Hiển thị tất cả 27 kết quả

  • show blocks helper
  • Ta Bà Tam Thánh hay còn gọi là Sa Bà Tam Thánh là ba vị tôn tượng tượng trưng cho chân lý, từ bi, hiếu đạo ở thế giới Ta Bà. Ba vị giúp chuyển hoá đau khổ, cứu vớt chúng sinh giúp họ cuộc sống an vui. Trong bài viết này, Vật Phẩm Phật Giáo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bộ tượng Ta Bà Tam Thánh cũng như cách thờ cúng để có ý nghĩa trọn vẹn.

    tuong ta ba tam thanh

    >> Tìm hiểu chi tiết về tang/khơ/trống trong Phật giáo

    I. Ta Bà Tam Thánh gồm những ai?

    Ta Bà Tam Thánh gồm có ba vị: Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát. 

    1. Phật Thích Ca Mâu Ni

    tuong ta ba tam thanh

    Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN

    Phật Thích Ca Mâu Ni (còn được gọi là Thế Tôn, Phật Tổ Như Lai hay Phật Đà) là bậc giáo chủ của thế giới Ta Bà. Ngài là người sáng lập ra Phật Giáo và thị hiện ở thế gian nhằm thuyết pháp giáo hóa chúng sinh để chúng sinh biết về chân tướng của vũ trụ nhân sinh và được phá mê khai ngộ.  

    Trước khi thành Phật, ngài là Thái tử Tất Đạt Đa của tiểu vương quốc Shakya ở Kapilavastu, thuộc phía Bắc Ấn Độ. Ngài bước vào con đường tu hành nhờ vào việc nhìn thấy 4 hình ảnh khi đi qua bốn cửa thành, đó là một người bệnh tật, một người già yếu, một vị tu sĩ và một xác chết. Khi đó, ngài đã nhận ra con người sẽ già yếu, bệnh tật và rồi chết đi, hơn cả, ngài rất quý trọng hình ảnh vị tu sĩ siêu thoát. 

    Vì vậy, ngài quyết định từ bỏ cuộc sống trong nhung lụa để đi tìm đạo vào năm 29 tuổi. Ngài đã giác ngộ và được chứng Thánh vào tháng 4 năm 588 TCN.

    Ngài trở thành một bậc đạo sư giác ngộ viên mãn, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi, nhìn thấy được sự hình thành và diệt vong của thế gian, đồng thời nhìn thấu được kiếp trước của mình và kiếp trước của chúng sinh. 

    Phật Thích Ca Mâu Ni đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Phật giáo, giúp cho chúng sinh tự chấm dứt khổ đau, phá mê khai ngộ để có được hạnh phúc tối thượng và có thể tu hành chứng đạo. 

    2. Quan Thế Âm Bồ Tát

    tuong ta ba tam thanh 1

    Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có đức hạnh, thần lực chỉ sau Đức Phật Thích Ca

    Quan Thế Âm hay được gọi là Quán Thế Âm, Phật Bà Quan Âm, trong tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”. 

    Trước khi phát nguyện, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng của vua Vô Chánh Niệm. Ngài đã phát nguyện rằng: Sau này, thời gian ngài tu Bồ Tát Hạnh, khi chúng sanh gặp nguy cấp, khổ ách mà không ai cứu hộ, nếu một lòng xưng danh hiệu của ngài, ngài sẽ quán xét âm thanh đó và giúp chúng sinh thoát được khỏi sự khổ não. 

    Quan Thế Âm Bồ Tát có 32 ứng hóa hiện thân, sau đó, dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa và Nhật Bản, ngài lại có thêm 33 hóa thân khác. Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, Quan Thế Âm Bồ tát Bạch Y Hành Giả, dưới dạng một vị nữ hành giả mặc trang phục màu trắng.

    3. Địa Tạng Bồ Tát

    tuong ta ba tam thanh 2

    Địa Tạng Vương Bồ Tát là giáo chủ của cõi U Minh

    Địa Tạng Bồ tát còn gọi là Địa Tạng hay Địa Tạng Vương là một trong sáu vị bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Địa Tạng Bồ tát có tên tục danh là Kim Kiều Giác, sinh ra vào năm 696 TL ở nước Tân La, nay là Hán Thành, Nam Hàn. Ngài là một hoàng tử sống trong cung vàng điện ngọc nhưng lại thích đạm bạc, chăm học hỏi, không bị ảnh hưởng bởi lối sống vương giả. 

    Năm 24 tuổi, Địa Tạng Bồ tát xuất gia và quyết định ở lại tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn 75 năm. Ngài nhập niết bàn ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26, ba năm sau thì viên tịch. 

