Hiển thị tất cả 28 kết quả

  • show blocks helper
  • Tọa cụ – Bồ đoàn – đệm ngồi thiền là 3 vật dụng được sử dụng phổ biến trong Phật giáo, mỗi vật sẽ có công dụng và ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu và thường nhầm lẫn công dụng giữa 3 vật dụng trên với nhau. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Tọa cụ – Bồ đoàn – đệm ngồi thiền thì hãy theo dõi bài viết sau của Vật Phẩm Phật Giáo.

    toa cu bo doan dem ngoi thien

    I. Bồ đoàn và Tọa cụ khác nhau như thế nào?

    Tọa cụ được dịch nghĩa là chữ “niṣidana” hay niṣadana thuộc Sanskrit, mang nghĩa tấm vải nhỏ của nhà sư mang theo bên mình, dùng để trải nằm, ngồi khi cần thiết. Nghĩa trên cũng tương tự như từ “Pali”, hay được phiên âm là ni-sư-đàn hoặc ni-sư-đãn-na. Công dụng là để lót ngồi, nên một số nơi còn dịch là “tùy tọa y”, tức tấm vải mang theo để ngồi. Ngoài ra, một số nơi còn gọi là “tọa ngọa cụ” vì nó cũng được dùng để nằm nghỉ.

    Tọa cụ là một trong 6 vật dụng tùy thân mà một vị Tỳ-kheo sở hữu. Do đó, các Tỳ-kheo thường mang Tọa cụ theo bên mình để lót nơi đảnh lễ các vị tôn đức.

    Bồ đoàn là một danh từ kép kết hợp giữa 2 thành tố gồm đoàn là tròn, bồ là cỏ bồ. Người xưa hay dùng đệm do cỏ bồ lại theo dạng hình tròn, dùng cho việc ngồi thiền, tụng kinh hay lễ Phật. Bồ đoàn còn được xem là một hình thức khác của Tọa cụ, vì trong Luật hệ Pali hay Sanskrit, quý Thầy không dùng từ gốc của nó. Ngoài ra, Luật Tạng cũng quy định một số vật dụng nhu yếu cho một vị Tỳ-kheo chỉ là Tọa cụ chứ không phải Bồ đoàn.

    toa cu bo doan dem ngoi thien 1

    Bồ đoàn

    Cụ thể, trong 45 bài kệ của Tỳ-Ni Nhật Dụng Thiết Yếu và 37 câu chú nguyện trong Luật Nghi Khất Sĩ cũng không đề cập đến Bồ đoàn, thay vào đó là Tọa cụ ni-sư-đàn. 

    Trong Kinh Phật, có thể thấy cuộc đời hành đạo của đức Phật, chư vị Thánh Tăng hoàn toàn không dùng Bồ đoàn mà thay vào đó là Tọa cụ. Trước khi đức Phật thành đạt quả vị tối thượng chánh đẳng chánh giác, Ngài cũng chỉ ngồi thiền trên nắm cỏ Kusa do Svastika cúng dường đức Thế Tôn. Do đó, có thể nói Bồ đoàn là biến thể của Tọa cụ.

    >> Ý nghĩa sâu xa của Pháp phục trong Phật giáo

    II. Cách thức làm ra Bồ đoàn và Tọa cụ

    Để làm ra được Tọa cụ, Phật tử cần tuân thủ theo các bước sau đây:

    • Chọn lựa màu sắc của Tọa cụ phải trùng với màu của tam y của nhà Sư đang bận, tiêu biểu là màu vàng hoại sắc. 
    • Theo quy định của một số bộ luật, chiều dài của Tọa cụ là “tứ xích bát thốn”, tương đương bốn thước tám tấc của Trung Quốc, gần một mét Việt Nam. Cụ thể, bề rộng là “tam xích lục thốn”, tức ba thước 6 tấc Trung Quốc, tương đương gần 7 tấc Việt Nam.
    • Nếu Tọa cụ bị hư phải lấy một miếng có kích cỡ ngang bằng gang tay may lên Tọa cụ mới, không được dùng các loại tơ tằm lụa để may Tọa cụ.

    Ngày nay, Tọa cụ cũng ít được sử dụng vì đa phần các thầy đều là cư sĩ, nên Tọa cụ cũng dần được biến thể, may gần như hình vuông, được nhận lãnh khi thọ đại giới.

    toa cu bo doan dem ngoi thien 3

    Bồ đoàn họa tiết hoa sen màu nâu tối giản, tinh tế

    Còn Bồ đoàn được thực hiện tương đối đơn giản, được nhồi vải vụn hay bông gòn vô một bọc tròn đã may sẵn, bọc thêm một lớp vải phía ngoài, có thể tháo ra giặt sạch khi cần thiết.

