Kinh Pháp Cú: Ý nghĩa và cách trì tụng kinh tại nhà

kinh phap cu

Suốt 45 năm thuyết pháp của Đức Phật, kinh Pháp Cú đã tóm thâu tinh hoa từ nhiều quyển kinh khác nhau. Do đó, nhiều tác giả coi bộ kinh này như Thánh Thư của đạo Phật. Vậy, kinh Pháp Cú bao gồm những nội gì và ý nghĩa ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết được chia sẻ bởi Vật phẩm Phật giáo dưới đây.  

kinh phap cu

Tổ đình Phước Hậu – ngôi chùa có vườn kinh Pháp Cú duy nhất tại Việt Nam 

I. Nguồn gốc của kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ biến nên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. 

Trong đó, Pháp là đạo lý, chân lý, Cú là những lời nói ngắn gọn ( câu kệ). Vì vậy, Pháp Cú mang nghĩa là những câu kệ chân lý của Đức Phật và được áp dụng trong 300 trường hợp giáo hóa khác nhau. Thời Đức Phật còn tại thế. những câu kệ này được giảng dạy bằng lời nói. Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, các vị đệ tử của Ngài mới họp nhóm để đọc lại và ghi chép thành sách. 

kinh phap cu

Phải có tu học thật sự thì chúng ta mới có thể hiểu được những châu báu trong kinh Pháp Cú 

Ngoài ra, kinh Pháp Cú cũng được xem là một trong những tuyệt tác phẩm của nền văn chương Ấn Độ. Tại Việt Nam, bản dịch thành thơ của hòa thượng Thích Minh Châu được sử dụng rộng rãi. Trong đó, các câu Pháp Cú được sắp xếp thành 423 bài kệ, chia ra thành 26 phẩm theo như hình thức hiện nay để phù hợp với độc giả, thính giả. 

II. Ý nghĩa của Kinh Pháp Cú

Vì mang tính chất lâu đời từ nhiều thế kỷ nên kinh Pháp Cú là một trong những văn tự cổ xưa nhất của đạo Phật. Mỗi phẩm trong kinh sẽ đặt trọng tâm vào một đề tài chính và mỗi bài kệ sẽ chứa đựng nội dung rất súc tích và căn bản nguyên thủy của Đức Phật. 

Kinh Pháp Cú được ví như những ngọn đuốc soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ trăng (nhìn hướng chỉ của ngón tay để thấy được trăng – sự thật). Đọc những bài kinh chúng ta như được nghe trực tiếp lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại.

kinh phap cu

Một trong những lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú 

Trong kinh có nhiều bài đơn giản và dễ hiểu, nhưng cũng có những bài cần sự chiêm nghiệm mới hiểu được. Do đó, người học cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có thể đọc thêm các tích truyện và tra cứu các bản chú giải. 

Đức Phật cũng đã từng tuyên bố rằng Ngài chỉ là người chỉ đường để mọi người nương theo đó mà đi, tự trải nghiệm và chứng đạt giác ngộ cho mình. Ngài không thể cứu rỗi hay độ trì cho ai được cả, chỉ chính bản thân mỗi người mới có thể tự giải thoát cho chính mình. 

kinh phap cu

Đạo Phật là đạo mà tự mỗi người phải thực hành để thoát khỏi vô minh, đi đến Niết bàn, không phải là đạo để cầu xin độ trì 

Do vậy, để đạt được hiệu quả thì người đọc không chỉ cần chú tâm còn phải đem ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Bởi lời kinh sẽ khơi nguồn cảm hứng cho một lối sống đẹp diệu kỳ, có một niềm tin vững chắc trên con đường thoát khỏi khổ đau do chính mình tạo nên.

III. Một số bản dịch kinh Pháp Cú bản tiếng Việt

Dưới đây là một số bản dịch của kinh Pháp Cú bản tiếng Việt phổ biến mà bạn có thể tìm đọc:

  • Bản dịch của Hòa thượng Thích Thiện Siêu – NXB Phú Lâu Na ấn bản tại Hoa Kỳ Phật lịch 2546 – 2002.
  • Kinh Lời Vàng do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản Pali theo thể văn kệ
  • Bản dịch của các Ni sinh thuộc thiền viện Viên Chiếu dựa trên bản chữ Anh của học giả giả Eugène Valson Buxlingame do NXB TP. HCM ấn hành năm 1999. Đối với bản dịch này, mỗi câu kinh có nêu rõ lý do Phật nói ra câu kinh đó và kèm theo một mẫu chuyện
  • Bản dịch do luật sư Đinh Sĩ Trang dịch, có tựa đề là Lời phật dạy ấn hành năm 1997 tại Úc. 

IV. Cách trì tụng kinh Pháp Cú

Về cách thức trì tụng kinh Pháp Cú sẽ tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người mà có thể linh hoạt sao cho phù hợp, nhưng cơ bản sẽ gồm các bước sau đây:

  • Cần vệ sinh sạch sẽ và mặc trang phục chỉnh tề.
  • Sau đó, bước đến thắp hương lên bàn thờ Phật và lạy 3 lạy, giữ nguyên tư thế chắp tay và tụng một bài Kinh mà mình đã chọn. Phật tử có thể tụng đầy đủ Phẩm nếu như có đủ thời gian.
  • Trong khi tụng, Phật tử có thể tụng thành tiếng hoặc tụng thầm. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng vì chủ yếu là sự thành tâm.
  • Trong khi hành trì thì các Phật tử cần phải có chánh niệm tuyệt đối, cần loại bỏ ý niệm đời thường thì việc trì tụng mới trở nên ý nghĩa hơn.

Kinh Pháp Cú nếu được ứng dụng trong đời sống thì đem đến sự an lạc cho tâm và tạo nên nếp sống chan hòa, lạc quan cho mỗi người. Cùng đón đọc thêm nhiều bài viết giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận khác của Vật phẩm Phật Giáo.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.