Trong những năm gần đây, lê Hằng Thuận không còn là một cái tên xa lạ bởi đây là một nghi thức được nhiều cặp đôi lựa chọn để tổ chức hôn nhân tại chùa bên cạnh lễ cưới tại gia thông thường. Những đôi bạn trẻ quyết định tổ chức nghi thức này với mong muốn xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Hãy cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu chi tiết hơn về lễ Hằng Thuận trong bài viết dưới đây.
Lễ Hằng Thuận được xem là một vẻ đẹp trong nét văn hóa Phật giáo tại Việt Nam
I. Lễ hội Hằng Thuận là gì?
“Hằng” có nghĩa là vĩnh hằng, trường tồn; “Thuận” là hòa thuận. Nét đẹp của mối quan hệ trong cuộc hôn nhân của đôi uyên ương được gói gọn trong hai từ này. Đây cũng là nghi thức gắn với đạo lý vợ chồng.
Với xuất phát ban đầu là một lễ cưới tổ chức tại gia thông thường, lễ Hằng Thuận có điểm khác biệt là nó được tổ chức ở chùa và được sư trụ trì hoặc nhà sư làm người chủ trì lễ cưới. Nghi thức này có nguồn gốc từ tín ngưỡng của Phật giáo và trở thành sự lựa chọn của nhiều bởi ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy, được biết rằng trong thời gian quy y cửa Phật thầy Nguyễn Trọng Thuật với bút danh Nam Tử là người đầu tiên nghĩ đến nghi thức này. Theo lời của thầy, bên cạnh thời gian nghe thuyết pháp và những giây phút cầu nguyện bình an cho mọi người, các phật tử luôn học cách để đời sống tâm linh của mình luôn được vững chắc.
Việc tổ chức hôn lễ tại chùa được tin rằng đôi bạn trẻ dưới sự giám sát của Đức Phật sẽ có trách nhiệm trong hôn nhân của mình. Với niềm tin đó, chùa Từ Đàm, Huế đã được chọn để tổ chức lễ cưới theo nghi lễ Hằng Thuận.
II. Lễ Hằng thuận có xuất xứ và ý nghĩa như thế nào?
Theo nhiều nguồn tin, cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật có bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 – 1940), quê ở Hải Dương là người đầu tiên nghĩ ra nghi thức này.
Trước ông là một nhà Nho sau đó quy y cửa Phật để một lòng phụng sự Phật pháp. Ông cho rằng có rất nhiều lợi ích ý nghĩa trong cuộc sống hôn nhân đặc biệt là đời sống đạo đức tâm linh của phật tử nếu tổ chức lễ cưới ở chùa.
Lễ Hằng Thuận đầu tiên được gia đình bác sĩ phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm ở chùa Từ Đàm – Huế vào năm 1930. Đây cũng là lễ cưới đầu tiên tại chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Vào năm 1971, lễ cưới tại chùa đã chính thức có tên là lễ Hằng Thuận do Hòa thượng Thích Thiện Hòa đặt. Trong đó “hằng” chính là mãi mãi, luôn luôn, còn “thuận” nghĩa là hòa thuận, đồng thuận cùng hướng về những điều tốt đẹp, chân thiện trong cuộc đời.
Hằng thuận mang ý nghĩa vợ chồng mãi mãi thuận hòa, nhường nhịn nhau, cùng nhau thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình trong hôn nhân, hướng ông bà cha mẹ và con cái tới con đường tu tập để được giác ngộ giải thoát, giữ gìn ngũ giới, làm điều thiện, tu tập theo Bát Chánh Đạo…
Các cặp đôi có thể tổ chức lễ Hằng Thuận cùng với nhau
III. Lý do cần phải thực hiện lễ Hằng thuận?
Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với một thực trạng đáng buồn là tỷ lệ cặp vợ chồng ly thân và ly dị lên đến 50%, tỷ lệ cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng buộc phải tồn tại vì lợi ích lâu dài của con cái khoảng 30%, cuộc hôn nhân được tạm xem là hạnh phúc và êm đềm chiếm gần 20%.
Con số thực tế này đang báo động cho việc các cặp đôi trẻ đang thiếu hiểu biết trước và sau hôn nhân trên thế giới. Những thống kê mang tính khái quát này phản ánh một thực tế bất ngờ và cũng đáng mừng vì trong gần 20% cuộc hôn nhân hạnh phúc và êm thấm trên toàn thế giới thì có tới 90% là gia đình phật tử theo con đường tu tập, có nền tảng đạo đức rõ ràng.
Thông tin này là một dấu hiệu đáng mừng và góp phần giúp ngành hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử và những đôi bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa đến hôn nhân sẽ có được niềm tin vào Phật pháp.
Lễ Hằng Thuận còn mang đến phước báu cho các cặp đôi giúp họ biết được cách sống ân nghĩa, thủy chung son sắt nếu được diễn ra dưới sự chứng kiến của các bậc chư Tăng và ứng dụng những lời Tăng giáo hóa.
Qua những lợi ích thiết thực mà lễ Hằng Thuận mang lại, chúng ta cần phải đưa nghi thức này ngày càng tiếp cận với mọi người để ai cũng có cơ hội được khơi sáng tuệ giác nhằm tạo dựng nên cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận, góp phần làm xã hội trở nên tươi đẹp.
