Ngũ vị tân gồm 5 loại gia vị thường gặp ở các gian bếp của các gia đình gồm có: Hẹ, hành, tỏi, kiệu, hưng cừ. Trong cửa Phật, các tăng ni Phật tử xuất gia sẽ không được phép dùng ngũ vị tân. Tuy nhiên còn các phật tử tu tại gia thì thường băn khoăn không biết có được ăn ngũ vị tân không? Sau đây, Vật phẩm Phật giáo sẽ giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến ngũ vị tân chi tiết nhất.
1. Ngũ vị tân là gì?
Ngũ vị tân chính là 5 món gia vị có mùi cay nồng vô cùng quen thuộc đối với chúng ta, bao gồm các loại sau: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), kiệu (lan thông), tỏi (đại toán) và hưng cừ (một loại gia vị có hình dáng và mùi vị giống với củ nén không có ở Việt Nam và Trung Quốc).
Ngũ vị tân gồm 5 món gia vị nồng cay là hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ
Đây là những loại có mùi vị cực kỳ đặc trưng, giúp làm tăng thêm hương vị cho các món ăn, được nhiều người ưa thích. Mặc dù vậy,theo quan niệm Phật giáo, các phật tử không nên ăn những đồ ăn có sử dụng các gia vị này vì những loại ngũ vị tân này có mùi rất hôi và nồng, đặc biệt là trước khi trì tụng.
2. Phật tử khi ăn ngũ vị tân có mang tội hay không?
Theo như truyền thống của Phật giáo, nếu là Phật tử thì nên kiêng ngũ vị tân
Nguyên nhân là bởi đây là loại thức ăn có vị nồng cay, nếu ăn thì cơ thể sẽ bị ám mùi hôi, khiến tính khí dễ nóng nảy và bị kích dục. Vì thế, trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy rằng: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận. Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thối và xa lánh.”. Vì vậy, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật đã dạy rằng: “Là phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Thế nhưng, số nghiên cứu gần đây của tổ chức WHO thì hành và tỏi có khả năng chữa các bệnh như tim mạch, cảm cúm, huyết áp, ung thư,…Vì vậy, dùng vì mục đích nhằm ngăn chặn hoặc chữa bệnh, thì ở một mức độ nào đó, người Phật tử ăn chay vẫn có thể dùng được.
Theo Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang trong Đại Đường Tây Vực Ký thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”
Còn người tu theo Mật giáo, tuyệt đối sẽ không được ăn. Bởi khi ăn ngũ vị tân, sự trì chú sẽ không còn được linh nghiệm nữa. Tuy nhiên, đối với những người tu theo Hiển giáo, không chú trọng nhiều vào sự trì chú, nên Phật cũng không có cấm tuyệt đối.
Phật tử không nên kiêng ăn ngũ vị tân theo truyền thống của Phật giáo
3. Người khi tu tại gia có được ăn ngũ vị tân không?
Với người tu tại gia, vẫn ăn mặn và chỉ ăn chay trong các ngày nhất định thì nếu ai kiêng cữ được thì vô cùng tốt, nếu không kiêng cữ thì nên hạn chế ăn quá nhiều. Nếu đã ăn rồi thì khi ngồi để trì tụng cần nên đánh răng rửa mặt cho sạch sẽ, thơm tho sẽ tốt hơn.
Phật tử tu tại gia vẫn được dùng ngũ vị tân nhưng nên hạn chế
Nếu như đã lỡ ăn ngũ vị tân thì cũng không cần quá bi quan hay lo lắng. Bởi lẽ ta vẫn đang sống tại gia nên việc để mọi thứ thật hoàn hảo tuyệt đối là điều rất khó, giữ được phần nào thì tốt phần đó.
Tóm lại, những phật tử đã xuất gia hoặc tu tại gia theo Mật tông thì tuyệt đối không được dùng ngũ vị tân. Còn với những phật tử tu theo Hiển giáo thì vẫn có thể sử dụng trong chừng mực nhất định. Tuy nhiên, phật tử nào đang ăn chay niệm Phật nếu có thể kiêng cữ, giữ gìn được thì rất tốt.
Như vậy, thông qua những chia sẻ trên đây của Vật phẩm Phật giáo, hy vọng quý bạn đọc đã có nhiều thông tin bổ ích, hiểu rõ ngũ vị tân là gì và người Phật tử có nên sử dụng ngũ vị tân không. Nếu bạn đang quan tâm hay có nhu cầu tham khảo thì vui lòng liên hệ qua hotline 08.6767.1366 hoặc truy cập website vatphamphatgiao.com để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật.