Trong văn hóa thờ cúng Phật giáo, ta thường thấy hình ảnh Phổ Hiền Bồ Tát đứng bên trái và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng hầu bên phải Đức Phật. Vậy hai vị Bồ Tát này là ai? Ngài mang hạnh nguyện gì cho chúng sanh? Bài viết dưới đây của Vật phẩm Phật giáo sẽ giới thiệu đến bạn ý nghĩa của tượng Văn Thù – Phổ Hiền hiện nay.
I. Phổ Hiền Bồ tát là ai?
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo (Bao gồm Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Địa Tạng). Ngài cùng với Bồ tát Văn Thù là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bồ Tát Phổ Hiền được phác họa cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên trái, còn Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở phía bên phải Đức Phật.
Nếu như Bồ tát Văn Thù tượng trưng cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đắc của chư Phật, thì Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, hạnh đức, định đức của chư Phật.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Các ngài đại diện cho sự hoàn mỹ, viên mãn của trí tuệ và hạnh chứng của Đức Phật Như Lai. Trong Kinh Hoa Nghiêm, hai vị bản tôn này cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Chân Như Kim Cương, Thiện Nhiếp Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngoài ra, Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.
Đức Phổ Hiền là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, có tên là Năng-đà-nô. Sau này khi đi vào con đường tu hành, Người lấy danh hiệu là Phổ Hiền. Danh hiệu này xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ tát, về sau xuất hiện trong nhiều cuốn kinh khác như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm nên đã trở thành cái tên phổ biến trong Phật giáo.
>> Hộ pháp là gì? Các hệ tượng Hộ Pháp trong các ngôi chùa Việt hiện nay
II. Hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền được tạo dựng như thế nào?
Phổ Hiền Bồ Tát được tạo dựng với hình tượng ngồi trên voi trắng sáu ngà, với ý nghĩa dùng đại hạnh của mình để hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến giác ngộ. Hình ảnh voi sáu ngà tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu chúng sinh ra khỏi bể khổ.
Mặc dù bể khổ rộng mênh mông còn chúng sinh thì vô hạn, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn mà cứu độ chúng sanh trong vô lượng kiếp. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định và tay lái trí tuệ, Phổ Hiền Bồ Tát luôn kiên nhẫn, chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.
Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền nguyện với Đức Phật rằng 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ cưỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma quỷ đến gần người đó.
Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài, thấy, chạm đến thân ngài, nằm mộng thấy ngài hoặc tưởng niệm đến ngài thì sẽ không còn thối chuyển, đạt chứng quả. Chúng sinh nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.
>> Tượng Tôn Giả Mục Kiền Liên và những điều mà Phật tử cần biết
III. Văn Thù Bồ Tát là ai?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay còn gọi là Văn Thù Bồ Tát (tiếng Phạn là Mạn Thù Sư Lợi) có vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Ngài là vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ và ánh sáng học vấn, đạt được thành quả tu hành thông qua phương diện tri thức.
Ngài là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ thế gian, thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Trong Hiển giáo, Ngài đi cùng với Phổ Hiền Bồ Tát thành đôi.
Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
IV. Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được tạo dựng như thế nào?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn hình hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là tay phải dương cao khỏi đầu, đang cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa.
Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả hình dáng đang ngồi trên lưng sư tử, tượng trưng cho sự oai hùng. Hình tượng sư tử thể hiện sức mạnh và oai lực vượt trội hơn các loài khác, thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng những phiền não của thế gian.
V. Ý nghĩa của tượng Văn Thù – Phổ Hiền trong Phật giáo
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được miêu tả với nhiều hình tượng đa dạng, đại diện cho trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu là sự thấu hiểu tường tận chân lý, có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, dục vọng, phiền não, tham ái thành thanh tịnh. Từ đó, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù khổ đau và được giải thoát.
Phổ Hiền Bồ Tát cũng được miêu tả với nhiều hình tượng đa dạng với hình dáng phổ biến nhất là cưỡi trên voi sáu ngà. Người đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ 3 đức là lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Hướng con người đến ánh sáng của tri thức, định tâm. Từ đó, giúp chúng sanh có tâm tính thanh tịnh, không ngại chướng ngại, khó khăn mà thoát khỏi những khổ ải trần gian.
Đức Phật dùng Bi, Trí viên mãn hoăc dùng chân trí thâm đạt chân lý. Vì thế, 2 ngài thường được đặt 2 bên, cạnh đức Phật Thích Ca.
VI. Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát được tạo bằng chất liệu gì?