Nghi thức này còn giúp gia đình phật tử tìm được định trong cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” của mình và từ đó có đủ hành trang trên con đường Phật pháp. Lễ Hằng Thuận cũng mang ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác hoằng pháp, đặc biệt là các vị trụ trì vốn có duyên tiếp xúc với Phật tử trong đời sống thường ngày… bởi đây là một trong những phật sự vô cùng trang trọng.
Tân lang và tân nương trao nhẫn cưới cho nhau dưới sự chứng kiến của thầy chủ trì hôn lễ
IV. Mục đích của Lễ hằng thuận
Trong cuộc sống hiện đại, sự thiếu hiểu biết, không có đủ sự cảm thông giữa người chồng và vợ khiến cho nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hòa hợp và dẫn tới đổ vỡ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì những đôi bạn trẻ lấy nhau do yêu thương nhưng chỉ dựa trên nền tảng mỏng manh, ham muốn nhất thời và từ đó nhanh chóng dẫn đến việc hôn nhân không được bền chặt.
Nếu nền tảng của yêu thương mà không đủ vững chắc thì hạnh phúc hôn nhân gia đình sẽ bị thay thế bởi những cãi vã, xung khắc và cuối cùng là đổ vỡ. Vấn đề này không còn là điều quá xa lạ trong cuộc sống gia đình ở xã hội hiện nay.
Đứng trước sự đổi thay đó, Phật giáo sẽ đóng vai trò như người dẫn đường trợ duyên cho phật tử và những ai hướng Phật đang sắp bước vào ngưỡng cửa hôn nhân để họ hiểu được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức. Từ đó xây dựng một mái ấm bình yên dựa trên lòng chung thủy, tôn trọng và yêu quý lẫn nhau.
Nghi lễ chính của lễ Hằng Thuận thường có các bước cơ bản như tuyên bố lý do, cô dâu chú rể trao nhẫn cưới thể hiện sự gắn bó trọn đời, họ hàng hai bên chúc tụng.
Hôn lễ thực hiện dưới nghi thức này được đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật soi sáng, giúp tìm ra định hướng rõ ràng để trên con đường tu tập sẽ có được tinh thần giác ngộ giải thoát, một tương lai rạng rỡ, vui tươi dưới ánh sáng nhân đạo của Đức Phật.
Một diễm phúc lớn của các cặp đôi trẻ khi bắt đầu cuộc hôn nhân của mình là được đảnh lễ chư Phật, được Quy y Tam Bảo, được cử hành hôn sự dưới sự chứng minh của các chư Tăng ở nơi chánh điện thiêng liêng. Ngoài ra, các cặp vợ chồng còn được nghe các quý Thầy hướng dẫn về đạo lý trong mối quan hệ vợ chồng theo như lời giảng dạy của Đức Phật trong kinh Thiện Sanh hay kinh Ca Thi La Việt…
Các cặp vợ chồng được nghe giảng về đạo lý vợ chồng và bổn phận trong hôn nhân
V. Người chồng có bao nhiêu bổn phận đối với vợ của mình
Nội dung của bản kinh Thi Ca La Việt đức Phật đã dạy về bổn phận và trách nhiệm của người chồng và người vợ trong hôn nhân gia đình luôn được các quý thầy chia sẻ với các gia đình phật tử khi chủ trì các lễ Hằng Thuận. Đức Phật đã có những lời giảng về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình để những cặp đôi có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc và bền vững sau:
Người chồng cần phải thực hiện 5 bổn phận đối với người vợ:
- Phải biết tôn trọng vợ
- Không được bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
- Chung thủy, trung thành với vợ
- Tin tưởng giao vợ quản lý tài sản tiền bạc
- Nếu có điều kiện phải sắm đồ nữ trang cho vợ
Cặp đôi trẻ hạnh phúc tại lễ Hằng Thuận được tổ chức ở chùa
VI. Lễ Hằng Thuận đem đến lợi ích thiết thực gì trong đời sống hôn nhân gia đình?
Lợi ích thiết thực đầu tiên mà những đôi bạn trẻ nhận được khi thực hiện lễ Hằng Thuận dưới sự chứng kiến của giới tu sĩ là những lời thề nguyện luôn luôn tu tập, thực hành điều thiện, giữ gìn ngũ giới trước ngôi Tam Bảo sẽ mang một ý nghĩa quan trọng trong việc có được đời sống hôn nhân hạnh phúc bền vững.
Đây cũng được coi là bước đánh dấu có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của cặp đôi trong quan hệ vợ chồng cũng như những người xung quanh họ
Lợi ích này mang ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống vợ chồng của gia đình phật tử bởi những cặp đôi sẽ cảm nhận được một cách sâu sắc nguồn cảm hứng “sống đạo” trong các hoạt động sinh hoạt gia đình mà nghi thức lễ Hằng Thuận muốn truyền đạt đến họ.
Hơn thế nữa, những thông điệp này không những đem đến lợi ích cho đôi bạn trẻ mà còn là những người tham dự nghi thức này, giúp cuộc sống của mọi người được tiếp thêm nguồn sinh khí tươi sáng, an thiên và thánh thiện.
Bài viết trên của Vật phẩm Phật giáo đã tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về nguồn gốc, ý nghĩa và những điều bổ ích có liên quan đến lễ Hằng Thuận. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nghi thức này và từ đó có thể kết thiện duyên với Phật pháp, có được cuộc sống hôn nhân thủy chung, tình nghĩa.
Nam Mô A Di Đà Phật!