Phật giáo là gì? Khám phá các bí mật chưa từng tiết lộ về Phật giáo

phat giao la gi

Phật giáo là một tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Đến nay, tôn giáo này đã phát triển vô cùng mạnh mẽ với những ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Vậy Phật giáo là gì? Tôn giáo này có những bí mật nào chưa từng tiết lộ? Để giải đáp được những thắc mắc này, mời các bạn cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây của Vật phẩm Phật Giáo.  

I. Một số thông tin chung về Phật giáo

Dưới đây là một số thông tin chung về Phật giáo mà bạn cần nắm rõ trước khi tìm hiểu về loại hình tôn giáo này. 

  • Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ
  • Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
  • Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca với lịch sử xuất thân là Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
  • Chủ thuyết: Tránh làm các điều ác, làm những điều thiện, tu dưỡng tâm trong sạch (kinh Pháp Cú). 
  • Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng và được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới, thuộc về vô thần và không chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con người, chủ trương về lý luận nhân – quả. 
  • Các nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana).
  • Tổ chức thống nhất: Hội Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhist) là tổ chức thống nhất và đoàn kết các Phật tử trên toàn thế giới. 

II. Nguồn gốc địa lý, lịch sử của Phật giáo

phat giao la gi

Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào cách đây khoảng 2.600 năm

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) giác ngộ thành đạo, chính thức trở thành một vị Phật (Buddha) sau nhiều năm tu hành gian khổ để tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khổ khổ đau và sinh tử?”

Những lời chỉ dạy của Phật đã được ghi chép, bảo tồn bởi đại đa số các tu sĩ, đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka) với nghĩa đen là “Ba Rổ Kinh”. Ba Rổ Kinh hay Tam Tạng Kinh bao gồm: 

  • Luật Tạng (Vinaya-pitaka): Là các giới luật đối với tăng ni cùng một số giới luật dành riêng cho Phật tử tại gia. 
  • Kinh Tạng (Suttanta-pitaka): Là tập hợp các bài thuyết giảng của Đức Phật và những vị đại đệ tử của Phật.
  • Diệu Kinh Tạng (Abhidhamma-pitaka): Là phần triết học cao học của Phật giáo. 

Phật giáo là tôn giáo vô thần, không theo hữu thần và không đề thần thánh quyết định vận mệnh con người. Tôn giáo này chỉ xem trọng lý luận nhân quả và mọi sự của một người đều do chính người ấy làm và nhận lãnh. 

phat giao la gi

Phật giáo bao gồm trường phái Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa

Trong Phật giáo, có 2 trường phái chính là: 

  • Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada): Trường phái này được truyền bá và phát triển mạnh mẽ tại các nước Đông Nam Á như Sri Lanka (Tích Lan), Thailand (Thái Lan), Laos (Lào), Cambodia (Campuchia), Burma (Myanmar, Miến Điện) và một phần tại miền Nam Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy cư trú tại Ấn Độ cũng như khắp các nước Châu Âu, Châu Úc và Châu Bắc Mỹ. 
  • Phật giáo Đại Thừa: Trường phái này phát triển mạnh mẽ ở các nước  Đông   Á như Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng (thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay).

III. Đạo Phật có được xem là một tôn giáo không?

phat giao la gi

Phật giáo không trung thành với bất kỳ vị thần linh hay thế lực siêu nhiên nào

Phật giáo không trung thành với một vị thần hay bất kỳ một thế lực siêu nhiên nào mà Phật giáo khuyên con người cần tự phát triển khả năng, trí tuệ của bản thân. 

Theo Đạo Phật, không có bất kỳ quyền lực cao siêu có thể quyết định được vận mệnh của con người ngoại trừ bản thân họ. Vì thế, Phật giáo mang tính chất thiết thực như khoa học, sẽ cùng khoa học tương trợ lẫn nhau. Đạo Phật không đòi hỏi bạn phải tin điều gì một cách mù quáng mà nó khuyến khích sự tự do, bình đẳng. 

Đức Phật dạy rằng, việc hoài nghi là quyền con người và Phật tử không làm nô lệ cho bất kỳ cá nhân nào cũng như không cần tin vào điều mình đang hoài nghi. Phật giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán, độc thần hay siêu hình. 

Đức Phật sẽ chỉ dạy, dẫn dắt con người cách sống khiêm nhường, suy nghĩ linh hoạt và khuyên răn con người phải sống tốt, sống đẹp, cống hiến cho xã hội nhiều hơn. 

phat giao la gi

Phật giáo vừa là tôn giáo vừa là lối sống, triết học

Vì thế, Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà đây còn là lối sống, một triết học. Sở dĩ, Phật giáo được gọi là triết học bởi khi chúng ta tách từ Philosophy (triết học), ta sẽ được hai từ là “Philo” (tình thương) và “Sophia” (trí tuệ).

