát khác, Ngài không mang sắc thái hiền từ, trang nghiêm. Trên gương mặt của Ngài lúc nào cũng có tinh thần chiến đấu lẫm liệt, mạnh mẽ.

    Khi tu hành ở chùa Thiếu Lâm, Ngài đã sáng lập ra bộ môn này với mục đích là để tự vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân và chống thú giữ. Sau này, bộ môn đó phát triển thành võ công Thiếu Lâm Tự nổi tiếng khắp nơi.

    Từ hình ảnh này của Đạt Ma Sư Tổ, ta có thể thấy được nét đẹp mạnh mẽ cùng ý chí kiên cường của Ngài.

    4. Đạt Ma Sư Tổ khất thực

    Đây là một trong những hình ảnh rất phổ biến đối với Phật giáo. Bởi vì khất thực là hoạt động mà hầu hết người tu hành nào cũng phải thực hiện để giác ngộ chân lý cũng như sớm tu thành chánh quả.

    Hình ảnh này mang ngụ ý nhắc nhở những người tu hành cần kiên nhẫn, kiên định với mọi cám dỗ trên cuộc đời này, phải biết tu tâm dưỡng tính, một lòng tu hành thì mới đạt được thành chánh quả. Đặc biệt, không nên vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến giá trị của bản thân và kết quả tu hành.

    5. Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền

    Bên cạnh hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày thì Đạt Ma Sư Tổ quá hải thì hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền cũng là hình tượng rất bình thường của Ngài.

    Tuy nhiên, hình tượng này vẫn gắn liền với truyền thuyết về cuộc gặp gỡ lần trước của Ngài với vua Lương Vũ. Sau khi không thể truyền đạo cho nhà vua, Ngài liền lên núi Trung Sơn, quay mặt vào vách núi và tọa thiền trong vòng 9 năm liên tục. Việc ngồi thiền lâu như vậy là đại diện cho ý chí giữ đạo mạnh mẽ của Ngài.

    Chính vì vậy, hình tượng Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền cũng chính là tượng trưng cho tinh thần giữ đạo, truyền đạo không ngừng và sự khao khát tìm người kế thừa chân chính của Ngài.

    6. Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng

    Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng tượng trưng cho sự vững vàng và kiên định với bản thân. Đồng thời, đây cũng là hình tượng để nhắc nhở con người cần biết vững tâm, vượt qua được cám dỗ như: tiền tài, danh lợi, dục lạc…

    Đạt Ma Sư Tổ đứng dưới gốc tùng chính là sự tĩnh tâm. Tâm luôn sáng thì mới có thể tu hành và sớm ngày tu thành chánh quả. Bởi khi tâm tĩnh thì bạn mới thấy được hạnh phúc và sự bình an của cuộc đời.

    IV. Hướng dẫn cách đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà đúng phong thủy

    trung tuong phat dat ma su to

    Mẫu tượng Đạt Ma Sư Tổ đứng, mạ vàng

    1. Hướng dẫn đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng khách

    Một trong những vị trí phù hợp nhất để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ đó là đặt ở trong phòng khách. Đây là vị trí vừa trang trọng, vừa sáng sủa lại dễ chiêm ngưỡng và vừa làm tăng thẩm mỹ cho không gian phòng khách.

    Ngoài ra, phòng khách còn là nơi đón khách, tiếp nhận nhiều nguồn năng lượng khác nhau. Do vậy, khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ ở vị trí này, gia chủ sẽ ngăn chặn được các nguồn năng lượng xấu và nhờ đó mà tránh được uế khí cho cả gia đình.

    Hướng đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ phù hợp nhất ở phòng khách đó chính là quay tượng vào hướng có năng lượng không tốt hoặc hướng xấu, gây ảnh hưởng đến tài lộc hoặc bình an của gia chủ. Về vị trí đặt tượng, tốt nhất bạn nên đặt ở trên cao, có thể là đặt ở bàn, tủ hoặc kệ. Tuyệt đối không đặt tượng ở dưới mặt đất để tránh làm ô uế tượng.

    2. Hướng dẫn đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng làm việc

    Nơi tiếp theo thích hợp để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ đó là ở phòng làm việc. Bởi vì người ta tin rằng, khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng làm việc thì gia chủ sẽ nhận được năng lượng may mắn, kiên định của Ngài để tiếp tục theo đuổi công việc.

    Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ dưới gốc tùng và Đạt Ma Sư Tổ quẩy giày là hai hình tượng rất được ưa chuộng để đặt vào bàn làm việc. Những hình tượng này không chỉ truyền cảm hứng, mà còn giúp bạn tránh được hạn thị phi hay những chiêu trò tiểu nhân. Để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ hút được nhiều nguồn năng lượng tốt nhất, bạn nên đặt tượng ở hướng cửa ra vào.

    3. Hướng dẫn Đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trên xe

    Không gian thứ 3 thích hợp để đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ là đặt ở trên xe ô tô. Nhiều người có quan niệm rằng, khi đặt tượng của các vị Thánh, Thần, Phật… trên ô tô thì sẽ gặp nhiều may mắn, bình an và tránh được các tai nạn không đáng có khi di chuyển. Chính vì vậy mà nhiều người thường chọn đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trên taplo xe ô tô.

    V. Những điều cần ghi nhớ khi thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ về nhà

    trung tuong phat dat ma su to

    Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ

    Sau đây là một vài điều mà bạn cần tránh sau khi đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà:

    • Tuyệt đối không được đặt tượng trực tiếp xuống sàn nhà hay những nơi không sạch sẽ, tối tăm… như phòng bếp, phòng ngủ, dưới gầm cầu thang. Bởi đây là những vị trí thiếu tính tôn nghiêm, trang trọng.
    • Không hướng mặt tượng vào những nơi phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh… sẽ được coi là thiếu sự tôn kính dành cho Ngài.
    • Cũng không nên đặt tượng ở vị trí quá gần cửa ra vào, nhiều người qua lại. Bởi nếu làm như vậy sẽ có thể gây ra tình trạng va đập, làm rơi, đổ… hỏng tượng. Đồng thời điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của bức tượng.

    Trên đây là tất cả thông tin về bài viết về Tượng phật Đạt Ma Sư Tổ. Nếu quý khách hàng muốn mua sản phẩm Tượng phật Đạt Ma Sư Tổ hay các mặt hành phong thủy, tâm linh có chất lượng cao giá thành rẻ thì vui lòng liên hệ với Vật Phẩm Phật Giáo qua địa chỉ Webiste: vatphamphatgiao.com hoặc số Hotline: 08.6767.1366 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn. 

    .
    .
    .