Hiển thị tất cả 2 kết quả

  • show blocks helper
  • Khác với Pháp phục, áo cà sa không chỉ đơn thuần là một mảnh vải che thân, mà còn là biểu tượng của đạo pháp, nhà tu hành và cho những điều thiêng liêng, trân quý nhất. Nhắc đến áo cà sa không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của nó. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề trên thì bài viết sau đây của Vật phẩm Phật giáo dành cho bạn.

    I. Nguồn gốc của chiếc áo cà sa

    Cà sa là tên gọi chung dành cho các loại y phục của Phật tử xuất gia. Sở dĩ có sự khác biệt giữa các tông môn và chiếc y cà sa vì hệ phái Phật giáo còn tùy thuộc vào  môi trường, tự nhiên, khí hậu, tập quán, phong tục,… thuộc khu vực khác nhau, nên chiếc y cà sa cũng có sự biến tấu sao cho phù hợp. 

    Theo Luật tạng ban đầu, chiếc y cà sa do đức Phật chế, Tăng đoàn của Phật y áo không có sự khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Do đó, vua Tần-bà-sa-la (Bimfbisara) của nước Ma-kiệt-đà[i] (Magadha), một đệ tử của đức Phật, đã kiến nghị với đức Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Bấy giờ, đức Phật cùng người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà[ii] (Ànanda) đang du hành phương Nam thuyết giảng, trên đường đi Phật thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những đoạn bờ thẳng tăm tắp, nên đã bảo A-nan-đà dựa trên hình mẫu đó mà may áo cho Tăng đoàn. Do đó, chiếc áo cà-sa còn được gọi là cát triệt y trong kinh sách tiếng Hán, điền tướng y tức là áo hình thửa ruộng.

    Mẫu áo cà sa đỏ viền vàng, trang nhã, tôn nghiêm

    Nguồn gốc của áo cà sa còn được giải thích theo một hướng khác. Xưa kia, dựa theo truyền thống của Phật giáo, các nhà sư phải tự đi nhặt những tấm khăn, vải vụn liệm người chết vứt bỏ đi, rồi đem về tự nhuộm màu, chắp nối và may lấy để mặc. Ngày nay, các tu sĩ ở một số tu viện ở Mianma hay Srilanka vẫn còn giữ lấy truyền thống đó. Điều đó cho thấy chiếc áo cà sa còn tượng trưng cho sự khiêm tốn, đơn sơ, đồng thời nhắc nhở các nhà tu hành Phật giáo về tấm thân vô thường của họ tại thế gian.

    >> Tổng quan về quần áo của Phật tử cư sĩ nam

    II. Ý nghĩa của áo cà sa trong Phật giáo

    Mẫu áo cà sa tông nâu, viền vàng tối giản

    Dựa theo ý nghĩa vật chất, áo cà sa được may bằng cách ráp nối các mảnh vải vụn lượm nhặt lại với nhau, góp phần tận dụng, tiết kiệm và có thể thay bất cứ mảnh vải nào khi rách. Khi nhận vật phẩm cúng dường từ Phật tử, tùy vào mảnh vải lớn hay nhỏ nhưng đều sử dụng được, nhằm tránh lãng phí. 

    Đó cũng là sự đúc kết kinh nghiệm cho các hành giả tu lâu năm trong các tu viện phải tự lo lượm vải khâu may y phục cho mình, thể hiện sự khiêm nhường, giản dị của chiếc cà sa. Chủ trương của tăng đoàn là không có giáo sản, chỉ sống bằng sự bố thí của tín chủ nên không đòi hỏi, sẵn sàng sử dụng những gì được phật tử dâng cúng.

    Chiếc áo cà sa khoác lên người cũng để tự kiểm chứng bản thân mình, luôn giữ giới, nhắc nhở họ không được sát sinh, tà dâm, sân si, bám víu, trộm cắp,…từ đó mang đến sự an lạc, phát lộ lòng từ bi.

