Bát chánh đạo là gì? Nội dung tám thành phần chính trong Bát Chánh Đạo

bat-chanh-dao-la-gi-17

Bát Chánh Đạo là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong giới tu hành hoặc đối với những người có tâm thiện hướng về Phật giáo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết đến và thắc mắc bát chánh đạo là gì? gồm những thành phần nào? Bài viết dưới đây, Vật phẩm Phật giáo sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.

I. Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh đạo hay Bát Thánh đạo, Bát Chính đạo mang ý nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được nhắc đến trong Đạo đế. Con đường chân chính tám chi đó bao gồm Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Trong Phật giáo, con đường tám chi này thường được biểu tượng bằng hình vẽ chiếc bánh xe có tám nan hoa tượng trưng cho tám chánh. 

II. Chánh Kiến là gì?

Chánh Kiến được hiểu là sự hiểu biết về Khổ, về nguyên nhân của Khổ, hiểu biết về sự chấm dứt Khổ và con đường đi đến nơi dứt Khổ. Nhưng trong một số kinh sách khác, do Chánh Kiến bao gồm cả hai khía cạnh là Thế Tục và Siêu Thế nên nó có thể được hiểu là bao gồm cả hiểu biết về Lý Duyên Sinh và về bản chất thật sự của sự vật,… Trong Thế Tục, Chánh Kiến bao gồm sự hiểu biết luật Nghiệp Báo và hiểu biết vế bản chất thật của tâm và vật chất qua Thiền Minh Sát,… Chánh Kiến còn được hiểu là hiểu biết về Bốn Chân Lý Cao Thượng theo giải thích trong Kinh Đại Niệm Xứ.

Để có thể đạt được Chánh Kiến thì chúng ta cần phải có Chánh Tư Duy. Đầu tiên, chúng ta cần có sự tin tưởng vào luật Nghiệp Báo (Kamma). Tiếp theo đó là có sự hiểu biết về bản chất thật sự của thân và tâm. Chúng ta cần phải biết vật chất và tâm sinh ra tại mọi thời điểm đều sẽ biến mất ngay. Vì vậy, vật chất và tâm là bất toại nguyện, là vô thường. 

Vào thời điểm giác ngộ, tức là lúc chứng đạo, Chánh Kiến sẽ thấy rõ được Bốn Chân Lý Cao Thượng.

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức Phật giáo liên quan khác: 

bat-chanh-dao-la-gi-1

Chánh Kiến là sự nhận thức rõ và đúng đắn về những vấn đề liên quan đến Khổ

III. Chánh Tư Duy là gì?

Chánh Tư Duy là tư tưởng thoát khỏi tham, sân, hại hay hung bạo. Tư tưởng thoát khỏi tham là tư tưởng không đi kèm với ham muốn, khao khát, thích thú. Đó chính là tư tưởng về sự từ chối, dứt bỏ và tư tưởng về việc mang lại những điều tốt đẹp cho người khác. 

Tư tưởng thoát khỏi sân hận hay còn gọi là tư tưởng từ ái (mettā), là tư tưởng phối hợp với sự ghét bỏ, muốn giết hay muốn một ai đó bị giết hại, bị hủy diệt. Tư tưởng thoát khỏi sân hận như vậy gọi là Chánh Tư Duy. 

Tư tưởng thoát khỏi hại là tư tưởng mong muốn thoát khỏi sự hung bạo, không mong muốn làm tổn thương hay làm hại đến người khác, không muốn người khác bị đau khổ về thể chất như bị đau đớn cơ thể, bị thương,… và cũng không mong muốn họ bị tổn thương về tinh thần. Tư tưởng thoát khỏi cái hung bạo, không làm tổn thương đến người khác như vậy gọi là Chánh Tư Duy. 

IV. Chánh Ngữ là gì?

Chánh Ngữ là ngăn ngừa tà ngữ, giữ hoặc không cho tà ngữ phát sinh. Có bốn loại tà ngữ: nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời nói dữ (chửi rủa, khinh bỉ, mắng nhiếc), nói lời vô ích. Khi bạn giữ không cho phạm phải các tà ngữ này tức là bạn có Chánh Ngữ. 

Chánh Ngữ ở đây có thể hiểu là “giữ giới” hoặc “không để cho xảy ra”. Mặc dù được gọi là Chánh Ngữ nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng: Chánh Ngữ chỉ sinh ra khi chúng ta biết giữ giới không nói dối, không nói lời nói dữ, lời vô ích hay lời đâm thọc.

