Quan Âm Diệu thiện là vị Bồ Tát không còn quá xa lạ với những người am hiểu về Phật giáo, những người Phật Tử. Ngài đại diện cho lòng từ bi, cứu độ chúng sanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hết những truyền thuyết về bà. Để hiểu hơn về Quan Âm Diệu Thiện cũng như con đường tu tập của ngài hãy cùng Vật Phẩm Phật giáo theo dõi bài viết sau đây.
Những điều cần biết về Quan Âm Diệu Thiện
I. Quan Âm Diệu Thiện là ai?
Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Nam Bắc triều (420-589) Ấn Độ có một quốc gia tên là Diệu Trang, quốc vương đất nước này là Diệu Trang Vương, ông cùng vợ đã sinh ra ba người con gái như hoa tựa ngọc đó là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Tuy cùng sinh ra song tính cách của ba cô công chúa khi bé lại vô cùng khác nhau. Đại công chúa Diệu Nhan lúc nào cũng thích trang điểm ăn vận xinh đẹp, còn về nhị công chúa Diệu Âm, cô lại thích đắm chìm trong những buổi biểu diễn và nghi lễ của triều đình, cô con gái út Diệu Thiện lại luôn muốn đến chùa, chăm chỉ nghiên cứu kinh sách, ngày ngày tụng kinh niệm phật tinh tấn vô cùng.
II. Con đường tu thành chánh quả của Quan Âm Diệu Thiện
Khi Diệu Trang Vương tuổi tác đã cao, ông lúc bấy giờ đã nghĩ về chuyện truyền ngôi kế vị cho các con mình. Nghĩ đến đại nhị công chúa suốt ngày đắm chìm trong hương sơn tửu địa xa hoa, không chút lo lắng việc triều chính, cuối cùng cũng chỉ có tam công chúa, người xinh đẹp, lại thông minh xuất chúng, thật không ai sánh bằng.
Diệu Trang Vương liền hạ lệnh rồi ban chiếu cho con gái Diệu Thiện của mình sớm ngày thành gia lập thất để kế vị ngôi vua. Vài hôm sau, Quốc Vương quyết định kén rể.
Người ông lựa chọn đều vô cùng xuất chúng, tuy nhiên Diệu Thiện vẫn không chịu, cuối cùng cô cũng bày tỏ nỗi lòng mình cho vua cha, suốt đời này cô sẽ luôn hướng Phật chứ không muốn nên gia lập thất với bất kỳ ai. Khi biết được điều này, Diệu Trang Vương vô cùng tức giận, ông không chấp nhận việc tu hành của tam công chúa và bắt cô phải kết hôn ngay lập tức.
Diệu Thiện khi tu thành chánh quả
Ông không tin vào việc con gái mình có thể chịu được những việc cực khổ, vậy nên ông đã quyết định ra lời thách đố: “Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa xuân nở rộ khắp trên núi thì ta sẽ cho con xuất gia”. Tháng Chạp với cái lạnh thấu xương, tuyết rơi phủ kín đất trời, công chúa Diệu Thiện phải đơn độc leo núi trên tuyết trắng phủ đầy, vừa trồng từng cây non và thành kính bái Phật.
Và không biết từ bao giờ, toàn bộ các cây non đã được phủ đầy trên đỉnh núi tuyết. Khi ngoảnh mặt nhìn lại, công chúa phát hiện tất cả đang nở những bông hoa rực rỡ.
Vậy là quốc vương buộc phải đáp ứng yêu cầu của cô. Diệu Thiện rời cung và tới tu hành tại chùa Bạch Tước. Tuy nhiên, vua chỉ giả vờ cho phép công chúa tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các nhà sư ở đây phải tìm cách thuyết phục cô quay về. Nếu không, ông sẽ giết hết cả chùa.
Nhưng mọi cách đều không thể làm công chúa nản chí. Hơn thế nữa, Diệu Trang Vương còn buộc nàng làm mọi việc khổ ải và cực nhọc nhất. Nhưng với ý chí sắt đá của mình, nàng vẫn cúi mình nghe theo và không một tiếng than, thật kỳ lạ hơn là trong khi nàng làm công việc mà nhà chùa giao phó lại bỗng có nhiều hùm beo, chim cùng thánh thần đến nhằm giúp đỡ.
Tin tức cuối cùng cũng đến sư cụ chùa Bạch Tước và nhanh chóng được truyền đến Diệu Trang Vương. Lúc này đức vua lại nghĩ thêm cách khác buộc cô phải rời chùa về cung. Ông sai quân lính đến vây rồi phun khói đốt bốn mặt của chùa.