    Thệ nguyện của ngài là nếu có thiện nam thiện nữ nào có việc gấp phải vào trong núi rừng hay sông biển mà gặp phải con đường hiểm trở, nước lụt lớn thì trước khi đi niêm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng thì sẽ được quỷ thần hộ vệ, đi đường đều được an yên, vui vẻ. 

    II. Ý nghĩa của bộ tượng Ta Bà Tam Thánh

    1. Về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

    tuong ta ba tam thanh

    “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn nghĩa là  “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”

    “Thích Ca” có nghĩa là nhân từ nên thờ tôn tượng Thích Ca Mâu Ni chúng ta sẽ học cách sống yêu thương, giữ tâm thiện lành để đối xử với mọi người. Bên cạnh đó, chữ “Mâu Ni” trong tiếng Phạn nghĩa là Tịch diệt, tức là tịch tĩnh, thanh tịnh, loại bỏ những vọng tưởng trong tâm. 

    Hiện nay, hầu hết các Tôn tượng Phật Thích Ca thường có búi tóc to hoặc có cụm xoắn ốc, đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư. Ngài mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ, ngồi trên toà sen, tay bắt ấn thiền, ấn kim cương hiệp chưởng hoặc ấn chuyển pháp luân. 

    Thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni giúp chúng ta khởi phát lòng nhân từ, giữ tâm thanh tịnh, thoát khỏi tai hoạ, phiền muộn, từ bỏ tham vọng, sân si để tìm được hạnh phúc chân thật.  

    2. Về tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

    tuong ta ba tam thanh 2

    Quan Thế Âm Bồ Tát phổ độ cho chúng sinh, giúp đỡ và giác ngộ những ai đang lầm đường lạc lối

    Quan Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ. Ngài có thể nghe được âm thanh của chúng sinh khi họ xưng danh hiệu của ngài để giúp họ được giải thoát. Vì thế, ngài là vị Thánh nhân cứu khổ cứu nạn cho những người đang cần tình thương, cần được che chở bảo hộ. 

    Thờ Tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp chúng ta khởi lòng từ bi, tiêu trừ phiền não, tránh được tai vạ để hưởng an lạc, yên bình. Ngoài ra, ngài còn được phụ nữ không có con đến xin con cầu tự. 

    3. Về tượng Địa Tạng Bồ tát

    tuong ta ba tam thanh 1

    Địa Tạng Bồ Tát cứu độ mọi chúng sinh từ trên trời cho tới địa ngục 

    Ở cuộc sống hiện tại, ai có tâm quy y, cúng dường, tô vẽ hình tượng hoặc đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng sẽ được quỷ thần hộ vệ, tiêu trừ nguy hiểm, bệnh tật, tội chướng, được trí tuệ lớn và nhanh chóng hoàn thành được ước nguyện lớn lao. Khi ở kiếp sau, chúng ta sẽ có được thân xinh đẹp, thoát khỏi thân nữ và kiếp nô lệ. 

    Địa Tạng Bồ Tát còn tượng trưng cho tinh thần hiếu đạo. Ngài ước nguyện là khi nào địa ngục chưa trống thì chưa thành Phật, chúng sinh chưa được đồ thế thì chưa chứng Bồ Đề. 

    4. Ý nghĩa biểu pháp

    Khi thờ tôn tượng của Tam Thánh, chúng ta cần hướng lòng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để học những gì ngài dạy và buông bỏ sự tham lam, sân si. Thờ tượng Quan Thế Âm Bồ tát, chúng ta sẽ nhớ đến sự từ bi và học theo tâm nguyện rộng lớn của ngài. Khi thấy tượng Địa Tạng Bồ Tát, chúng ta sẽ nghĩ cái gốc căn bản để làm người, từ đó sống với tinh thần hiếu đạo.

    >> Top 10+ pháp khí được sử dụng trong Phật giáo

    III. Cách thờ cúng Ta Bà Tam Thánh

    tuong ta ba tam thanh

    Bộ tượng Ta Bà Tam Thánh bằng bột đá xanh nhạt viền vàng, cao 48cm

    – Việc thờ phụng là cách mà chúng ta thể hiện lòng tri ân với Tam Thánh nên bạn không cần quá quan trọng đến vấn đề chất liệu hay kích thước tượng. Điều này nên phụ thuộc vào không gian thờ phụng, khả năng tài chính và nhất là tấm lòng thành kính của gia chủ. 