Triết học là tình thương và trí tuệ nên Phật giáo cũng được xem là triết học. Tuy nhiên, Đạo Phật lại bao gồm là từ bi và trí tuệ nên ta cũng không thể hoàn toàn xem Phật giáo là triết học. Bởi vì, triết học đề cao sự hiểu biết, không chú trọng phần thực hành. Trong khi đó, Phật giáo lại rất quan tâm đến thực hành và sự giác ngộ. Cũng là người như chúng ta nhưng Đức Phật đã sớm nhìn thấy cách chúng ta thực sự tồn tại để có thể khắc phục toàn bộ khiếm khuyết và chứng ngộ tiềm năng của bản thân. 

Đức Phật không chỉ giúp chúng ta có thể vượt qua khó khăn mà nó còn định hướng cho ta cách tự thoát khỏi khó khăn đồng thời cách phát triển các phẩm chất tốt đẹp bên trong mỗi con người. Đạo Phật không có đức tin vào thượng đế mà nó chỉ đơn thuần kêu gọi mọi người có thể giác ngộ các giáo pháp. Từ đó, mọi người có thể sẽ thêm trân trọng các lời dạy của Phật về lòng bi, đạo đức và trí tuệ. 

IV. Khám phá các bí mật chưa từng tiết lộ về Phật giáo

1. Phật giáo lấy trí tuệ làm nền tảng để có thể giải thoát con người 

phat giao la gi

Phật giáo khuyến khích con người phát triển khả năng, trí tuệ của mình

Phật giáo được sáng lập dựa trên trí tuệ, lấy trí tuệ để giải thoát con người. Do đó, Phật giáo rất gần gũi với khoa học về các quy luật tự nhiên. Đạo Phật chủ trương công bằng với quan niệm con người chính là chủ nhân của bản thân. 

2. Phật giáo không phải là tín ngưỡng có hệ thống

Đạo Phật lấy đức tin làm niềm tin và không trung thành với bất kỳ một vị thần hay thế lực siêu nhiên nào. Theo đó, đạo Phật khuyên con người nên tự phát triển trí tuệ của chính bản thân mình. Bởi vì không có một thế lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của một người. 

Đạo Phật và khoa học có vai trò tương trợ lẫn nhau. Đạo Phật vừa thích hợp với khoa học vừa bổ sung khiếm khuyết của khoa học. Đạo Phật sẽ giúp cho con người thoát khỏi bể khổ, luân hồi. 

Những người theo đạo Phật sẽ không cần phải có đức tin mù quáng. Bởi đạo Phật khuyến khích và chủ trương con người tự do bình đẳng, phù hợp với thời đại. Phật giáo độ sinh chứ không độ tử. 

3. Phật tử không nên có lòng tin mù quáng 

phat giao la gi

Những người theo đạo Phật không nên có lòng tin mù quáng 

Đức Phật có dạy rằng: “Không nên tin những lời đồn đại”. Phật giáo là một cuốn giáo lý thực tiễn, là một phương tiện để giải thoát. Bên cạnh đó, Đức Phật cũng dạy rằng: Việc hoài nghi là quyền của mỗi người. Phật tử không làm nô lệ cho bất kỳ cá nhân hay quyển sách nào và họ cũng không cần nhắm mắt tin vào những điều mình còn hoài nghi. 

Phật giáo không phải là siêu hình, một chủ nghĩa độc đoán, độc thần. Phật giáo tin rằng mỗi người sinh ra đều sẽ có kiếp luân hồi. 

Đạo Phật cũng là một nền giáo dục được hình thành dựa trên các nguyên lý, hiện tượng của vũ trụ. Đức Phật dẫn dắt, chỉ dạy cho Phật tử hài hòa giữa âm dương, cách sống khiêm tốn, khiêm nhường và suy nghĩ linh hoạt. 

Phật giáo cũng thường khuyên mọi người cần làm những điều phúc đức, tốt lành từ các những việc nhỏ nhất đến những việc lớn hơn trên các phương diện thời gian, không gian bao hàm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Đạo Phật cũng dạy chúng ta phải biết dùng trí tuệ để nhận xét các sự việc chuẩn xác. 

4. Đạo Phật là nền giáo dục của Phật Đà 

Đạo Phật là nền giáo dục chí thiện viên mãn đối với chúng sinh, bao gồm các sự kiện, trí tuệ vô tận vô biên. Về mặt thời gian, đạo Phật sẽ nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, Phật giáo sẽ nhắc đến cuộc sống và suy diễn đến một thế giới vô tận. 

Do đó, đạo Phật là giáo dục, giáo học thay vì tôn giáo. Đây là nền giáo dục giúp giác ngộ vũ trụ nhân sinh. Mỗi Phật tử là sự thụ hưởng tối cao của một đời người. 