Khi chúng ta nguyện không nói dối, không nói lời đâm thọc, lời nói dữ, lời vô ích tức là chúng ta đang giữ giới. Giữ giới trong Chánh Ngữ có nghĩa là kiểm soát lời nói, kiểm soát miệng của bản thân. Sự kiểm soát này được gọi là giới (Sīla). Giới được định nghĩa giống như đạo đức. 

Như vậy, bản chất của Chánh Ngữ là giữ giới, là có đạo đức vì khi không nói dối hay nói lời đâm thọc người khác,… là chúng ta đang kiểm soát, tức là giữ giới. 

bat-chanh-dao-la-gi-12

Giữ giới, kiểm soát lời nói giúp chúng ta có đạo đức, có Chánh Ngữ

V. Chánh Nghiệp là gì?

Chánh Nghiệp được hiểu là nguyện ngăn ngừa, gìn giữ và thu thúc để không phát sinh những hành vi như trộm cắp, tà dâm, sát sinh. Đó cũng được gọi là giữ giới. Làm được những việc như thế tức là bạn đã kiểm soát được chính mình, kiểm soát được những tác động về thân. 

Khi bạn tiết chế bản thân và bắt đầu những tập tánh tốt như không giết hại (thu thúc để không sát sinh), không lấy của không cho (đó là bạn đang thu thúc không trộm cắp) hay bạn giữ để không phát sinh tà dâm là bạn đã kiểm soát được những hành động tác hại về thân. Những hành vi đó cũng mang ý nghĩa của giới luật. Như vậy, khi bạn biết kiểm soát bản thân để không phát sinh những hành vi sai lầm kể trên là bạn có Chánh Nghiệp.

VI. Chánh Mạng là gì?

Chánh Mạng nghĩa là tránh xa những loại nghề nghiệp không chân chính. Mọi người sống là phải làm việc, có nghề nghiệp để nuôi thân nhưng trong xã hội có một số loại nghề nghiệp không chân chính. Đối với những nhà Sư khi mang bát đi xin ăn thì Chánh Mạng là không được đón nhận 4 loại vật dụng sau: chỗ ở, y phục, thực phẩm và thuốc men một cách không chân chính hay bằng những phương tiện sai trái. Nếu bạn tránh được những nghề nghiệp sai trái và làm những nghề nghiệp chân chính tức là bạn có Chánh Mạng.

Theo Vi Diệu Pháp, Chánh Mạng là không vi phạm bốn giới về khẩu và ba giới về thân. Khi bạn giữ giới về thân khẩu là bạn đang thực hành Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp, nhưng khi bạn giữ giới liên quan đến nghề nghiệp hay cách thức nuôi mạng sống của mình thì tức là bạn đang thực hành Chánh Mạng.

VII. Chánh Tinh Tấn là gì?

1. Ngăn chặn những bất thiện chưa khởi sinh

Loại thứ nhất là những bất thiện chưa bao giời khởi sinh trong tâm ta trong bất cứ lúc nào ở kiếp sống này. Những bất thiện này được gọi là “những tâm chưa bao giờ khởi sinh”. Chúng ta cần phải có tinh tấn với những bất thiện này. Mặc dù chúng chưa khởi sinh trong chính chúng ta nhưng cũng có thể nhận thấy những bất thiện này ở người khác. Khi thấy tâm bất thiện khởi sinh ở người khác và chúng ta có suy nghĩ cố gắng tránh xa và giữ không để cho chúng khởi sinh trong tâm ta. Một người tinh tấn như vậy chính là tinh tấn ngăn chặn những bất thiện chưa khởi sinh.  

2. Loại bỏ những bất thiện đã khởi sinh

Loại bỏ những bất thiện đã khởi sinh có nghĩa là trước đây bạn có thể đã làm những điều bất thiện hay có tâm bất thiện và nay bạn tinh tấn để loại trừ chúng. Nếu như bạn cảm thấy hối hận hay phiền muộn đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra những Nghiệp bất thiện mới. Như vậy là bạn đang nhân lên gấp bội tâm bất thiện và làm cho chúng ngày càng tệ hơn. Bạn không nên luôn suy nghĩ đến những bất thiện đã khởi sinh mà hãy cố gắng làm những điều thiện, điều tốt cho xã hội. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ được những bất thiện đã khởi sinh.

