Om Mani Padme Hūm là một câu chân ngôn và thần chú tiếng Phạn. Đây được xem là câu chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Vậy câu thần chú này có nghĩa là gì? Ý nghĩa của sáu âm tiết trong Lục Tự Đại Minh Chú là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết của Vật phẩm Phật giáo dưới đây.
Án Ma Ni Bát Mê Hồng – Câu thần chú lâu đời nhất của Phật Giáo
I. Lục Tự Minh Chú là gì?
Lục Tự Đại Minh Chú là câu thần chú tiếng Phạn được xem là quan trọng và lâu đời nhất của nền Phật giáo Tây Tạng. Nó được xem là câu thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn”, nghĩa là “Chân ngôn sáng rõ gồm sáu chữ”.
Lục Tự Đại Minh Chú tiếng Phạn cơ bản – Om Mani Padme Hum được dịch sát nghĩa như sau: Om: Quy mệnh; Mani: Viên ngọc như ý; Padme: Bên trong hoa sen; Hum: Tự ngã thành tựu.
Xem thêm các kiến thức phật giáo liên quan khác:
- Tỉnh thức là gì? Lợi ích của việc sống tỉnh thức mỗi ngày
- Xuất gia là gì? Người muốn xuất gia cần có những điều kiện gì?
Lục Tự Đại Minh Chú – Câu chân ngôn cốt lõi của vạn pháp Quám Âm
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý bên trong hoa sen, Hum (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán – Việt, câu này được phát âm là Úm ma ni bát di hồng hay Án ma ni bát mê hồng.
Lục Tự Đại Minh Chú còn được hiểu theo nghĩa bóng là “ngọc quý” – đại diện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta) và “hoa sen” – chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ đề nở trong lòng người.
Tuy nhiên, theo cách trình bày của trường phái Kim cương thừa, thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng thần bí. Đối với Phật giáo Tây tạng, Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, hy vọng muốn đạt Niết bàn vì lợi ích của chúng sinh.
Vì vậy, sáu âm tiết của thần chú Om Mani Padme Hum được xem là tương ứng với sáu cõi tái sinh dục giới. Câu thần chú là biểu hiện âm thanh xác thực của khoảng trống không.
II. Ý nghĩa của Lục Tự Đại Minh Chú tiếng Phạn
Thông thường các câu thần chú là tên của các vị Phật, Bồ Tát hoặc thần thánh. Om Mani Padme Hum là cách gọi khác của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Tây Tạng – Chenrezig). Bằng cách niệm danh hiệu của Ngài, những phẩm chất tâm thức như lòng từ bi, vẻ thanh nhã, sức mạnh cùng các nguyện ước của ngài làm lợi ích cho chúng sinh sẽ truyền đến chúng ta.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát – Chenrezig ngự tòa sen
Tên của Bồ Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh thiêng liêng và truyền thống: Om và Hung (Hum). Om tượng trưng cho thân của các vị Phật, phần lớn các thần chú đều bắt đầu từ âm này. Mani trong tiếng Phạn nghĩa là châu báu. Padme trong tiếng Phạn hay được gọi là Peme trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen. Hung (Hum) tượng trưng cho tâm thức của tất cả các vị Phật và thường là âm cuối trong các câu thần chú.
“Chenrezig” hoặc “Hoa sen báu” là hai tên gọi của ngài Bồ Tát Quán Âm. Mani (châu báu) nói về chuỗi châu mà Bồ Tát Quan Âm (Chenrezig) cầm giữa hai tay và Padme (hoa sen) ở tay trái thứ nhì của ngài. Khi đọc Mani Padme nghĩa là gọi tên xuyên qua những phẩm hạnh của Ngài: Người đang cầm châu báu và hoa sen.
Thần chú có khả năng thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Ngoài ra, thần chú mở mang tấm lòng từ bi và thương yêu, mang đến sự tỉnh thức giác ngộ.
