Showing all 8 results

Phật Giáo được chia thành nhiều tông phái khác nhau và Phật Giáo Mật Tông là một trong những tông phái lớn của tôn giáo này. Vậy Phật Giáo Mật Tông thờ ai? Có những ý nghĩa gì ẩn sau tượng Phật Mật Tông? Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu qua bài viết sau!

tuong phat mat tong 3

I. Mật tông Phật Giáo là gì?

Mật Tông là một pháp môn được kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo, cụm từ “Mật Tông” này có xuất phát từ tiếng Hán, dần hình thành và trở nên phổ biến tại Ấn Độ ở thế kỷ IV, VI.

Mật Tông Chân ngôn thừa và Mật Tông Kim cương thừa là hai phái chính của Mật Tông Phật Giáo. Mật Tông Phật Giáo dần phát triển, ở mỗi giai đoạn đều được gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (637 – 735), Vajra Bodhi (671 – 741), Amoghavajra (705 – 774). Người có công đưa tông phái này vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính tại vùng đất này chính là Padmasambhava và Dipankarasrijanàna vào khoảng cuối thế kỷ VIII và XI.

>> Những điều bạn nên biết về Tượng Phật Dược Sư

II. Phật Giáo Mật Tông xuất phát từ đâu?

Từ thời Phật giáo Nguyên thủy đã xuất hiện tư tưởng Mật giáo, được thể hiện trong các câu thần chú ở Kinh Khổng Tước cũng như trong các bộ luật. Đến khoảng nửa sau thế kỷ VII, Ấn Độ giáo dần gia nhập vào các hệ thống học thuyết, điều này đã vô tình gây nên sự cạnh tranh với Phật giáo đương thời.

Vào thời điểm đó, Phật giáo Đại thừa chỉ còn giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, các lý luận cũng như các phạm trù triết học. Để thích ứng với tình hình mới, Phật giáo Đại thừa đã tiếp cận Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo một cách tích cực, dần hợp lý hóa theo tinh thần tùy duyên. Từ đó mà Phật Giáo Mật Tông đã hình thành một hệ thống được xem là độc lập trong Phật giáo Đại Thừa.

1. Các tượng Phật được phái Mật Tông thờ phụng

Mật Tông thường thờ phụng Ngũ Phương Phật hoặc Ngũ Trí Như Lai, gồm có các vị sau:

– A Súc Bệ Như Lai

– A Di Đà Như Lai

– Bất Không Thành Tựu Như Lai

– Bảo Sanh Như Lai

Bên cạnh đó, Phật Giáo Mật Tông cũng thờ các vị Bồ Tát:

– Đức Địa Tạng Bồ Tát

– Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara

– Đức Phổ Hiền Bồ Tát

– Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay…

Các vị Bát Đại Hộ Pháp:

– Dạ Ma

– Đại Hắc Thiên

– Hàng Phục Dạ Ma

– Kubera…

>> Những sự thật về tượng Phật Đản Sanh mà bạn nên biết

III. Ý nghĩa tượng Phật Mật Tông theo chất liệu trong thờ cúng và trong phong thủy

1. Tượng Phật Mật Tông bằng đồng

tuong phat mat tong 2

Tượng Phật Mật Tông bằng đồng toát lên vẻ trang nghiêm

Tượng Phật và bàn thờ Phật bằng đồng luôn là những sản phẩm được mong chờ. Nó cũng là một trong những nguyên liệu để làm tượng Phật Mật Tông giúp sản phẩm giữ được vẻ đẹp và độ bền qua hàng nghìn năm. Việc mua tượng Phật Mật Tông bằng đồng là tùy theo nhân duyên của mỗi người, không nên chỉ vì ham thích nhất thời mà mua tượng Phật hay đồ cúng bằng đồng vượt quá khả năng kinh tế.