3. Tinh tấn giúp phát sinh những thiện tâm chưa có

Có thể có những thiện tâm chưa khởi sinh bên trong bạn như việc bố thí cúng dường bạn chưa từng làm, chưa hành thiền hay một số giới luật bạn chưa giữ,… Bạn cố gắng tinh tấn để đạt được những tầng thiền hay cố gắng để phát sinh những thiện tâm trước đây chưa khởi sinh.

4. Tinh tấn giúp phát triển những thiện tâm đã có

Tinh tấn để phát triển những thiện tâm đã có nghĩa là tiếp tục thực hành các việc thiện đã làm. Tuy nhiên, không nên thỏa mãn hay hài lòng với bản thân về việc đã làm trong một giờ, một ngày hay trong một khóa thiền vài ngày,… mà phải liên tục hành thiền nhiều lần, có như thế thì mới có thể phát triển những thiện tâm.

bat-chanh-dao-la-gi-5

Tượng Phật tổ như lai hành thiền

VIII. Chánh Niệm là gì?

Chánh Niệm là một tâm sở mà nhờ vào đó bạn có thể nhớ được sự vật. Đặc tính của Chánh Niệm là chìm sâu vào đối tượng hoặc hoàn toàn ý thức vào đối tượng mà không hời hợt. Công năng của Chánh Niệm là nhớ, luôn luôn giữ đề mục trong tầm quan sát của mình. Khi hành thiền, bạn phải luôn ghi nhận và ghi nhớ những sự vật xảy ra ở hiện tại. Biểu hiện của Chánh Niệm là luôn mặt đối mặt với đề mục, canh phòng để không rơi vào chỗ thất niệm.

Người ta cũng gọi Chánh Niệm là quan sát hoặc theo dõi. Có 4 nền tảng của Chánh Niệm là quan sát thân, thọ, tâm, pháp hay niệm thân, thọ, tâm, pháp. Khi hành thiền, bạn cần phải hành tất cả các sự quan sát đó nhưng không phải cùng lúc mà bạn chỉ cần chú tâm đến đối tượng đang xuất hiện ở hiện tại và nổi bật mà thôi.

IX. Chánh Định là gì?

Các Đức Phật khi giảng giải về Chánh Định thường hay giải thích về bốn tầng thiền (Jhāna). Như vậy, Chánh Định được hiểu là tầng thiền thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư. Bốn tầng thiền này là bốn tầng thiền định, có thể thực hành trước hoặc khi đang hành thiền.

Đức Phật lấy bốn tầng thiền này để chỉ cho Chánh Định, mặc dù chúng thuộc về Thiền Định nhưng chúng có thể làm căn bản cho Thiền Minh Sát. Ở đây, “Sát Na Định” cũng được hiểu là Chánh Định bởi vì nếu không có Sát Na Định thì cũng sẽ không có Thiền Minh Sát, tức là cũng không có Giác Ngộ.

bat-chanh-dao-la-gi-16

Hành thiền là một trong những phương thức giúp đạt được Chánh Định

X. Công năng và lợi ích của việc tu tập Bát chánh đạo

1. Công năng

  • Cải thiện tự thân: Những người thường xuyên tu tập Bát chánh đạo sẽ giúp cải thiện được những hành vi bất chính, tạo cho tự thân một cuộc sống chân chính mang nhiều ích lợi và thiện mỹ.
  • Cải tạo hoàn cảnh: Thế giới quan bên ngoài được hình thành từ tâm niệm và là kết quả của tâm niệm. Do đó, nếu thường xuyên thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể cải tạo được một thế giới hoàn mỹ.
  • Làm căn bản cho chánh giác: Bát chánh đạo chính là nền tàng đầu tiên cho sự giác ngộ chân chính.

2. Lợi ích

  • Nắm được những kiến thức chân chính, không bị mê hoặc, lôi cuốn bởi những đạo tà giáo
  • Suy nghĩ chơn chánh, không bị sa vào những lỗi lầm đen tối
  • Lời nói chân chính, có lợi cho bản thân và người khác
  • Hành động chân chính, không tổn hại đến người khác
  • Đời sống chân chính, không bị người khác khinh rẻ, chê bai, thay vào đó là sự kính trọng và ngưỡng mộ
  • Siêng năng chơn chánh hơn sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp
  • Thiền định chơn chánh giúp phát triển trí huệ và Phật quả viên thành

Như vậy, qua bài viết trên có thể hiểu Bát Chánh Đạo chính là phương pháp tu phổ biến tại gia lẫn xuất gia mà bạn có thể thực hiện được trong bất cứ hoàn cảnh hay môi trường nào. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích trên của Vật phẩm Phật giáo sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về Bát Chánh Đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.