Phật Dược Sư mang lòng từ bi đến với thế gian để hộ trị cho cả thảy người phàm thoát khỏi những đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn. Chỉ cần bạn thành tâm hướng đến những điều tốt đẹp và muốn lĩnh hội trí huệ của Ngài thì đều có thể thỉnh tượng về thờ cúng trong nhà.
I. Đức Phật Dược Sư (Dược sư Như Lai) là ai?
Theo kinh Phật, những vị Bồ Tát và chư Phật ra đời vì lòng thương yêu chúng sanh, không muốn thấy họ chìm trong biển khổ sinh tử. Trong đó, Dược sư Như Lai (tên tiếng Phạm là Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah) là một trong hàng ngàn chư Phật có hạnh nguyện và quốc độ cao nên được xem là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu ly tại phương Đông. Ngài còn được mọi người gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai,…
>> Tìm hiểu ý nghĩa ẩn sau tượng Phật Mật Tông
II. Hình tượng Đức Phật Dược Sư như thế nào?
Phật Dược Sư được thờ cùng với Phật A Di Đà và Thích Ca Mâu Ni, trong đó Ngài đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải của Phật Thích Ca Mâu Ni. Hình dáng của Phật Dược Sư cũng tương tự như người bình thường gồm 1 mặt, 2 tay, nhưng Ngài sở hữu điểm nổi bật là màu sắc xanh lưu ly. Tư thế kim cương an tọa trên hoa sen, bảo toà nguyệt luân thường là hình dáng của Dược sư Như Lai trong việc chế tác tượng. Đức Phật Dược Sư mặc đến 3 tấm y giải thoát, tay trái ngửa trì để giữ bình bát chứa thần dược tiêu trừ cái khổ của chúng sinh, tay phải ấn trì giữ thảo dược. Ngoài ra, Ngài có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.
>> Những sự thật về tượng Phật Đản Sanh mà bạn nên biết
III. 7 tôn tượng của Phật Dược Sư
Theo quan điểm Phật Giáo, Ngài có đến 7 tôn tượng hiện thân. Một số thuyết cho rằng mỗi vị có 1 đại nguyên ứng thân riêng cho từng đơn vị, số khác lại nói các tôn tượng đó là ứng thân của nhất thể Đức Dược Sư Như Lai. Cụ thể, danh hiệu của các Ngài là: Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.
IV. Tạc nên tượng Đức Phật Dược Sư giúp tích công đức
Khi tạc tượng Đức Phật Dược Sư, công đức bạn tích được sẽ trở nên rộng lớn. Chưa kể đến quá trình bạn tạc và trì niệm danh hiệu của Ngài cũng đủ giúp bạn diệt trừ tham – sân – si mà phát tâm rộng mở, tu học. Ngoài ra, nhờ năng lượng của Dược sư Như Lai mà tiêu trừ bệnh tật, khổ sở.
V. Những chất liệu được dùng để tạc tượng Phật Dược Sư
1. Bằng đồng
Những đồ vật làm bằng đồng, lâu nay đều được đánh giá cao bởi độ bền theo thời gian. Đặc biệt, chất liệu này thường được ứng dụng trong việc chế tác các sản phẩm tâm linh như tượng Dược sư Như Lai. Trong chùa, chiền hay những nơi thờ cúng thường ưa chuộng loại tượng được làm bằng chất liệu này. Xét trên khía cạnh sản xuất thì đồng khá dẻo và dễ tạo khuôn nhằm tăng thêm sự tinh tế trong đường nét và chất lượng của sản phẩm, công nghệ mạ sơn Nano ra đời.
Bên cạnh đó, chi phí để có được 7 tôn tượng của Phật Dược Sư bằng đồng khá cao. Tuy nhiên, đây không phải điều quan trọng trọng biểu pháp giáo dục mà chủ yếu tùy thuộc vào dụng tâm, chân thành và cung kính của mỗi người. Cho nên bạn có thể chọn những loại chất liệu khác nếu điều kiện kinh tế không quá cao.
2. Bằng gỗ
Nếu chế tác tượng bằng gỗ, người nghệ nhân đó nhất định phải có đôi bàn tay khéo léo, thao tác tỉ mỉ. Gỗ có đặc tính mềm nên không khó để điêu khắc, nhưng để chọn lựa một khối gỗ ưng ý về cả chất liệu lẫn kích thước không phải là chuyện đơn giản. Ngoài ra, gỗ tươi có độ ẩm nên trước khi bắt đầu chế tác thì người làm nghề phải thực hiện nhiều công đoạn để làm gỗ đạt độ cứng ổn định cũng như tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Đồ tâm linh làm bằng gỗ ngày nay đã được nâng cấp lên nhờ vào lớp phủ nano, có tác dụng giúp bề mặt gỗ mịn màng cùng độ bền cao hơn.
