Hiển thị tất cả 30 kết quả

  • show blocks helper
  • Pháp phục là trang phục dành cho tất cả người con Đức Phật. Khi khoác lên mình bộ pháp phục thì dù là Phật tử đã xuất gia hay đang tu tập tại nhà đều mang trên vai trọng trách cao cả, đó chính ánh sáng Phật pháp. Vậy quần áo của Phật tử cư sĩ nam được may từ chất liệu gì và ý nghĩa mà nó mang lại? Hãy cùng Vật phẩm Phật giáo giải đáp các thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

    quan ao cu si nam 4

    I. Quần áo Phật tử cư sĩ nam là gì?

    Quần áo của người Phật tử còn được biết đến với tên gọi khác là pháp phục. Loại trang phục này thường được Phật tử lựa chọn để mặc khi đi lễ chùa, dâng hương hay cúng bái nhằm thể hiện sự kính trọng, lòng tôn nghiêm và sự trang nhã. Đặc biệt, y phục cũng được xem như là bước đầu tiên đối với những người một lòng hướng về Đức Phật, có duyên và muốn tu học Phật pháp để trở người con Đức Phật. 

    Những trang phục này còn không chỉ xuất hiện trong những dịp trang trọng mà còn được Phật tử mặc để sinh hoạt trong các ngày thường. Mỗi người Phật tử khi khoác lên mình bộ quần áo trang nhã nhà Phật đều thể hiện được đức tính giản dị cùng tấm lòng thành kính, luôn tin tưởng vào những điều Phật răn dạy.

    >> Ý nghĩa của áo tràng/áo hải thanh Phật tử

    II. Ý nghĩa quần áo Phật tử cư sĩ nam trang nhã 

    Pháp phục có đa dạng màu sắc từ áo lam, áo tràng, áo nâu… nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là luôn nhã nhặn, kín đáo và đem đến cảm giác thoải mái dễ chịu cho người Phật tử.

    Thực ra, chiếc áo của cư sĩ còn có ý nghĩa sâu xa là thể hiện sự bình đẳng. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều hướng thiện, không có sự phân biệt giàu nghèo, đều đến với nhau bằng một tấm lòng chân thành không phân biệt địa vị cao thấp.

    Bên cạnh đó, người Phật tử khi mặc pháp phục trang nhã này sẽ có được niềm vui và tự hào của người con Đức Phật, sự tự tin, hoan hỷ và an lạc. Tuy nhiên đó cũng là một trách nhiệm lớn lao khi các cư sĩ phải giữ được sự yên vui, tâm thanh tịnh và làm sao cho xứng đáng với bộ quần áo này.

    Pháp phục còn là lời nhắc nhở đối với Phật tử phải luôn hướng tới những lời dạy sâu sắc của Đức Phật, biểu pháp cho chúng sanh hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống.

    quan ao cu si nam 2

    Pháp phục của Phật tử cư sĩ nam thể hiện được sự nhã nhặn, kín đáo

    >> Ý nghĩa và nguồn gốc của chiếc áo cà sa trong Phật giáo

    III. Một số loại vải may quần áo Phật tử cư sĩ nam

    1. Vải kate silk

    Vải kate silk có khả năng chống nhăn rất tốt do được dệt hoàn toàn từ PE. Đây là loại vải rất được ưa chuộng để may pháp phục. Mỗi loại vải đều có những điểm mạnh và khuyết điểm khác nhau, chính vì thế chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn được loại vải phù hợp với bản thân.

    – Ưu điểm:

    • Từng sớ vải kate silk đều mềm, mỏng và mát nên khi mặc vào sẽ đem đến cảm giác dễ chịu.
    • Người mua có rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc với hơn 50 màu, phù hợp với mọi đối tượng.
    • Loại vải này rất phù hợp để in hoặc thêu logo của trường học, công ty, hay dễ dàng in slogan.
    • Do có khả năng chống nhăn nên có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt ủi rất nhiều.
    • Vải kate silk có thể chịu ở nhiệt độ cao khá tốt nên khi ủi hiếm xảy ra các vấn đề cháy hay co rút.
    • Độ giữ màu của vải rất tốt, màu khó bị phai dù trải qua thời gian dài giặt bằng máy.
    • Sở hữu độ chống kéo dãn khá tốt so với các loại vải khác nên giúp giữ được form lâu hơn,
    • Giá thành tương đối rẻ phù hợp với kinh phí của nhiều đối tượng.

    – Nhược điểm:

    • Vì được làm từ 100% PE nên khả năng thấm hút mồ hôi còn hạn chế.
    • Đối với các loại trang phục đòi hỏi phải có form dáng cứng cáp, vải không thể đáp ứng được do có độ rũ nhất định.

    quan ao cu si nam

    Các loại vải được sử dụng để may pháp phục đều đem lại cảm giác thoải mái cho Phật tử

    2. Vải tole

    Vải tole được biết đến là loại vải có độ thoáng mát cao chính vì vậy loại vải này rất được ưa chuộng để may những trang phục  mặc trong những ngày vào thời tiết mùa hè nóng nực.