    Ngoài ra, áo cà sa còn giúp tăng trưởng trong tâm thức sự tinh tấn, sức mạnh, lòng can đảm và trí tuệ để vượt qua những chướng duyên trên con đường tu tập.

    Mẫu cà sa thiết kế trang nhã, mang đến sự tôn nghiêm cho người mặc

    Do được làm từ nhiều mảnh vải vụn may với nhau, áo cà sa còn là biểu tượng cho con đường tu tập hướng đến giác ngộ có nhiều giai đoạn, thứ lớp, cũng như đức Phật đã trải qua vô lượng kỳ kiếp để đạt đến chứng quả Bồ đề. 

    Các vị cao tăng, tăng ni, thạc đức thì mặc đại y đến 25 điều do các vị đã tích lũy được nhiều công đức còn những vị mới thụ giới thì chỉ mặc đại y 9 điều.

    Bộ y cà sa mang trên người tăng đoàn như một sự nhắc nhở phải luôn nhớ đến công ơn sâu dày của đàn tín. Ngoài ra, cũng nhắc nhở các nhà tu hành được thụ thí từ sự cúng dường của phật tử để an tâm, thanh thản lo tu học đó là nhờ công lao khó nhọc biết bao người. Do đó, mỗi kỳ kheo phải luôn niệm tưởng, làm sao cho xứng đáng với công ơn đó.

    Ngoài ra, chiếc y cà sa còn mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho sự linh thiêng, nhiệm màu. Hàng phật tử xuất gia khi đủ hạnh duyên được khoác lên người chiếc y cà sa sẽ có thêm sức mạnh để ngăn ngừa những đoạn trừ, tội lỗi, phiền não, khiến cho những điều xấu không thể xâm nhập. Hơn nữa, chiếc áo cà sa cũng nhắc nhở các tu sĩ không sân si, sa vào cám dỗ, từ đó nảy sinh nhiều điều thiện và tư bi.

    Chiếc áo cà sa mang đậm giá trị truyền thống, ý nghĩa cao cả trong Phật Giáo

    Trong Phật giáo, áo cà sa còn mang giá trị truyền thống ý nghĩa, đó là truyền thống trao truyền y bát, tức áo cà sa và bình bát đựng phẩm vật. Người được thụ nhận y bát và áo cà sa sẽ là người kế tục sự nghiệp lãnh đạo tăng đoàn của đức Phật. Truyền thống trên xuất phát và được phổ biến trong Phật giáo Thiền tông. 

    Trải qua thời gian và không gian, áo cà sa đã có những thay đổi để phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện môi trường, khí hậu ở mỗi vùng đất nhưng không làm thay đổi những giá trị biểu trưng, những hình tượng tiêu biểu của đạo Phật. Chiếc áo cà sa vẫn giữ được truyền thống, phong cách phong cách hàng ngàn năm của Phật giáo, từ những tục lệ xa xưa của Phật giáo Nam tông đến những cải cách về hình thức của Phật giáo Bắc tông.

    >> Ý nghĩa của áo tràng/áo hải thanh Phật tử

    III. Áo cà sa tại Vật phẩm phật giáo

    Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phân phối áo cà sa trên thị trường nhưng để tìm nơi uy tín thì rất khó. Nếu các Phật tử, tăng ni muốn tìm mua áo cà sa chất lượng hay các ấn phẩm Phật giáo như Pháp khí, tượng Phật, Pháp phục,…có thể đến với Vật phẩm Phật giáo – một trong những thương hiệu phân phối ấn phẩm Phật giáo uy tín bậc nhất hiện nay.

    Để được hỗ trợ và tư vấn tận tình, bạn có thể liên hệ với nhân viên của Vật phẩm phật giáo thông qua hotline: 08.6767.1366 hay website: vatphamphatgiao.com. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cơ sở tại địa chỉ: Lầu 44, Landmark 81, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

    .
    .
    .