Lòng trắc ẩn là gì? Tại sao cần phải có lòng trắc ẩn trong cuộc sống?

long-trac-an-la-gi-2

Trong cuộc sống, lòng trắc ẩn luôn hiện diện xung quanh chúng ta thông qua những hoạt động đời sống thường ngày. Nó không chỉ giúp con người đoàn kết và xích lại gần nhau hơn mà còn giúp cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu sâu hơn về quan điểm “lòng trắc ẩn là gì?” trong bài viết dưới đây nhé!

I. Lòng trắc ẩn là gì?

Lòng trắc ẩn còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, như lòng từ bi, nhân ái, lòng thương cảm… Tất cả các khái niệm ấy được xem là một cung bậc cảm xúc tồn tại trong mỗi con người. Khi có lòng trắc ẩn, chúng ta dễ đồng cảm và thấu hiểu với nỗi đau của người khác hay những tình cảnh éo le của bất kỳ ai. Nói cách khác, lòng trắc ẩn liên quan đến cảm xúc, là tiền thân của sự đồng cảm. 

Lòng trắc ẩn là cảm giác thấu hiểu những nỗi đau của người khác, thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh mà không hề có bất kỳ mục đích nào khác. Đây là dạng cảm xúc hợp lý trong tự nhiên, được xem là hành động vô thức của con người. 

Con người dễ bị gợi lên cảm xúc đau khổ khi thấy các tình huống mình đã từng trải qua hay đặt mình vào vị trí của người khác để mà cảm nhận những nỗi đau của họ đang mang. Lòng trắc ẩn sẽ là tiền đề để nảy sinh thêm nhiều loại cảm xúc khác như thương cảm, đồng cảm, vị tha… tất cả đều xuất phát từ mong muốn nỗi buồn của đối phương được xoa dịu.

Người có lòng trắc ẩn xuất phát từ trí tuệ và trái tim nhân ái. Phẩm chất này thường dẫn đến những hành động tốt đẹp, giúp đời, giúp người, vì nó cho phép chúng ta cảm nhận được những sự đau khổ của người khác, là động lực để chúng ta khởi sinh lòng từ bi, thương cảm, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực dành cho ai đó.

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức phật giáo khác:

II. Những yếu tố hình thành nên lòng trắc ẩn

long-trac-an-la-gi-4

Lòng trắc ẩn là cảm giác thấu hiểu, cảm thông cho những nỗi đau của người khác

1. Đối xử tốt với bản thân

Đối xử tốt với bản thân cũng bao gồm việc tự chấp nhận bản thân, kể cả những mặt tốt lẫn mặt chưa tốt, từ đó, hoàn thiện bản thân mình. Con người không phải là sinh vật sinh ra đã hoàn hảo, chúng ta có thể mắc lỗi trong quá khứ, có thể không tài giỏi ở đa số những lĩnh vực. Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên hoàn toàn bình thường nếu bạn yêu thương chính bản thân mình.

2. Tin rằng bản thân không cô đơn trong cuộc chiến của riêng mình

Có thể bạn đang gặp khó khăn trong việc tự yêu thương cơ thể mình hay bạn là một người trẻ chưa xác định được phương hướng trên con đường sự nghiệp. Ngoài những nỗi thất vọng, bạn còn có cảm giác thất vọng mỗi bạn làm sai hay phải chịu đựng những sự khó khăn này.

Tuy nhiên, con người là sinh vật không hoàn hảo và phải chịu đau khổ theo cách này hay cách khác. Hãy tin rằng bạn sẽ không hề cô đơn, những gì bạn đã và đang trải qua cũng là những trải nghiệm của nhiều người khác ngoài kia.

3. Chánh niệm (mindfulness)

Con người chúng ta không thể chối bỏ các cảm xúc tiêu cực cũng như những khó khăn đang gặp phải. Tuy nhiên, khi bạn càng càng chối bỏ cảm xúc của bản thân, thì những cảm xúc ấy lại càng mạnh mẽ hơn. Tương tự như những khi bạn đang buồn và có ai đó an ủi bạn rằng “thôi đừng buồn nữa” hay “hãy vui lên”…

Tuy họ không có ý xấu, nhưng những cảm xúc không phải là một cái công tắc có thể bật tắt bất kỳ lúc nào. Thay vào đó, chúng ta cần chấp nhận mà không phán xét những cảm xúc là đúng hay sai. Hãy đặt mình vào vị trí của một “người quan sát” để nhìn nhận những cảm xúc và suy nghĩ của mình, thay vì cố gắng chống lại nó.

