Trong Phật giáo, thất tình lục dịch chỉ những cảm xúc của con người như Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Dục. Đây là những cảm xúc khiến con người đem lòng yêu thương cũng như nổi lên ham muốn. Vậy thất tình lục dục là gì? Ý nghĩa chính xác của thất tình lục dục là gì? Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu chi tiết về thất tình lục dục qua bài viết dưới đây.
Thất tình lục dục khái quát nỗi khổ của con người do 7 thứ cảm xúc và 6 loại dục vọng gây ra
I. Thất tình lục dục nghĩa là gì?
Thất tình lục dục là một thuật ngữ trong Phật giáo. Theo đó, thất tình chỉ 7 sắc thái biểu cảm của con người như vui mừng, giận hờn, buồn bã, vui vẻ, ghét, yêu, ham muốn. Còn lục dục là 6 nguyên nhân khiến con người đem lòng yêu mến ai đó. Vậy nên, thất tình lục dục trong Phật giáo chỉ những cảm xúc của con người trong cuộc sống thường ngày. Thất tình lục dục khiến con người đánh mất lý trí và không thể kiểm soát được bản thân.
II. Ý nghĩa của thất tình lục dục
1. Ý nghĩa của thất tình
Ý nghĩa của thất tình trong quan điểm của Phật giáo
Trong Phật giáo, thất tình là trạng thái tâm lý của con người liên quan đến cảm xúc, tình cảm bao gồm: hỷ – mừng, nộ – giận, ai – buồn, lạc – vui, ái – yêu, ố – ghét, dục – muốn. 7 sắc thái biểu cảm của con người cụ thể:
- Hỷ: là niềm hạnh phúc, mừng rỡ được thể hiện qua ánh mắt, các cử chỉ hạnh phúc trên gương mặt của con người. Hỷ chính là trạng thái cảm xúc khi con người đặt được thành công.
- Nộ: là sự bực bội, tức giận khi con người cảm thấy không vừa lòng một điều nào đó. Đôi khi sự bực bội có dẫn đến con người có những hành động mất kiểm soát.
- Ai: là sự buồn rầu, đau khổ khi cong người làm mất một thứ nào đó. Trạng thái đau khổ, buồn rầu này rất dễ nhận biết, con người chỉ cần nhìn qua hành động và cách ứng xử có thể thấy rất rõ.
- Lạc: là sự vui mừng nhưng thể hiện nhẹ nhàng hơn so với hỷ. Tuy nhiên, niềm vui này không kéo dài lâu mà chỉ là nhất thời.
- Ái: là biểu hiện của tình cảm với một hiện tượng hay sự vật nào đó. Sắc thái biểu cảm ái có thể hiểu là sự nhân ái của một người dành cho người khác.
- Ố: là trạng thái ghét, bực tức sự vật hay một hiện tượng nào đó khiến con người cảm thấy không vừa lòng. Biểu cảm ố của con người được sinh ra sự đố kỵ, ganh ghét, không tự tin vào bản thân.
- Dục: là biểu hiện cho sự khát vọng, ham muốn về một điều gì đó mà con người chưa sở hữu được. Sự khát vọng, ham muốn này của con người có thể là quyền lực, địa vị hay tiền tài.
2. Ý nghĩa của lục dục
Ý nghĩa lục dục trong Phật giáo
Lục dục được chia thành 2 khía cạnh là những ham muốn về thể xác với người khác và sự ham muốn đối với đối tượng bên ngoài. Cụ thể về 2 phía cạnh trong lục dục:
Đối với phía cạnh ham muốn về thể xác ở người khác giới:
- Sắc dục: là nét đẹp của đối phương khiến bạn lung lay và mê mẩn. Tóm lại sắc dục chính là ham muốn về vẻ đẹp bên ngoài của người khác.
- Hình mạo dục: là sự mê mẩn của bản thân về vóc dáng và hình thể của người khác giới.
- Oai nghi dục: là sự cuốn hút về các động tác, cử chỉ của người khác giới.
- Ngôn ngữ âm thanh dục: đối với người khác giới, âm thanh đôi khi có sự quyến rũ, mê hoặc rất lớn. Bởi có trường hợp người khác giới tuy không đẹp nhưng vẫn phát ra những âm thanh cực quyến rũ.
- Tế hoạt dục: là cảm xúc của bản thân và người khác giới khi có những va chạm với nhau. Những va chạm này dẫn đến sự xúc chạm và có thể tạo ra cảm giác thân thuộc, lôi cuốn.
- Nhân tướng dục: là tướng mạo vẹn toàn không chỉ dáng vẻ sang trọng, quý phái mà còn sở hữu các nét đẹp hiền hậu. Do đó, những đối tượng này nhanh chóng thu hút người khác.
Đối với khía cạnh ham muốn ở các đối tượng bên ngoài:
-
- Nhãn dục: là một trạng thái biểu hiện cho sự thích thú về cái nhìn. Điều này có nghĩa là chính hình sắc bên ngoài của đối tượng làm cho con người yêu thích và say mê.
- Nhĩ dục: là tình cảm của con người đối với với những âm thanh gây ra. Âm thanh này không chỉ tiếng nói của người khác giới mà còn là tất cả các tiếng động mà bản thân nghe thấy.
- Tỷ dục: là sự say mê của con người vào một hoặc nhiều loại mùi vị khác nhau. Tóm lại tỷ dục chính là mùi vị nào đó khiến cho con người khó có thể quên.
- Thiệt dục: chỉ sự chìm đắm của con người vào những món ăn. Mỗi con người sẽ có một sở thích riêng biệt về mùi vị thức ăn và ngay sau đó bị hương vị này điều khiển.
- Thân dục: đối tượng của thân dục chính là tất cả mọi thứ, mọi điều làm cho bản thân con người cảm thấy thích thú.
- Ý dục: là hình tượng hoặc hình ảnh được các giác quan của con người thu nhận và quan tâm.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Vật phẩm Phật giáo về thất tình lục dục trong Phật giáo. Vật phẩm Phật giáo hy vọng những chia sẻ trong bài hữu ích giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn về khái niệm và ý nghĩa của thất tình lục dục. Qua đây bạn đọc thấu hiểu 7 thứ cảm xúc của con người và 6 loại dục vọng khó sửa đổi của con người.
Nam mô A Di Đà Phật!