Hiển thị 1–30 của 159 kết quả

  • show blocks helper
  • Pháp khí hay Phật khí là dụng cụ dùng trong tu chứng Phật pháp giúp người tu hành thực hiện các nghi thức Phật giáo. Trong đạo Phật, có rất nhiều pháp khí có chức năng và ý nghĩa khác nhau. Các pháp khí đều là những bài kinh vắn tắt và là những phương tiện cần thiết, nhằm biểu dương ý nghĩa to lớn của chánh pháp, đồng thời người tu hành có thể dễ dàng tiến tu hơn. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến 10 loại pháp khí được sử dụng thường xuyên trong Phật giáo.

    phap khi phat giao

    >> Tìm hiểu chi tiết về tang/khơ/trống trong Phật giáo

    I. Ý nghĩa của một số pháp khí Phật giáo

    1. Chuông

    Tuy không biết chính xác chuông bắt đầu có từ bao giờ nhưng trong các kinh truyện như Kinh Tăng Nhất A Hàm, truyện Cảm Thông, bộ Kim Lăng Chí,… vẫn thường nhắc đến việc dùng chuông. Ở các tự viện thường sử dụng 3 loại chuông bao gồm đại hồng chung, báo chúng chung và gia trì chung.

    – Đại hồng chung còn gọi là chuông u minh, là loại chuông lớn, thường đánh vào lúc đầu và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu đêm để nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc cuối đêm nhằm thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để vượt qua đau khổ. Thông thường sẽ đánh chuông này 108 tiếng mang ý nghĩa tiêu trừ 108 phiền não của chúng sanh giúp tâm trí được nhẹ nhàng và thanh thản. 

    – Báo chúng chung hay tăng đường chung là chuông dùng để báo tin trong khi nhóm họp, thọ trai và khóa tụng trong các tự viện.

    – Gia trì chung là chuông dùng điều hòa và ra hiệu trong khi tụng kinh, lễ Phật để nhịp nhàng và đều đặn.

    phap khi phat giao 1

    Gia trì chung bằng đồng vàng viền bóng chữ Phật

    2. Mõ

    Mõ thường được chạm theo hình cá bơi cá luôn luôn mở mắt và không bao giờ ngủ. Tiếng mõ trong đạo Phật hàm ý là đánh thức, làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội, đồng thời mong muốn người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập để mau chứng quả.

    Mõ có hai loại bao gồm mõ hình bầu dục có chạm đầu cá và mõ hình điếu chạm nguyên hình con cá nằm dài. Mỗi loại mõ được sử dụng với mục đích khác nhau, cụ thể mõ hình bầu dục dùng để đánh trong khi tụng niệm, còn mõ hình điếu treo ở nhà trù để đánh báo tin giờ trai phạn.

    Việc đánh mõ là để cho khi tụng niệm được nhịp nhàng, giúp giữ được sự trang nghiêm và tránh làm cho người tụng niệm rối trí loạn tâm và bị hôn trầm. Ngoài ra, đánh mõ còn để báo tin thời gian ăn uống, tu tập,… trong các tòng lâm, tự viện.

    phap khi phat giao 3

    Mõ gỗ tếch khắc cá sơn nâu

    3. Trống

    Trong Phật giáo, trống gồm hai loại là trống Đại và trống Tiểu (hay trống kinh). Trống đại là trống lớn, được đánh trước khi đánh chuông u minh vào đầu và cuối đêm. Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp, khi chúng sanh nghe trống thì nghiệp chướng sẽ bị tiêu trừ và được thoát ly luân hồi sanh tử.

    Trống Đại thường được dùng trong những khi thuyết pháp, lễ lớn ở điện Phật. Khi thuyết pháp thì đánh 3 hồi để triệu tập thính chúng, còn trong các lễ lớn thì đánh theo bài Bát nhã hội gọi là “chuông trống bát nhã”.

    Trong khi đó, trống tiểu là trống nhỏ dùng để đánh trong những khi tụng kinh bái sám nên cũng được gọi là “trống kinh”. Đánh trống này chỉ đánh theo nhịp và âm vận trầm bổng của các bài kinh tán, không có một quy luật nhất định. Mục đích của việc đánh trống Tiểu là đỡ hơi cho người tán tụng, giúp cho buổi lễ trang nghiêm và long trọng hơn. Đây còn là một trong những món nhạc khí cúng dường Tam bảo.