    – Ưu điểm:

    • Lành tính với mọi làn da: bề mặt vải mềm mịn, các loại vật liệu làm nên làm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sẽ không gây kích ứng cho da.
    • Độ hút ẩm cao: do đặc tính mỏng nhẹ, tạo cảm giác thoáng mát nên cũng giúp tăng khả năng hút ẩm cùng độ co giãn. Chính vì vậy, loại vải này rất thích hợp để may pháp phục ở những nơi có khí hậu ẩm thấp như nước ta.
    • Dễ giặt giũ: Vải khó bị nhăn nên giúp bạn tránh được việc tốn thời gian trong khâu giặt ủi và làm sạch. Độ dày của vải vừa phải phù hợp để mặc ở mọi loại thời tiết.

    3. Vải kate cotton

    Việc có thêm thành phần cotton sẽ giúp loại vải này tăng thêm khả năng hút ẩm nhanh chóng đem đến trải nghiệm dễ chịu khi mặc. Bên cạnh đó, các đường vân sọc trắng nhỏ tạo nên sự khác biệt ở loại vải này so với các loại khác.

    – Ưu điểm:

    • Do có được làm từ sợi cotton nên vải có độ thấm hút tốt, tạo cảm giác thoáng mát.
    • Giúp tiết kiệm thời gian giặt giũ cho bạn do vải có khả năng chống co rút và khó phai màu.
    • Bề mặt của vải đem đến cảm giác phẳng, mịn, mỏng và thoáng khí cho người mặc
    • Vải được đánh giá là bền và dễ ủi.
    • Do được dệt từ các loại vật liệu không chứa chất gây kích ứng nên an toàn với đa số làn da. 

    – Nhược điểm:

    • Bạn phải tốn khá nhiều thời gian vào việc bảo quản và là ủi vì vải rất dễ bị nhăn.
    • Vải có khả năng co giãn thấp, đối với các loại vải kate có chất lượng thì giá cả khá cao không phù hợp với nhiều đối tượng.

    quan ao cu si nam 1

    Bộ quần áo Phật tử cư sĩ nam màu xanh đen với chất vải chống nhăn

    4. Vải đũi thun

    Do loại vải này không có độ chống nhăn nên trong quá trình sử dụng rất khó để giữ pháp phục thẳng. Tuy nhiên vải đũi thun cóc một nét đẹp riêng giúp tăng thêm nét dịu dàng và vẻ đẹp thanh nhã cho quần áo của cư sĩ Phật tử.

    – Ưu điểm:

    • Với kết cấu nhiều khoảng hở tạo chỗ trống để không khí dễ luồng vào, vải đũi thun tạo nên cảm giác mềm mịn, thoáng mát và tránh được tình trạng khó chịu, nóng bức cho người mặc
    • Tạo cảm giác an toàn cho bạn đặc biệt là vào những ngày mùa đông do không có khả năng tích điện.
    • Vải đũi thun rất thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm bởi được dệt hoàn toàn từ các chất liệu từ thiên nhiên.
    • Sản phẩm thân thiện với môi trường ngay từ khâu bắt đầu sản xuất đến khâu thành phẩm. Quy trình sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sợi đũi được làm từ trái mặc nưa, vì vậy không gây ô nhiễm môi trường.
    • Quá trình sản xuất từ khâu bắt đầu dệt tới khâu thành phẩm đều chú trọng tới vấn đề thân thiện với môi trường. Tất cả các công đoạn đều được hoàn tất bằng thủ công. Đặc biệt, trái mặc nưa là vật liệu chính để làm nên sợi đũi nên sẽ không tạo ra các chất thải gây hại cho môi trường.
    • Có khả năng co nhăn đặc biệt: các vết nhăn trên vải đũi sau khi trải qua quá trình giặt và phơi khô sẽ dần co lại và được loại bỏ hoàn toàn.

    – Nhược điểm:

    Bạn cần phải chú trọng trong khâu bảo quản vì vải đũi rất dễ nhăn. Tuy hiệu ứng co nhăn là một ưu điểm nhưng khi không biết cách tận dụng thì nó sẽ trở thành nhược điểm khiến trang phục dễ dàng bị nhăn. Đây cũng là điều làm người sử dụng khá đắn đo khi lựa chọn vải đũi để may trang phục. 

    quan ao cu si nam 3

    Phật tử phải giữ cho trang phục luôn sạch sẽ và gọn gàng

    IV. Cách bảo quản quần áo Phật tử cư sĩ nam

    Để giữ cho trang phục Phật tử của mình luôn sạch sẽ và đẹp như mới bạn cần chú ý những điều sau đây:

    • Nước ấm có nhiệt độ từ 35-40 độ C là trạng thái tốt nhất để giặt pháp phục. 
    • Nếu trường hợp bạn muốn giặt bằng tay hoặc dùng máy giặt thì hãy cho pháp phục vào túi lưới giặt chuyên dụng để không ảnh hưởng đến chất vải.
    • Hạn chế để pháp phục ngâm trong nước một thời gian dài và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất để tẩy rửa pháp phục.
    • Thay vào đó khi giặt hãy lật sang mặt trái trang phục để giúp chúng giữ được độ bền và làm sạch hơn.
    • Khi giặt xong bạn đừng phơi trang phục trực tiếp ở dưới ánh nắng mặt trời mà hãy chọn nơi trong bóng mát.

    Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các mẫu pháp phục để phục vụ cho quá trình tu tập của mình hãy tham khảo tại website vatphamphatgiao.com, hotline 08.6767.1366 hoặc đến địa chỉ : Lầu 44, Landmark 81, Quận Bình Thạnh, TP.HCM để được đội ngũ nhân viên Vật phẩm Phật giáo hỗ trợ tận tình.

    .
    .
    .