Đức Phật khai sáng mỗi người đi tìm chân lý bằng trí tuệ, giới hạnh và chế ngự. Họ cần dùng tâm trí và cương quyết để thắng được dục vọng của bản thân. Để chiến thắng dục vọng, chúng ta phải luyện tập kỳ công và thực hành chính xác. Với một tư duy chân chính theo gương Thế tôn cùng tinh thần tự lực, quyết tâm sống đạo đức thì ta sẽ dùng trí tuệ để giải quyết mọi sự việc trong chặng đường giác ngộ. 

Mỗi Phật tử đều cần có từ tâm và sự bao dung. Tấm lòng và sự bao dung của đạo Phật chính là nền tảng vững chắc cho một xã hội tiến bộ. Trong đó, con người được đối xử bình đẳng với nhau, giúp giải tỏa được mọi khổ đau, bất hạnh. 

Những người xuất gia hay tại gia đều luôn phải nhớ những lời răn dạy của đức Phật. Bởi vì, đây là ánh sáng, ngọn lửa soi đường đi đến giác ngộ. Đức Phật dạy mỗi người phải làm các công việc như bố thí, pháp thí và vô úy thí. Ví dụ như bố thí tiền bạc, vật dụng dành cho những người nghèo khổ, cơ nhỡ…

V. Ý nghĩa của việc tin vào Phật pháp

phat giao la gi

Việc tin Phật pháp sẽ giúp con người tu hành hiệu quả hơn

Hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng, cho rằng Phật chính là đấng siêu nhiên có quyền năng trừng phạt và ban phước lành cho mọi người. Tuy nhiên, thực tế thì Phật không thể ban phước lành hay trừng phạt bất kỳ ai. 

Mục đích của Đức Phật là giúp con người tu hành, thành Phật. Nếu bạn tin vào Phật pháp và có tinh thần tu hành thì Đức Phật sẽ trợ lực cho bạn. Việc muốn làm Phật hay không lại tùy thuộc vào mong muốn của mỗi người, họ có muốn theo học Phật pháp không. 

VI. Ý nghĩa của việc thờ cúng chư Phật

phat giao la gi

Việc thờ cúng chư Phật là cách bạn bày tỏ lòng biết ơn với Đức Phật  

Phật giáo không bắt buộc những người theo Phật phải lễ bái hay thờ cúng Ngài. Tuy nhiên, vì lòng mang ơn chư Phật nên hiện có rất nhiều Phật tử lập bàn thờ để thờ cúng, làm lễ lạy cảm tạ Ngài đã phổ độ chúng sinh. Điều này cũng tương tự như việc chúng ta mang ơn ông bà tổ tiên nên đã lập bàn thờ để làm lễ cúng bái, tưởng nhớ. 

Việc thờ cúng chư Phật có ý nghĩa là để noi gương, thay vì van xin Ngài phù hộ cho mình. Mỗi chúng ta đều cho rằng việc thờ cúng này sẽ mang đến nhiều hạnh phúc cho bản thân, công việc làm ăn trở nên phát đạt. 

Khi thờ cúng Phật tại nhà, bạn cần đặc biệt chú ý về cách lập bàn thờ cũng như cách sắp xếp, bài trí nơi thờ cúng. Đặc biệt, bạn cần chú ý thỉnh tượng Phật từ các đơn vị cung cấp uy tín trên thị trường. Bàn thờ cần được đặt ở nơi trang nghiêm, trang trọng trong ngôi nhà để tỏ lòng tôn kính, biết ơn tới Đức Phật. 

Bên cạnh ý nghĩa thể hiện sự biết ơn của gia chủ, việc lập bàn thờ Phật trong nhà còn giúp con cháu nhận thức được vấn đề đạo đức. Từ đó, họ sẽ sống tốt với gia đình cũng như xã hội hơn. 

Trên thực tế, do si mê mù quáng mà một số người dã tự tạo nên các cảnh tượng cúng tế, mê tín… Điều này khiến nhiều người hiểu lầm, cho rằng đạo Phật là một đạo tiêu cực, mê tín dị đoan. Đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm về đạo Phật. 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Phật giáo cũng như các bí ẩn về đạo Phật mà chắc hẳn nhiều người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ. Nếu bạn muốn bày tỏ lòng thành kính bằng việc thờ cúng chư Phật thì có thể tham khảo sử dụng các vật phẩm Phật giáo của chúng tôi tại website vatphamphatgiao.com. Trang thương mại điện tử Vật phẩm Phật giáo cam kết chỉ cung cấp các ấn phẩm, sản phẩm Phật giáo, tâm linh chất lượng, uy tín. 

Nam mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.