    4. Bảng khánh

    Bảng khánh có hình dạng giống đám mây nên còn được gọi là Vân bảng. 

    Hiện nay, ở các tòng lâm đều dùng bảng bằng gỗ và trổ theo bán hình bát giác. Bề dày của bảng khoảng 4 tấc tây, bề cao khoảng hơn 2 tấc tây. Bảng có thể thay cho trống để dùng trong những dịp như báo tin giờ thọ trai, giờ học tập, những lúc nhóm họp Tăng để nghị bàn Phật sự, phân phát cúng vật, hoặc xử đoán các lỗi lầm của chúng Tăng trong Già lam. Bảng và Khánh trong luật thường có tên là “Kiền chùy thành”.

    Cách dùng của khánh và bảng là như nhau, chỉ khác về hình thức và nguyên liệu chế tác. Bảng có hình bát giác và làm bằng gỗ, còn khánh thì được làm theo hình bán nguyệt và đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Ngày nay, ở các tòng lâm chủ yếu dùng bảng, còn khánh thì ít khi dùng đến. 

    5. Bát

    Chữ Bát trong tiếng Phạn là Bát-da-la, dịch là Ứng lượng khí, là một vật dùng để đựng các thực phẩm vừa với sức ăn của một người. Người xuất gia chỉ dùng bát được trổ bằng đá, nắn bằng đất sét rồi nung hoặc phết bằng sành.

    Ở các nước Tiểu thừa Phật giáo như Ấn-Độ, Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La,… chư Tăng thường đi khất thực nên thường dùng Bát. Còn ở Việt Nam thuộc về Đại thừa Phật giáo, Chư Tăng không đi khất thực nên ít khi dùng tới, chỉ có 3 tháng an cư kiết hạ hàng năm mới dùng nhiều nhất. 

    6. Trích trượng

    Trích trượng trong tiếng Phạn gọi là Khích-khí-la, nghĩa là cái gậy của các vị Tỳ kheo dùng để đi đường, đi khất thực. Trích trượng hay còn gọi là là Khí trượng,  Đức trượng hàm ý là nhờ chiếc gậy trí tuệ và phước đức này mà người xuất gia sẽ được trí óc sáng suốt, mạnh tiến trên đường tu tập, hướng đến quả vị giải thoát giác ngộ.  

    Tích trượng do Đức Phật Thích Ca chế tạo chỉ vừa tay cầm, cao không quá đầu người. Trên đầu có 4 cái vòng và 12 cái khâu nhỏ bằng đồng, biểu tượng cho 4 đế và 12 nhân duyên. Ngoài ra, còn có một kiểu tích trượng khác, trên đầu chỉ có 2 cái vòng và 6 cái khâu, tượng trưng cho chơn, tục nhị đế và lục độ. Đây là kiểu Tích trượng này do Đức Phật Ca Diếp chế.

    7. Lự Thủy Nan

    Lự thủy nan là cái túi lọc nước dùng để uống hoặc để tắm rửa,… Việc lọc nước này có hai ý nghĩa là phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn vệ sinh và thể hiện lòng từ bi muốn bảo vệ các sinh mạng ở trong nước. Có 5 cách để chế tác Lự Thủy nan:

    Phương la là một khổ vải rộng khoảng 2,3 tấc vuông có công dụng lọc nước trước khi uống hoặc rửa.

    Pháp bình còn gọi là âm dương bình, là bình lọc nước có hai ngăn, một ngăn chứa nước chưa lọc và một ngăn để chứa nước. 

    – Quân trì bình là lấy một tấm vải bít đầu miệng một cái bình rồi thả chìm vào nước cho đến khi nước vào đầy bình thì lấy dùng.

    – Chước thủy la chỉ cần một khổ vải khoảng 1 tấc đem căng trên một cái khung hình tròn bằng tre hoặc thép. 

    – Y-giác-la là dùng một khổ vải và may quanh khổ vải này một đường nẹp và lồng vào trong đường nẹp một sợi dây, đến khi lọc nước vào trong một cái bình hay bát, rồi thắt sợi dây lại, sau đó đổ nước vào lọc.

    Sau khi lọc xong, túi lọc phải được đem nhúng vào chỗ lấy nước để cho các loài vi trùng bị lọc được trở lại chỗ cũ sống yên ổn. 