Hiện nay, tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền được tôn tạo đa dạng kích thước, mẫu mã và chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang đến vẻ đẹp đặc trưng riêng. Dưới đây là những dòng sản phẩm tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay:
1. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền bằng nhựa Composite
Composite là chất liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền làm từ chất liệu này thường có độ bền cao, đàn hồi tốt và khó bị vỡ khi va chạm.
Sản phẩm có khả năng chịu được những tác động không tốt từ môi trường, nên sẽ phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ chất liệu composite dễ gia công, đa dạng về màu sắc, mẫu mã cùng như giá thành phải chăng hơn.
2. Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá
Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền bằng đá thường có những ưu điểm như độ bền cao, sáng bóng, thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, sản phẩm được chế tác với nhiều kiểu hoa văn đặc sắc, độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.
3. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền bằng chất liệu gỗ
Gỗ là vật liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, do đó, sẽ phù hợp để chế tác tượng Phật cỡ nhỏ và vừa. Tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền làm từ chất liệu gỗ mang đến vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường, đa dạng về chủng loại, màu sắc, vân gỗ, giúp tạo nên nét độc đáo rất riêng cho từng tôn tượng.
4. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền làm bằng gốm
Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền làm từ chất liệu gốm thể hiện được nét truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chất liệu này có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do đặc tính của chất liệu nên gốm chỉ thích hợp để chế tác các bức tượng cỡ nhỏ để bàn.
5. Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát bằng sứ
Tôn tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền thường được tráng lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động của môi trường theo thời gian. Tượng Bồ Tát Văn Thù Phổ Hiền bằng sứ tạo ấn tượng với nhiều người bởi vẻ đẹp bắt mắt, kiểu dáng đa dạng, được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ.
6. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền bằng bột đá
Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu bột đá qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, kết hợp với công nghệ phủ nano hiện đại, giúp tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp chân thực, toàn diện nhất.
7. Tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền bằng xi măng
Xi măng là chất liệu có độ cứng rất tốt, do đó, có thể đặt tượng Phật xi măng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau. Ngoài ra, tượng xi măng có chi phí thấp và có thể sản xuất tại chỗ, tạo sự tiện lợi trong việc sản xuất, thi công.
8. Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát bằng đồng
Đồng là chất liệu nung chảy tốt, dễ tạo hình nên thường được dùng để chế tác các sản phẩm thờ cúng hay tâm linh từ xa xưa. Vì vậy, nó được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, giúp tượng có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài.
VII. Những điều cần lưu ý khi thờ tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền
Các Phật tử hay người tu hành có thể mua, thỉnh tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát bằng gỗ, gốm sứ hay bằng đồng đều được. Trước khi thỉnh tượng về nhà thì bạn nên gửi vào chùa để các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng về và làm lễ an vị.
Trong những ngày thực hiện thỉnh tôn tượng của 2 vị Bồ Tát, gia chủ nên hành trì ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật, sau đó, thỉnh rước tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát về thờ tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi thờ tượng Bồ Tát Văn Thù – Phổ Hiền:
- Thờ Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, được quét dọn, rút chân hương mỗi ngày. Vào những ngày 30, mùng 1, 14 hay 15 âm lịch hàng tháng thì nên sắm nhang đèn, hoa quả tươi trang nghiêm để dâng cúng.
- Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày, chỉ khi nào thấy tượng bị khói bụi bám vào thì mới vệ sinh cho tượng. Bạn dùng một chiếc khăn sạch mới để lau tôn tượng theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch là được.
- Không nên bôi các loại nước hoa thơm cho tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát. Vì đây là những sản phẩm mang hương vị đặc thù, thuộc sự dính mắc, trói buộc và mê đắm trần thế.
- Thờ tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát cần thành tâm, gia chủ cần giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không được sát sinh tại tư gia, giữ gìn thân, khẩu, ý luôn được trong sạch, hành thiền, niệm Phật, lạy sám hối mỗi ngày…
VIII. Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát tại Vật phẩm Phật giáo
Vật Phẩm Phật Giáo là thương hiệu chuyên cung cấp các ấn phẩm Phật giáo như tượng Phật, pháp khí, đồ thờ cúng và các sản phẩm tâm linh chính hãng, với mong muốn phục vụ các sư Thầy, quý Cô, quý Phật tử và những khách hàng có nhu cầu trên thị trường hiện nay.
Đặc biệt, tại Vật Phẩm Phật Giáo có cung cấp những bức tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát đẹp, chất lượng cao cấp, được làm nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gốm sứ hay chất liệu Composite… để bạn lựa chọn.
Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến các sản phẩm tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát, vui lòng liên hệ với Vật Phẩm Phật Giáo qua Hotline 08.6767.1366 hoặc website vatphamphatgiao.com để được tư vấn và báo giá tốt nhất.