III. Tại sao con người lại cần lòng trắc ẩn?

long-trac-an-la-gi-5

lòng trắc ẩn sẽ làm cho cuộc sống của họ và những người xung quanh hạnh phúc hơn

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói “Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn. Nếu bạn muốn chính mình được hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn”. 

Trên thực tế, con người sống trên đời cần có lòng trắc ẩn, bởi bản chất của lòng trắc là một loại cảm xúc cho đi mà không mong cầu được nhận lại. Nếu nhận lại thì chúng ta sẽ nhận được sự bình an trong tâm hay những góc nhìn thú vị khác về cuộc sống và con người xung quanh.

Vì hiện tại, vẫn luôn có những con người còn đang chịu nhiều khổ đau, có như vậy, chúng ta mới có thể trân trọng cuộc sống và những gì mình đang có.

Con người có lòng trắc ẩn sẽ làm cho cuộc sống của họ và những người xung quanh hạnh phúc hơn. Lòng trắc ẩn tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật đầy tính nhân văn, một nhà lãnh đạo có lòng trắc ẩn thì người dân của họ sẽ được hưởng các chính sách nhân văn, lấy việc phát triển con người, an sinh xã hội làm trung tâm, định hướng phát triển.

Không những vậy, lòng trắc ẩn còn hiện diện giữa con người với các loài vật hay thiên nhiên đất nước. Chính vì thế, chúng ta có thể khóc khi con vật nuôi mất đi, đau xót khi những cánh rừng cháy rụi và ra sức bảo vệ động vật, thiên nhiên hoang dã từng ngày.

Lòng trắc ẩn tạo ra sự cân bằng cho phát triển của toàn xã hội. Điều này cũng có nghĩa nó là động lực để con người biết yêu thương hơn, trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn khi con người có đủ sự vị tha, cảm thông và thấu hiểu.

IV. Lợi ích của lòng tự trắc ẩn

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực của lòng tự trắc ẩn đến sức khỏe tâm lý con người. Một nghiên cứu tại Brazil với sự tham gia của 46 người nữ quản lý đã chứng minh rằng, lòng tự trắc ẩn có thể giúp giảm những triệu chứng căng thẳng và trầm cảm hiệu quả, cũng như có sự đồng cảm hơn với người xung quanh.

Trong một nghiên cứu khác tại Úc với sự tham gia của 2448 trẻ vị thành niên, lòng trắc ẩn có khả năng chữa lành những vấn đề thiếu tự tin ở trẻ, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý rất hiệu quả.

Tóm lại, việc thiếu tự tin không phải là điều tốt. Tuy nhiên, những nó có thể bị hạn chế nếu bạn rèn luyện khả năng thấu cảm và lòng trắc ẩn với chính bản thân mình. Ngoài ra, đối với những ai cảm thấy khó khăn, mệt mỏi, lòng tự trắc ẩn có thể sẽ là phương thức giúp bạn nâng cao sức khỏe tinh thần.

IV. Lòng trắc ẩn – Sợi dây gắn kết mọi người trong xã hội

Tình thương nhân loại sẽ sản sinh ra sự cảm thông và yêu thương người khác, đặt những lợi ích chung lên trên bản thân mình. Khi biết sống vì cộng đồng, bạn sẽ thấy cuộc đời của mình trở nên ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

long-trac-an-la-gi-1

Lòng trắc ẩn giúp chúng ta phát triển lòng vị tha và một đời sống an lành, hạnh phúc

1. Lòng trắc ẩn khiến chúng ta trở nên đặc biệt

Để tồn tại và phát triển, con người sẽ đuổi ba mục tiêu cơ bản đó là ăn uống, tự vệ và sinh sản. Ba mục tiêu này được tạo ra bởi những ràng buộc của sự thèm ăn, phòng thủ và trách nhiệm duy trì nòi giống. Khác với muôn thú, con người không có móng vuốt, răng nanh, vây, cánh hay áo giáp để bảo vệ cơ thể. 

