Tìm hiểu về đạo tràng là gì? Ý nghĩa của đạo tràng

Đạo tràng có lẽ là một khái niệm xa lạ với mỗi người. Tuy nhiên, đối với những Phật tử, đây là một khái niệm vô cùng quen thuộc. Đạo tràng xuất hiện nhiều trong các giáo lí Phật giáo. Bài viết sau đây của Vật phẩm Phật giáo sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm đạo tràng.

I. Đạo tràng nghĩa là gì?

Theo Phật giáo, đạo tràng là từ dùng để chỉ chốn tu hành như thuyết giảng, chuyển duyên, phúc quả, cúng dàng… của sư tăng. Nói chung là những gì có tính hình thức của việc làm Phật sự thì gọi chung là đạo tràng. Như vậy, theo nghĩa rộng thì đạo tràng thể hiện vị trí địa điểm và thời gian tương ứng với sự tu hành của những tu sĩ Tôn giáo.

Theo nghĩa lý tính, trong Kinh Duy Ma Cật có nói rằng “trực tâm tức thị đạo tràng”. Điều này chỉ cái tâm lương thiện, cái tâm không phân định giữa có – không, thuận – nghịch, lành – dữ… Cũng nghĩa như vậy, ngài Nam Tuyền cũng có câu nói: “Bình thường tâm thị đạo tràng”. Cả hai câu nói này có nghĩa tương tự và đã nêu lên được tâm trong sạch, sáng suốt vốn có của chính mình. Như vậy, tâm lương thiện cũng được hiểu là đạo tràng. 

Môi trường tốt nhất cho việc giác ngộ đó là ở nơi tịnh tâm trong sáng nhất. Đây cũng là nơi để hạt bồ đề được nuôi dưỡng và phát triển. Từ đây, nhiều hình thức học đạo, giảng đạo, thiền định ra đời. 

Từ phạm vi hạn hẹp của không gian địa  lí ở cách hiểu thứ nhất, đạo tràng đã được dịch chuyển nhằm chỉ một không gian rộng mênh mông nhưng vẫn nằm trong chính bản thân con người tu hành. Đây chính là chân tâm. Với quan niệm này, đạo tràng quay trở lại đúng ý nghĩa để chỉ việc giác ngộ của Đức Phật Thích Ca, cũng là nơi Đức Tất Đạt Đa gặp Phật.

Ngài Tăng Triệu, một vị thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Trung Quốc có nói rằng “nơi yên vui tu đạo là đạo tràng”, hay trong Kinh Tịnh Danh có nói: “trực tâm là đạo tràng, trực tâm là tịnh độ”. Phát triển đến một cấp độ cao hơn thì đạo tràng không chỉ là nơi tu tập hay nơi hành đạo nhằm đạt được mục đích tu hành cụ thể, mà đạo tràng chính là ý niệm chỉ vũ trụ và chỉ sự giác ngộ khi con người tu hành đạt tới những phương vị cao nhất. Đó chính là Tịnh độ hay Niết Bàn.

Vạn pháp có thể hiểu là tự tâm tạo ra cảnh sắc, con người, buồn vui sướng khổ đều nhờ tâm hoá hiện nên. Khi người tu hành kiểm soát được cái tâm ấy và trở về với bản tính thanh tịnh vốn có thì mới đạt đến sự giác ngộ. 

Ngược lại, đạo tràng còn là tự mình sinh ra và nuôi dưỡng tâm thiện lương của con người tu hành theo đức Bồ Tát tạo dựng. Bồ Tát đã dùng cái tâm từ bi và phóng hóa cảnh tượng của mình để cứu giúp và khổ độ chúng sinh. Muôn vàn cảnh tượng mà Bồ tát phóng tâm hoá hiện cũng đều là đạo tràng của Phật và là chốn tu hành cứu khổ, giúp dân, giáo hóa chúng sinh của những bậc Đại Bồ tát. 

Theo tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm thì “Từ là đạo tràng, vì Phật đối xử công bằng với hết thảy chúng sanh. Bi là đạo tràng, vì nhẫn nại các khổ nhọc”. 