2. Tượng Phật Mật Tông bằng gỗ

tuong phat mat tong

Tượng Phật Mật Tông bằng gỗ thể hiện sự trầm mặc, cổ kính

Tượng Phật Mật Tông bằng gỗ là những vật phẩm phổ biến trong hàng ngàn năm. Bạn có thể mang tượng Phật Tây Tạng bằng gỗ về tùy theo số mệnh của mình để thờ phụng. Tuy nhiên, hầu hết tượng Phật Mật Tông đều được sản xuất thủ công nên thời gian chờ đợi có thể lâu hơn so với các chất liệu khác.

3. Tượng Phật Mật Tông bằng chất liệu gốm sứ

tuong phat mat tong 1

Tượng Phật Mật Tông với chất liệu gốm sứ được tô điểm nhiều sắc màu

Gốm sứ vốn chất liệu quen thuộc trong việc làm đồ thờ cúng nói chung và tượng Phật Mật Tông nói riêng. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những pho tượng Phật Mật Tông uy nghi dần được hình thành. Tượng Phật Mật Tông bằng gốm sứ được sơn màu một cách sắc nét, làm cho những pho tượng và pháp khí nghi lễ thêm phần sinh động và ấn tượng.

4. Tượng Phật Mật Tông bằng đá

tuong phat mat tong 5

Tượng Phật Mật Tông bằng bột đá giá trị

Tượng Phật Mật Tông bằng đá được chạm khắc rất tinh xảo và đòi hỏi nhiều công sức, từ khâu chọn nguồn đá cho đến việc tạo khuôn tỉ mỉ và công phu. Tác phẩm nghệ thuật tinh tế này thu hút sự chú ý và là linh hồn của các nghệ nhân.

Tượng Phật Mật Tông không thể làm giống với các lễ vật cúng thông thường khác, nên để làm tượng Phật Mật Tông bằng đá thật cho chúng sinh thì trong quá trình làm tượng Phật, các nghệ nhận cần phải thật sự am hiểu đạo Phật và được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát thì mới mang lại được an lành cho mọi người.

5. Những điểm đặc biệt về tượng Phật Mật Tông bằng composite

tuong phat mat tong 4

Tượng Phật Mật Tông với chất liệu composite sang trọng

Vật liệu composite được sử dụng để làm tượng Phật Mật Tông sẽ có sự khác biệt với loại thông thường. Vì tượng Phật Mật giáo Tây Tạng là sản phẩm tâm linh nên quá trình sản xuất rất được chú trọng. Tượng Phật Mật Tông composite thường được làm bằng chất liệu composite sạch, ít tạp chất nên sản phẩm sẽ bền và đẹp hơn.

6. Tượng Phật Mật Tông bằng chất liệu lưu ly

tuong phat mat tong 6

Tượng Phật Mật Tông trong suốt pha chút ánh nâu tinh tế

Vẻ đẹp của lưu ly được nhiều người ưa chuộng từ xa xưa cho đến ngày nay. Tượng Phật Mật Tông và pháp khí lưu ly luôn khiến mọi người có lòng hoan hỉ và thành kính với tông phái. Tượng Phật Mật Tông bằng lưu ly có giá trị tương đối cao. Điểm đặc biệt ở chất liệu này là tượng Phật Mật Tông lưu ly vốn nổi bật nay lại càng thu hút sự chú ý hơn khi được chiếu sáng bởi ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời.

IV. Tượng Phật Mật Tông tại Vật phẩm Phật giáo

Khi bạn biết ý nghĩa của tượng Phật Mật Tông là vật phẩm thờ phụng có ý nghĩa tinh thần như thế nào thì việc thờ phụng sẽ càng có giá trị hơn. Không chỉ dùng để thờ cúng, nhiều người chọn loại tượng này để trưng bày nhằm mang những điều tốt đẹp vào nhà và không gian thêm phần sinh động.

Nếu bạn có nhu cầu muốn sở hữu tượng Phật Mật Tông với các chất liệu được kể trên thì có thể tham khảo chi tiết hơn tại website vatphamphatgiao.com hoặc liên hệ đến hotline 08.6767.1366 để được tư vấn và mua hàng nhanh chóng hơn. Vật phẩm Phật giáo sẽ lắng nghe tâm ý của bạn, hỗ trợ bạn chọn được mẫu tượng Phật Mật Tông phù hợp.

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.