Tuy vậy, sức mạnh của con người nằm ở sự đoàn kết. Để có thể trở thành khối thống nhất, sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thì chính lòng trắc ẩn và sự cảm thông đã giúp con người tách biệt khỏi thế giới hoang dã của thú vật.

Lòng trắc ẩn của con người hình thành thông qua việc chăm sóc những trẻ sơ sinh. Thể trạng của trẻ khi mới sinh ra thường mềm yếu, hoàn toàn không có khả năng tự vệ, không thể tự ăn hay bước đi, khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ cũng bị hạn chế nhiều. 

Không như con non của những loài động vật khác, trẻ con không thể bám vào mẹ mà phải được bồng bế. Chính việc bảo vệ, chăm sóc trẻ bằng tình thương của mình, những người cha mẹ đã sản sinh ra lòng trắc ẩn.

Trong những bộ lạc nhỏ, tính ích kỷ không được phép tồn tại, mọi thành viên phải sống chăm sóc, hỗ trợ nhau và chăm sóc trẻ nhỏ. Chính sự đoàn kết đó đã mang lại sức mạnh cho tất cả mọi người trong bộ lạc.

2. Ý nghĩa của lòng trắc ẩn

Hạt giống của lòng trắc ẩn phải luôn được vun trồng và chăm sóc thì nó mới có thể phát triển, đơm hoa kết trái. Một số nhà khoa học còn tin rằng là lòng trắc ẩn sẽ giúp tăng cơ hội truyền tải thành công mã gen của các bạn cho những thế hệ sau.

Ngoài ý nghĩa là bản năng tự nhiên thì 5 nguyên tắc cốt lõi bao gồm: lòng biết ơn, sự yêu thương, sự chấp nhận, ý nghĩa và sự tha thứ sẽ cho bạn cái nhìn sâu hơn về hành vi con người. Những nguyên tắc này vượt qua những mặt hạn chế của xã hội đương thời như giới tính, giai cấp, chủng tộc, thế hệ hay quốc gia.

Cũng như lòng biết ơn chân thành không kỳ vọng vào bất kỳ điều gì, lòng trắc ẩn không hề xuất phát từ bất kỳ mong đợi được đáp trả nào. Chính bởi đặc tính này sẽ khiến cho bản thân chúng ta có lòng vị tha và một đời sống an lành, hạnh phúc.

V. Làm sao để rèn luyện lòng trắc ẩn?

long-trac-an-la-gi-3

Sống tử tế, cảm thông, yêu thương chính mình và giúp đỡ người khác giúp bạn rèn luyện lòng trắc ẩn

Chúng ta luôn cố gắng sống tử tế, cảm thông, yêu thương và giúp đỡ người khác, đặc biệt là đối với những người mà chúng ta yêu thương. Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải học cách tự yêu thương chính bản thân và nhận ra giá trị của mình.

Hãy thử từng bước đối xử với bản thân như cái cách mà bạn đối xử với những người mà bạn quan tâm, yêu thương. Quan sát những phản ứng của bạn khi bạn làm sai việc gì đó, nhìn nhận những cảm xúc của bạn, lắng nghe và thấu hiểu nó mỗi ngày, từ đó, bạn sẽ hiểu được chính mình và yêu thương bản thân nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tập viết nhật ký hằng ngày, ghi lại các khó khăn, cảm xúc tiêu cực của mình. Cảm nhận nhưng đừng vội đánh giá hay phán xét chúng, sau đó hãy thử viết ra điều mà bạn sẽ nói với chính mình một cách nhẹ nhàng nhất.

Việc rèn luyện lòng trắc ẩn là một quá trình liên tục, do đó, đừng quá nóng vội và khắc nghiệt với chính bản thân mình. Hãy cho phép bản thân mình mắc sai lầm và học hỏi từ đó, dần dần bạn sẽ nhận ra sự tiến bộ của mình.

Có thể nói, lòng trắc ẩn mang lại cảm giác đồng cảm, từ đó, tạo nên sự an nhiên trong tâm hồn, giúp con người giảm bớt những khổ đau và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vật phẩm Phật giáo hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sống cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.