Trong chốc lát, Chùa Bạch Tước chìm dưới khói lửa ngợp trời. Trước cảnh tượng đó, công chúa vẫn bình tĩnh như thường. Cô đã thành tâm cầu xin Đức Phật và ngay sau đó mây đen kéo đến, mưa tuôn như nước đổ làm cho những ngọn lửa nhỏ dần rồi tắt hẳn. Công chúa Diệu Thiện lúc bấy giờ đang ngồi đọc kinh cầu Phật bình an vô sự.
Cơn giận dữ đã làm Diệu Trang Vương mất hết lý trí, ông không còn nhận thức được sự linh thiêng tôn nghiêm của Phật Pháp. Trong cơn giận dữ, ông đã hạ lệnh xử chém với Diệu Thiện. Thế rồi khi đao phủ vừa mới giơ dao lên thì trời lại giông bão, gây nên sấm sét đánh cho thanh đao gãy làm đôi.
Vua Diệu Trang Vương đã hạ lệnh sử dụng biện pháp thắt cổ khi xử lý tội. Trước lúc xử tử thì có một trận cuồng phong thổi đến, làm cho trời đất tăm tối mà chung quanh người công chúa lại phát ra ánh hào quang rực rỡ. Từ trong rừng xanh thần Hoàng bổn cảnh hoá hổ trắng đã chạy đến cứu rồi đưa công chúa đi.
Hình ảnh Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện
Sau lúc được giải thoát từ pháp trường, công chúa Diệu Thiện tới hồ Tĩnh Thuỷ tiếp tục rửa hết bụi trần và sửa sang lại y phục. Sau này, hồ nước lớn mà công chúa tắm gội còn gọi tắt là hồ Phượng Hoàng.
Công chúa Diệu Thiện tiếp tục đi vào trong rừng, trên đường nàng bị các con suối chắn ngang. Công chúa chợt nghĩ, giá mà nước suối kia chảy dưới các tảng đá như vậy khách bộ hành sẽ đi lại thuận tiện hơn nữa. Công chúa lại nhắm mắt đọc kinh, trong phạm vi ba dặm ở chân núi Đại Hương Sơn tất cả mọi khe suối đều chảy bên dưới các tảng đá và tiếp nối nhau không ngớt. ..
Bầu trời ngày càng tối đen hơn trước nên vô cùng khó khăn trong khi nhìn đường, công chúa bèn ngồi bên một tảng đá và tự bảo với bản thân: “Hòn đá này mà giống như ánh trăng sáng chỉ đường cho ta thì hay biết mấy”. Thế là hòn đá lại phát ra thứ ánh sáng mới để công chúa thấy rõ đường đi.
Cuối cùng, công chúa Diệu Thiện tới tu trong một hang đá trên Đại Hương Sơn (sau này thành đạo tràng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng nhiều đời, nay thuộc Diệu Châu Trung Quốc.
III. Quan Âm Diệu Thiện Hiện Thân Cứu Độ Cha Và Chúng Sanh
Quan Âm Diệu Thiện là hiện thân của sự từ bi
Nhiều năm trôi đi, vua cha bỗng nhiên mắc bệnh khó chữa, khiến hai bàn tay bị thoái hoá còn mắt trở nên mù lòa. Cũng theo một truyền thuyết nổi tiếng khác vào lúc vua cha qua đời, từ trời bỗng nhiên vọng về một âm thanh: “Nếu mong hết bệnh hãy đến cầu xin con gái của ngươi Diệu Thiện giúp đỡ thì bệnh tình của ngươi sẽ thuyên giảm”
Công chúa lúc này tu đã đạt kì đắc đạo quay về với cha và đã hi sinh hai mắt cùng hai tay để dành tặng cha. Sau khi đắc chính quả, Diệu Thiện hiện thân trở thành Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát thần thánh trang nghiêm.
Những hoàng thân quốc thích và người dân nghèo còn vì việc tu hành đạt đắc đạo của nàng nên thành kính thờ Phật. Sau khi Diệu Thiện Niết Bàn, nhục thân của nàng nghìn năm không bị phân huỷ, làm gia tăng sự tín tâm đối với các Phật tử tu hành.
Trên đây là truyền thuyết về Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện và Vật phẩm Phật giáo đã gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình tu hành của bạn.
Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm Phật giáo, hãy tìm đến Vật Phẩm Phật Giáo qua hotline 08.6767.1366 hoặc để được tư vấn tận tình. Đây là đơn vị chuyên cung cấp cấp tài liệu giáo dục Phật giáo, những ấn phẩm Phật Giáo như tượng Phật, pháp khí, quần áo Phật tử, đồ thờ cúng và các sản phẩm tâm linh chất lượng với nhiều mẫu mã đa dạng.
Nam Mô A Di Đà Phật!