Hiện nay, đối với hoạt động tu tập, giảng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo tràng là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng nhằm chỉ sự gặp gỡ của những đứa con Phật đều có chung một tâm hướng chuyên tu và theo một pháp môn tu hành trước đó đã được chọn, hay do một người sư trụ trì khác hoặc muôn vàn pháp môn của Phật chỉ dạy. 

Trong hoạt động hiện nay của đạo tràng theo Phật giáo thường có một hay vài vị sư chỉ dạy và thường được mở riêng trong không gian một ngôi chùa. Ta thường nghe nói đến như đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Bát quan trai v.v…

Đạo tràng chỉ nơi tu hành của các cao tăng

II. Nên hiểu đúng nghĩa của từ đạo tràng

Đạo tràng được định nghĩa trong Phật Quang Đại Từ Điển, quyển 2, trang 1646 như sau:

  1. Đạo tràng, trong tiếng Phạm nghĩa là Bodhi-manda. Cũng gọi Bồ đề đạo tràng, Bồ đề tràng. Đây là nơi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Bồ đề già da thuộc Trung Ấn Độ.
  2. Đạo tràng là nơi tu hành Phật đạo. Bất luận có nhà cửa hay không, phàm chỗ nào dùng để tu hành Phật đạo đều được gọi là Đạo tràng.Phẩm Như Lai thần lực trong kinh Pháp Hoa quyển 6 (Đại 9, 52 thượng), nói: “Nơi đất nước đang ở, nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, viết chép, như lời dạy tu hành, nơi trong vườn, trong rừng, dưới gốc cây, nơi tăng phường, nhà bạch y, điện đường, trong núi hang, đồng trống… nếu có quyển kinh thì nên xây tháp cúng dường. Vì sao? Vì chỗ ấy tức là Đạo tràng.”
  3. Đạo tràng giúp thúc đẩy quá trình khai tâm và tu hành của Bồ đề. Phẩm Bồ tát trong kinh Duy Ma quyển thượng dạy: “Trực tâm là đạo tràng, thâm tâm là đạo tràng, Bồ đề tâm là đạo tràng, bố thí là đạo tràng, tam minh là đạo tràng, trong khoảng một niệm biết tất cả các pháp là đạo tràng.” 
  4. Trong Mật giáo, khi tu diệu hạnh Du già thì trước tiên cần nhập phái tại một nơi nào đấy và tiếp sau đến đạo tràng thất tôn để tu Đạo tràng quán. Mục đích là quán tướng thân Phật ở những thế giới khác gọi là Bản tôn; hay quán tâm minh và Bản tôn hợp thành một.
  5. Đạo tràng là cách gọi của chùa và viện. Vua Dượng đế nhà Đường cũng ra sắc lệnh đặt cho chùa là Đạo tràng. Ngoài ra, nơi lo các chuyện Phật trong nhà cũng gọi là Nội đạo tràng, hay gọi là Nội tự. Tông Lâm Tế chuyên gọi nơi dành cho những người tăng Vân thuỷ (du phương, hành pháp) tu hành là đạo tràng. Ngài An Nhiên của tông Thiên Thai Nhật Bản gọi chỗ thọ giới là đạo tràng.  
  6. Đạo tràng dành cho các pháp hội phật giáo bao gồm: Từ bi đạo tràng, Thuỷ lục đạo tràng.  
  7. Đạo tràng, cũng gọi là Đạo Trưởng do các cao tăng từ thời Bắc Ngụy không biết quê quán

Đạo tràng là nơi tu hành Phật đạo

Trên đây là toàn bộ những thông tin về đạo tràng mà Vật phẩm Phật giáo gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tu hành của chính mình.

Nếu bạn đang tìm mua tài liệu giáo dục Phật giáo hoặc các sản phẩm Phật giáo hãy liên hệ đến Vật Phẩm Phật Giáo qua hotline 08.6767.1366 để được hỗ trợ tận tình. Vật phẩm Phật giáo là đơn vị cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận tại Việt Nam. 

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.