Hướng dẫn chi tiết cách sám hối tại nhà

cach-sam-hoi-tai-nha-49

Sám hối là một trong những cách giúp con người chúng ta có thể giải trừ bớt những tội lỗi mà bản thân đã gây ra trước đó. Ngoài ra, nó còn giúp cho bản thân luôn được cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an nhiên và tự tại. Vậy làm thế nào để có thể tự sám hối tại nhà? Bài viết dưới đây, Vật phẩm Phật giáo sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết quy trình cách sám hối tại nhà.

I. Cách sám hối tại nhà

Cách sám hối mang lại hiệu quả nhất đó là bạn nên đối trước Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng), tự tâm nói ra hết toàn bộ những tội lỗi mà bản thân đã gây ra trước đây. Vì được Tam Bảo và chư Tôn Long Thần Hô Pháp chứng giám nên mọi tội lỗi của bạn sẽ được giải trừ. Tuy nhiên, nếu nhà bạn chưa có bàn thờ Phật thì bạn cũng có thể đối trước bàn thờ gia tiên hoặc thần linh để thực hiện nghi thức sám hối. Nếu ở những nơi không có bàn thờ thì có thể quay mặt về hướng Tây và bắt đầu làm lễ, như vậy cũng có thể mang lại hiệu quả tốt cho bạn. 

Nếu Tụng kinh sám hối thì bạn nhất thiết phải ăn chay để giữ giới, chỉ có như vậy  mới chiêu cảm được nhiều công đức. Tụng kinh cũng cần rất nhiều thời gian, nếu không chí tâm đọc kinh thì mặc dù có về mặt gieo duyên nhưng sẽ không bao nhiêu về mặt ích lợi. Vậy nên chỉ có lạy Phật sám hối là phương thức hiệu quả nhất đối với thân phận tại gia.   

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức Phật giáo liên quan khác: 

II. Lợi ích của việc sám hối

Đối với những ai có bệnh tật, thói xấu hay gặp những hậu quae xấu do ác nghiệp gây ra như ốm đau không thể điều trị, nghiệp ngập, cờ bạc, bệnh tham dục, bệnh ác khẩu, ưa gây gổ, chửi mắng nặng lời, bệnh gian dối lừa gạt,… đều có thể thực hành sám hối tại nhà để loại trừ những tật xấu tệ hại, gây đau khổ cho gia đình và bản thân về sau.

cach-sam-hoi-tai-nha-4

Sám hối là cách thức giúp mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống

III. Sám hối tại nhà thực hiện qua những quy trình nào?

1. Chuẩn bị trước sám hối

Bạn có thể thực hiện sám hối bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần tắm gội sạch sẽ, quần áo gọn gàng (quần áo dài). Trước tiên, bạn cần lau dọn và tỉa chân nhang trên bàn thờ để tạo sự thanh lịch.

Lễ lạt: Tuyệt đối không sử dụng đồ mặn, vàng mã cũng không nên quá nhiều mà chỉ cần chút ít gọi là, nếu không có thì càng tốt hơn. Nếu như bạn có điều kiện hơn thì có thể mua thêm chút hoa quả nhưng cũng chỉ với số lượng ít. Nếu không có những món đồ trên thì chỉ cần một chén nước sạch và thắp hương là được, càng đơn giản lại càng tốt. Vì Phật pháp nhiệm màu ở nơi chân tâm, hướng thiện làm lành nên không cần cầu kì ở khâu lễ vật.

2. Pháp sám hối 

Thắp một nén nhang lên bàn thờ, sau đó quỳ xuống và chắp tay ở trước ngực, niệm Nam mô A Di Đà Phật ba lần, mỗi lần một lạy rồi tiếp tục thực hiện các nghi thức bên dưới đây. 

3. Phát nguyện sám hối

Bạn nên lựa chọn khung giờ yên tĩnh, tốt nhất là nên sám hối trong khoảng từ 4 đến 7 giờ sáng. Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ và thay bộ y phục gọn gàng. Tiếp theo là thắp ba cây nhan, gõ ba tiếng chuông (nếu có) và quỳ gối nói lời phát nguyện sám hối: 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Đọc lời nguyện: Đệ tử con tên là…..Pháp danh…… tuổi…..sinh ngày….. tháng….năm…..Hôm nay đối trước bàn thờ Phật và ông bà tổ tiên, con xin thành tâm cử hành phép Sám Hối, cầu nguyện các nghiệp xấu của con đã tạo từ nhiều kiếp trước tới nay được tiêu trừ, tâm lành mỗi ngày thêm rộng lớn, mọi chuyện tốt đẹp, gia đình hạnh phúc…. Cúi xin mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát từ bi gia hộ.

(nguyện xong cắm hương và bắt đầu lạy)

Đệ tử con tên là….Pháp danh…. Từ trước đến nay vì do ba nghiệp tham sân si từ thân miệng ý phát sinh ra, hôm nay đệ tử chí thành xin sám hối (bạn cần phải đọc câu này trước khi xướng lên từng danh hiệu Phật bên dưới).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Tỳ Lô Giá Na Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (10 lạy).

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đạo Tràng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát (8 lạy).

Sau khi đã đủ 108 lạy thì quỳ xuống đọc lời hồi hướng và phát nguyện.