3. Bằng đá
Đá tạo cho tượng Phật nói chung và Phật Dược Sư nói riêng dáng vẻ tự nhiên, thanh tịnh. Vì thế, vật liệu này thường được chọn để chế tác các loại tượng. Nếu xét về đặc tính, ưu điểm của đá chính là khả năng bất biến khi thời tiết đổi thay và độ bền gần như vĩnh cửu. Thế nên, những pho tượng được chưng ngoài trời thường dùng đá để chế tác.
Đá cứng nên chỉ cần người nghệ nhân không nhập tâm hay không chế tác theo cảm nhận về tướng hảo của Phật sẽ khó lòng mà tạo nên được nét mặt từ bi của Ngài. Vì thế, sự kỳ công, tâm hướng Phật và có sự thấu hiểu Phật pháp là những yếu tố tiên quyết để tạo nên một bức tượng Phật Dược Sư bằng đá sinh động.
Khác với gỗ, đá sẽ khó tìm được khối đá đủ to để tạc thành tượng có kích thước như mong muốn. Từ vấn đề đó, người ta đã sáng tạo ra nguyên liệu bột đá giúp khắc phục các yếu điểm của đá tự nhiên. Ngoài ra, sau khi hoàn thành thì nghệ nhân cũng phủ lên một lớp sơn nano, dát vàng để chi tiết thêm tinh tế.
4. Bằng lưu ly
Như một tên gọi khác của Phật Dược Lai là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, vậy nên nếu tượng được làm bằng chính vật liệu mang tên lưu ly thì sẽ càng làm gia tăng ý nghĩa. Lưu ly sở hữu vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ, vừa thấu sáng vừa huyền ảo. Loại vật liệu này khi có ánh sáng chiếu vào sẽ càng tôn lên vẻ đẹp trang nghiêm phi thường của Phật Dược Sư.
Ngày xưa, lưu lý rất dễ tìm nhưng bây giờ thì loại chất liệu này đã bị khai thác quá mức khiến nó càng trở nên khó thấy. Do đó, những vật phẩm được làm từ lưu ly lại càng trở nên quý báu và có giá trị hơn. Chi phí cho pho tượng lưu ly sẽ cao hơn thông thường do yếu tố quý hiếm và cả tay nghề. Lưu ly vừa cứng vừa giòn nên đòi hỏi công phu người nghệ nhân phải giỏi, tập trung cao độ vì nếu không sẽ làm hỏng tất cả công sức chế tác.
5. Bằng gốm sứ
Đồ thờ bằng sứ là một phần của văn hóa tại các nước Á Đông, đặc biệt là chế tác tượng Phật. Để tạo nên tượng Phật Dược Sư, các xưởng phải loại bỏ những tạp chất bên trong đất, lựa chọn khối đất phù hợp rồi mới trộn đều nhằm đảm bảo độ dẻo và ẩm. Tiếp đến, nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân để tạo hình khuôn. Sau khi nung ở nhiệt độ cao, sản phẩm lại tiếp tục được mang ra vẽ và điều chỉnh.
6. Bằng composite
Nhựa composite dùng để chế tác tượng Phật khác với nhựa thường vì nó có bổ sung thêm hoạt chất giúp tăng độ bền, cứng. Đặc biệt, đối với việc làm Tượng Dược Sư khi được làm từ composite sẽ tạo cảm giác thuần khiết và chất lượng cũng khá ưu việt.
VI. Hướng dẫn thỉnh tôn tượng Phật Dược Sư
Người thỉnh Phật Dược Sư là những ai mang tâm hướng đến những điều thiện lành, mong muốn lĩnh hội trí tuệ của Ngài chứ không phải yêu cầu ban phước, tiêu trừ tai họa. Vì vậy, trước khi thỉnh về nhà, bạn cần gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn và làm lễ an vị. Ngoài ra, vào những ngày thực hiện nghi lễ thỉnh Ngài về, bạn nên ăn chay trì tụng kinh Phật, thập chú.
Nếu bạn có nhu cầu thỉnh tượng Phật Dược Sư hay bất kỳ loại tượng Phật nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ đến số hotline 08.6767.1366 để chuyên viên Vật phẩm Phật giáo trực tiếp hỗ trợ.