III. Những ý nghĩa trong từng âm tiết của Lục Tự Đại Minh Chú Tiếng Phạn
Sáu âm tiết trong Lục Tự Đại Minh Chú có nhiều cách giải thích khác nhau
1. Mỗi âm trong thần chú giúp đóng cánh cửa tái sanh đau khổ – một trong sáu cõi hiện hữu của vòng luân hồi
- Om đóng cánh cửa luân hồi cõi trời
- Ma: đóng cánh cửa cõi thần Atula
- Ni: đóng cánh cửa cõi người
- Pad: đóng cánh cửa cõi súc sinh
- Me: đóng cánh cửa cõi ngạ quỷ (quỷ đói)
- Hum: đóng cánh cửa cõi địa ngục
2. Mỗi âm tiết trong câu thần chú Om Mani Padme Hum có ảnh hưởng thanh tịnh hóa
- Om: giúp thanh tịnh hóa bản thân
- Ma: giúp thanh tịnh hóa lời nói
- Ni: giúp thanh tịnh hóa tâm thức
- Pad: giúp thanh tịnh hóa những cảm xúc và mâu thuẫn
- Me: giúp thanh tịnh hóa những điều kiện ẩn tàng
- Hum: giúp thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ
3. Mỗi âm tiết trong Lục Tự Đại Minh Chú là một bài cầu nguyện
- Om: cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật
- Ma: cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật
- Ni: cầu nguyện hướng về tâm thức của các vị Phật
- Pad: cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật
- Me: cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật
- Hum: gom góp sự thanh nhã của thân, phẩm chất, khẩu ý và hoạt động của các vị Phật
4. Các âm tiết trong câu thần chú liên hệ đến sáu ba-la-mật – sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa
- Om: liên hệ đến sự rộng lượng
- Ma: liên hệ đến đạo đức
- Ni: liên hệ đến sự kiên trì và nhẫn nhịn
- Pad: liên hệ đến chuyên cần
- Me: liên hệ đến chú tâm
- Hum: liên hệ đến trí tuệ
5. Các âm tiết trong Lục Tự Đại Minh Chú liên quan đến sáu vị Phật
- Om: liên hệ đến Ratnasambhava (Đức Phật Bảo Sinh)
- Ma: liên hệ đến Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật)
- Ni: liên hệ đến Vajradhara (Phổ Hiền Bồ Tát/Kim Cương Trì)
- Pad: liên hệ đến Vairocana (Lô Xá Na Phật/Đại Nhật Như Lai)
- Me: liên hệ đến Amitabha
- Hum: liên hệ đến Akshobhya (Ngũ trí Như Lai/A Súc Bệ Như Lai)
6. Các âm tiết của câu thần chú liên hệ đến sáu trí tuệ
- Om: trí tuệ thanh thản và an bình
- Ma: trí tuệ hoạt động
- Ni: trí tuệ tự tái sanh
- Pad: trí tuệ pháp giới
- Me: trí tuệ phân biệt
- Hum: trí tuệ như gương
IV. Kết luận
Câu thần chú Om Mani Padme Hom – Án ma ni bát mê hồng
Tóm lại, Lục Tự Đại Minh Chú trong tiếng Phạn có thể được tóm tắt: Tôi cầu xin hiện thân của năm dạng và ý thức được chuyển hóa. Vị bồ tát sở hữu viên ngọc và hoa sen để bảo hộ tôi khỏi những nỗi đau khổ của chúng sinh trong sáu cõi.
Thần chú là bản tóm tắt ngắn gọn của bộ sưu tập những kiến thức trực tiếp của tất cả các vị Phật. Những chỉ dẫn trong mỗi âm tiết của sáu âm là bản chất tinh thông bí mật về các vị thần.
Lục Tự Đại Minh Chú là nguồn gốc của mọi phẩm chất và là niềm hạnh phúc sâu sắc, gốc rễ của các thành tựu lợi ích, sung sướng. Nó là con đường vĩ đại đưa đến những sự hiện hữu và tự do cao cả.
Trên đây là bài viết của Vật phẩm Phật giáo chi tiết giải thích về Lục Tự Đại Minh Chú cũng như một số giải thích về ý nghĩa từng âm tiết trong câu chân ngôn. Hy vọng bạn đọc sẽ có những định nghĩa rõ ràng về câu thần chú, tu tâm dưỡng tính để có được sự bình an trong cuộc sống.
Nam Mô A Di Đà Phật.