    8. Y

    Y là pháp phục của những người xuất gia. Y mang hai ý nghĩa, một là muốn cho lối ăn mặc của người xuất gia khác với lối ăn mặc thông thường của thế gian, hai là để tượng trưng cho phẩm hạnh và ý chí siêu trần của người xuất gia. Do đó, pháp phục thường có hình thức, màu sắc khác với thường phục, đồng thời còn mang những danh từ khác nhau để đại diện như nhẫn nhục khải, phước điền y hay giả thoát phục,…

    Để dễ dàng phân biệt các Phật sự của chúng Tăng, pháp phục được chia làm 3 loại:

    – An đà hội dịch là Tác-vụ-y, là thứ y mặc trong khi làm việc và khi ra đường. Y này có 5 điều, mỗi điều chia làm 3 khoản, trong đó có 2 khoản dài và 1 khoản ngắn.

    – Uất-đa-la Tăng dịch là Nhập chúng Y, là thứ y dùng trong những khi nhập chúng, thọ trai, nghe giảng, tụng kinh, tọa thiền, lễ Phật, Tháp và các vị cao Tăng. Nhập chúng Y có 7 điều, mỗi điều chia làm 3 khoản, gồm 2 khoản dài và 1 khoản ngắn.

    – Tăng-già-lê dịch là Tạp toái Y hay Đại Y, là thứ y lớn nhất trong các loại y. Y này chia làm 3 phẩm là Hạ, Trung và Thượng. 

    phap khi phat giao 4

    Áo cà sa của giới tăng lữ Phật giáo

    9. Tràng hạt

    Tràng hạt là một pháp khí dùng trong việc tu tập trì niệm. Tràng hạt có 3 loại, loại thứ nhất có 108 hạt, loại thứ hai có 54 hạt, và loại thứ ba có 18 hạt. Loại 108 hạt tượng trưng cho 108 phiền não, nếu gắng công tu niệm thì sẽ tiêu trừ được 108 phiền não căn bản ấy.

    Loại chuỗi 54 và 27 hạt không mang ý nghĩa gì mà chỉ có mục đích tiện để mang theo dùng. Loại chuỗi 18 hạt còn gọi là chuỗi tay dùng để mang ở tay, tượng trưng cho 18 vị La hán hay 18 vị Vương tử trong kinh Pháp Hoa hoặc tượng trưng cho Thập bát giới cần phải tiêu trừ.

    phap khi phat giao 2

    Chuỗi vòng 108 hạt gỗ Wenge châu Phi

    10. Tháp

    Tháp là một phần mộ cao hiển để tôn trí Xá lợi, trong tiếng Phạn gọi là Túy-đổ-ba (Stupa). Theo kinh trường A hàm thì ngoài Đức Phật còn có các vị Duyên Giác, thanh Văn và chuyển Luân vương là được dùng tháp. 

    Tuy nhiên, theo kinh Nhân Duyên thì có 8 hạng người được dùng tháp, tùy theo quả vị tu chứng mà số tầng tháp sẽ khác nhau. Trong đó, tháp Phật từ 8 tầng trở lên, tháp Bồ-tát 7 tầng, tháp Duyên Giác 6 tầng, tháp Thanh Văn 5 tầng, tháp A-na-hàm 4 tầng, tháp Tu-đà-hàm 3 tầng, tháp Tư-đà-hàm 2 tầng và tháp Chuyển Luân vương 1 tầng.

    >> Ý nghĩa của bộ tượng Ta Bà Tam Thánh và cách thờ 

    II. Cửa hàng bán pháp khí phật giáo ở đâu?

    phap khi phat giao 5

    Bộ chuông mõ Đài Loan, chuông chữ Phật khắc tâm kinh 40cm, mõ rồng gỗ bưởi vàng 45cm

    Nếu bạn đang có nhu cầu thỉnh các pháp khí Phật giáo thì hãy liên hệ ngay với Vật Phẩm Phật Giáo. Đây là một trong những địa chỉ cung cấp các sản phẩm về Phật giáo uy tín và chất lượng giúp khách hàng thỉnh tượng Phật được hoan hỉ. Tại đây còn có dịch vụ vận chuyển toàn quốc, khách hàng được kiểm tra hàng rồi mới thanh toán. 

    Trên đây,  Vật Phẩm Phật Giáo đã giới thiệu đến bạn những loại pháp khí quan trọng trong Phật giáo, ý nghĩa cũng như cách dùng. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các pháp khí trên, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 08.6767.1366 hoặc website vatphamphatgiao.com.

    .
    .
    .