    Nếu chế tác Bồ đoàn, bạn không nên làm quá nhỏ và lớn hơn một chút, không quá cứng hay quá cao để 2 xương mông và hai xương đùi có thể đặt trọn vẹn khi ngồi thiền. Nếu làm quá nhỏ hay quá cứng thì khi ngồi thiền trọng lượng toàn thân không đặt trọn trên Bồ đoàn, khiến người ngồi khó ngồi thẳng với khoảng thời gian lâu.

    >> Ý nghĩa ẩn sau Pháp khí Mật Tông trong Phật giáo

    III. Cách thức sử dụng Tọa cụ và Bồ đoàn

    1. Quy tắc dùng Bồ đoàn để ngồi thiền trong Phật giáo

    toa cu bo doan dem ngoi thien 4

    Bồ đoàn vải xám với họa tiết hoa sen nâu chính giữa

    Trong Phật giáo, Bồ đoàn thường được dùng để lễ bái và ngồi thiền. Khi ngồi thiền, người ngồi cần phải ngồi đúng, thẳng người, không được nghiêng, hai mắt khép lại, thở đều, đầu lưng thẳng đứng, bàn chân phải gác lên trên bàn chân trái.

    Mục đích của việc ngồi thiền là buộc cho tâm ở một chỗ, tham cứu chơn lý, tập trung ý niệm, khiến tâm không ngăn ngại, góp phần phát sanh trí tuệ, thấu suốt được pháp tánh, giải thoát tự tại.

    Do đó, yêu cầu của việc ngồi thiền trong Phật giáo là khiến cho 3 nghiệp thanh tịnh: miệng không nói chuyện, thân ngồi thẳng, ý tập trung không tưởng. Việc duy trì chiếu kinh văn, tu tập như thế lâu ngày sẽ giúp thông suốt, triệt ngộ nguồn tâm với biển trí chơn tâm của Phật.

    Phương pháp dùng Bồ đoàn để hành lễ trong Phật giáo cũng bất đồng như Liên Hoa bộ, Kim Cang bộ, Phật bộ đều có phương pháp riêng, mỗi người phải có đích thân người Thầy truyền thụ.

    2. Sử dụng Bồ đoàn, Tọa cụ trong tín bái lễ Phật

    toa cu bo doan dem ngoi thien2

    Cận cảnh đường nét thêu hoa sen trên Bộ đoàn

    Trước khi tín chúng đi vào chánh điện lễ Phật, nhất định phải có tâm thành kính đối với Tam bảo và cần tuân theo quy tắc sử dụng Bồ đoàn. Ngoài ra, trên đại điện trước bàn thờ Phật có để 3 cái Bồ đoàn, cái chính giữa trong đó dành cho các vị Đại pháp sư, Phương trượng Trụ trì,…nên không được tự tiện lễ bái tại đó, thay vào đó nên chọn 2 Bồ đoàn còn lại, nam bên trái và nữ bên phải.

    Phương pháp lễ bái với thế tục không giống nhau, người lễ bái cần đứng ngay ngắn chắp tay, khép mắt quán tưởng, thu nhiếp nhân tâm, tay phải áp xuống giữa Bồ đoàn, tay trái bất động 2 chân tuần tự quỳ xuống và đặt tay trái lên Bồ đoàn. Sau đó, 2 tay duỗi thẳng ra phía trước cự ly 2 tay cách nhau khoảng 2 tấc. Từ từ cúi đầu xuống giữa 2 cánh tay, 2 bàn tay lật ngửa giống như đang nâng chân Phật.

    Sau khi lạy xong, 2 lòng bàn tay co lật úp lại, hướng vào trong, đảnh đầu từ từ rời khỏi Bồ đoàn, tay trái dở lên để ngay ngực, hai đầu gối nhấc khỏi đất, tay phải chống chân, đứng dậy chắp tay ngay ngực tương tự như tư thế ban đầu. Tùy theo tâm nguyện, số lần lễ Phật có thể là 3, 6, 9,12 lạy,…

    Trên đây là những thông tin mà Vật Phẩm Phật Giáo mang đến cũng như giúp bạn hiểu hơn về Tọa cụ – Bồ đoàn – đệm ngồi thiền, 3 vật dụng phổ biến trong Phật giáo.

    Để tìm mua các sản phẩm Phật giáo chất lượng, bạn có thể chọn Vật Phẩm Phật Giáo – đơn vị chuyên phân phối các mặt hàng cao cấp, uy tín bậc nhất trên thị trường như quần áo Phật tử, đồ thờ cúng, tượng Phật, pháp khí,…đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các sư Thầy, quý Cô, quý Phật tử.

    Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ Vật Phẩm Phật Giáo thông qua website: vatphamphatgiao.com hay hotline: 08.6767.1366 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

    .
    .
    .