    – Cần đặt tôn tượng Thích Ca Mâu Ni ở giữa, tượng bồ tát ở hai bên hoặc có thể đặt tượng hai vị bồ tát ở dưới tượng Phật để đề cao vị trí độc tôn của Đức Thế Tôn.

    – Nên thờ tối đa ba tượng để tránh làm mất đi sự cân bằng. 

    – Nên đặt bàn thờ tượng Ta Bà Tam Thánh ở trung tâm ngôi nhà với độ cao thích hợp, phía sau tượng không có cửa sổ. Lưu ý, không chọn các gian phòng có phòng khác đè lên để thờ cúng Phật, Bồ Tát. 

    – Vì Phật và Bồ Tát không phải là món đồ để mua bán nên phải gọi là thỉnh về thay vì mua về. Gia chủ nên đến các ngôi chùa để được các thầy hướng dẫn cách thỉnh tượng đúng. 

    – Phật trong tiếng Phạn nghĩa là Giác, bao gồm 3 nghĩa là “tự giác”, “giác tha” và “giác hạnh viên mãn”. Vì vậy, chúng ta cần nhớ rằng những gì ngài dạy là mong chúng ta có thể giác ngộ và thoát khỏi kiếp báo luân hồi. 

    – Khi thờ tượng Phật, chúng ta nên dùng tâm cung kính, đảnh lễ đều đặn mỗi ngày, cung kính cúng dường. Nhờ đó, chúng ta sẽ nhận được một phần lợi ích mỗi ngày giúp cuộc sống trở nên an lạc và viên mãn hơn. 

    IV. Một số lưu ý khi thờ Tam Thánh

    tuong ta ba tam thanh 3

    Bộ tượng Ta Bà Tam Thánh bằng sứ hoa sen tím, cao 16 inch

    – Thờ tượng Phật là thể hiện lòng thành kính, học và làm theo lời dạy của với Phật để có cuộc sống hạnh phúc và cái tâm từ bi. Gia chủ không nên cầu danh lợi, giàu sang phú quý để tránh nghiệp báo. 

    – Nếu nhà đã có bàn thờ Thổ Địa hoặc tượng Quan Công Thánh Mẫu thì nên đặt tượng Ta Bà Tam Thánh ở vị trí trung tâm. Tượng thần thánh và bài vị tổ tiên ở 2 bên để các ngài đi theo Tam bảo, trở thành đệ tử của Phật. 

    – Nên đặt tượng Phật ở nơi thanh tĩnh để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng Đức Phật. Không nên đặt ở nơi tiếp khách, đối diện bếp núc, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những góc tối tăm, ẩm ướt.

    – Không đặt bùa chú, vàng mã, giấy tiền lên bàn thờ Phật vì điều này là mê tín dị đoan. Thay vào đó, gia chủ nên đặt hoa quả, trà nước, cúng dường bằng đồ chay thường xuyên, tránh để đồ hư hỏng, hoa héo trên bàn thờ. Khi đồ chưa hư hỏng, gia đình có thể dùng hoặc đem cho, không được vứt bỏ.

    – Cần tìm hiểu ý nghĩa của tượng Phật, tượng Bồ tát và chất liệu, kích thước, hình ảnh tượng. Trước khi thỉnh tượng về, gia chủ nên tìm hiểu cách thỉnh tượng Phật đúng cách để được hưởng phước phần mà các ngài đem đến cũng như tránh làm những điều bất kính với các ngài.

    V. Thỉnh tượng Ta Bà Tam Thánh ở đâu?

    tuong ta ba tam thanh

    Bộ tượng Ta Bà Tam Thánh màu vàng áo đỏ bằng Composite, cao 30cm

    Nếu bạn mong muốn thỉnh tượng Ta Bà Tam Thánh một cách hoan hỉ nhất, hãy liên hệ với Vật Phẩm Phật Giáo. Đây là một trong những địa chỉ thỉnh tượng Phật uy tín mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Ngoài ra, công ty còn có dịch vụ vận chuyển toàn quốc, khách hàng được kiểm tra hàng trước rồi mới thanh toán. 

    Bài viết trên đây vừa chia sẻ những thông tin liên quan tới tượng Ta Bà Tam Thánh. Nếu muốn được tư vấn chi tiết về bộ tượng Ta Bà Tam Thánh, hãy liên hệ ngay với Vật Phẩm Phật Giáo qua hotline 08.6767.1366 hoặc website vatphamphatgiao.com. Bạn cũng có thể đến trực tiếp theo địa chỉ Lầu 44, Landmark 81, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

    .
    .
    .