Phát nguyện:

Sám hối pháp thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên

Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phước huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Bao nhiêu nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng an lạc

Oan gia về niết bàn

Cùng pháp giới chúng sanh

Đồng trọn thành phật đạo

Mỗi ngày bạn nên sám hối một lần, liên tục như vậy trong vòng ba tháng thì sẽ thấy rõ hiệu quả, bệnh tật thuyên giảm hay toại nguyện ý muốn.

Nếu sức khỏe không được tốt hoặc không đủ thời gian để lạy đủ 108 lạy một lần thì bạn có thể chia ra một ngày thực hành sám hối hai lần, mỗi lần có thể lạu 54 lạy thay vì 108 lạy. Như vậy, mỗi khi niệm một danh hiệu Phật hay Bồ Tát thì bạn cũng có thể lạy 5 lạy thay vì 10 lạy. 

Nếu bạn là người lớn tuổi, thân thể không tốt và không thể lạy thì có thể ngồi yên trên ghế chắp tay và thành tâm đọc lời sám hối cũng mang lại hiệu quả tốt.

cach-sam-hoi-tai-nha-44

Thành tâm phát nguyện sám hối giúp bạn đạt được những ý nguyện

4. Lạy Phật để sám hối

Bạn nên nhớ rằng khi lạy Phật là phải gieo năm vóc, chí tâm và cung kính. Tùy theo sức khỏe và thời gian mình có mà lạy Phật. Trong lần đầu tiên bạn chỉ nên lạy trong khoảng 1 giờ. Lưu ý là thân lạy Phật còn miệng thì niệm Phật. Mỗi lần lạy niệm Phật thì không nên để tâm suy nghĩ bậy bạ. 

5. Kết thúc quy trình sám hối

Con nguyện hồi hướng toàn bộ công đức lạy Phật này cho khắp pháp giới chúng sanh cùng lìa khổ được vui. Cùng nương vào Bản nguyện của đức Từ phụ A Di Đà Phật. Cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc. Nam mô A Di Đà Phật( 03 lần, mỗi lần 1 lạy rồi lui ra).

IV. Cách sám hối thay cho oan gia trái chủ

Trước khi hành lễ sám hối, người bái sám có thể âm thầm suy nghĩ đến những oan gia trái chủ hay quyến thuộc chưa tin Phật. Dù họ còn sống hay đã mất thì người bái sám chỉ cần chư vị niệm tên họ và triệu thỉnh trong âm thầm. Nếu như oan gia trái chủ đến trước phật thì xem như là chỉ có chút thiện duyên mong manh với Phật. Nếu họ phát tâm chịu tham dự vào pháp hội sám hối lễ Phật thì chắc hẳn sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt. 

Khi bạn niệm tên của họ đồng nghĩa với việc bạn cho họ một vé vào cửa để tham dự lễ sám hối. Họ đối với bạn sinh tâm cảm kích nên cả hai có thể cùng nhau hóa giải oán hận. Khi bạn tụng kinh sám hối và thỉnh mời các oan gia trái chủ vào tham gia thì họ còn có thể sẽ hướng bạn báo tin tha thứ trong mộng. Tất nhiên, để đạt được điều đó thì bạn nên kiên trì niệm kinh mỗi ngày và nghiêm trì giới luật thì mới đạt được kết quả đó. 

cach-sam-hoi-tai-nha-48

Niệm tên oan gia trái chủ giúp họ sám hối

V. Sám hối thay cho người thân

Một đại sư Ấn Quang đã kể một câu chuyện tại pháp hội “Hội Quốc Tiêu Tai” nơi Thượng Hải rằng mẹ của cư sĩ Hoàng Hàm ở Thượng Hải không thể ăn chay và hơn nữa, bà không tin việc ăn chay là cần thiết khi tu học theo Phật. Sau khi thỉnh giáo đại sư Ấn Quang và được khuyên mỗi ngày nên ở trước Phật, sớm tối sám hối nghiệp chướng thế cho mẹ do tình mẫu tử tương quan thiêng liêng, cộng với lòng thành thì sẽ được cảm ứng. 

Hoàng Hàm đã làm theo lời đại sư và hơn một tháng sau đó, mẹ ông ấy đã phát tâm ăn chay trường. Trước đó, bà thà ăn cơm trắng chứ nhất quyết không chịu dùng bữa chay nhưng sau khi được con trai tụng kinh sám hối thay thì bà bỗng nhiên đổi ý, tự tâm ăn chay. 

Như vậy, lời dạy của đại sư Ấn Quang rất đáng để chúng ta học hỏi theo. Hàng ngày, mỗi chúng ta đều có thể tạo ra biết bao nhiêu nghiệp thiện ác. Nếu như tính cả đời thì có lẽ nghiệp chướng của mỗi người có thể lên đến hàng ngàn, hàng vạn lần. Do đó, mỗi người cần có sự ăn năn sám hối để không phải hứng chịu luật nhân quả luân hồi.

Bài viết trên, Vật phẩm Phật giáo đã tổng hợp những thông tin bổ ích có liên quan đến cách sám hối tại nhà giúp bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ không còn thắc mắc về cách chuẩn bị trước nghi thức sám hối cũng như quy trình sám hối tại nhà. 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.