Đường Tam Tạng là vị Phật gì?

duong tam tang

Trong Tây du ký, Đường Tam Tạng cùng 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và  Sa Tăng trải qua 81 kiếp nạp để đến Tây Trúc thỉnh kinh. Tuy nhiên, theo nhiều ghi chép chứng thật Đường Tam Tạng là một nhân vật có thật trong lịch sử. Vậy Đường Tam Tạng là Phật gì? Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu chi tiết về Đường Tam Tạng qua bài viết dưới đây. 

duong tam tang

I. Cuộc tranh luận lịch sử

Đầu thế kỷ VII, tại phía Bắc của bán đảo Ấn độ có một tiểu bang tên là Sandiga. Vào năm 606, quốc vương trẻ tuổi Hacsa lên ngôi. Sau khi lên ngôi, vua Hacsa tăng cường lực lượng vũ trang, xây dựng sức mạnh trong quân đội và tiến hành mở rộng lãnh thổ. Lên ngôi được 6 năm, vua Hacsa đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và thành lập một đế quốc rộng lớn.

Vua Hacsa là một người dùng tín đạo phật nên đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, Phật pháp và đúc tượng khắp nơi trong đất nước. Khi ấy Phật giáo chia thành 2 phái là Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa chủ trương phổ độ chính sinh cứu giúp mọi người, còn phái Tiểu thừa chủ trương tự giải thoát chính mình. Vua Hacsa là một tín đồ của phái Đại thừa. 

Trong một lần, vua Hacsa thân chinh đánh một nước chư hầu, các hòa tượng tại nước này theo phái Tiểu thừa, không tin tưởng chủ trương của phái Đại thừa và đã có một vị hòa thượng viết bài “Chống Đại thừa”. 

Khi vua Hacsa đọc xong “Chống Đại thừa” vô cùng tức giận, cử người đến nước láng giềng mời đại sư phái Đại thừa đến để cùng họ tranh luận. Đại sư phái Đại thừa được nước láng giềng cử sang chính là Huyền Trang – pháp sư Đường Tam Tạng. Pháp sư Đường Tam Tạng đã viết “Chế ác kiến luận” để phản bác lại phái Tiểu thừa.

Tháng 12 năm 642, vua Hacsa tổ chức “Đại hội tranh luận” giữa phái Đại thừa và Tiểu thừa tại thành Khúc Nữ. Tới tham dự đại hội có quốc vương của 18 nước trên bán đảo Ấn Độ, 3000 cao tăng Phật giáo của phái Đại thừa và Tiểu thừa, tín đồ Bà La Môn và các tôn giáo khác lên đến 2000 người.

Pháp sư Tam Tạng đại diện cho phái Đại thừa lên nói trước, ông trình bày toàn diện giáo lý đạo Phật, đồng thời phê bình các khiếm khuyết còn tồn đọng của phái Tiểu thừa. Ban đầu, có một vài tăng đồ của phái Tiểu thừa nêu ra một số vấn đề nhưng đều bị pháp sư Đường Tam Tạng phản bác lại. Sau cùng, không còn  tăng đồ của phái Tiểu thừa đứng lên tranh luận. 

Sau 18 ngày không tăng đồ của phái Tiểu thừa đứng lên tranh luận, vua Hacsa tuyên bố kết thúc đại hội. Vào hôm kết thúc, vua Hacsa đã tặng cho pháp sư Đường Tam Tạng 3 vạn đồng tiền bạc, 1 vạn đồng tiền vàng và 100 bộ áo cà sa. Tuy nhiên, Pháp sư Đường Tam Tạng tạ ơn và từ chối không nhận bất cứ thứ gì. 

Thời gian sau, vua Hacsa mời pháp sư Đường Tam Tạng tham gia “Hội Võ Già”. Hội Võ Già là đại hội giảng Phật pháp và quyên góp của cải được tổ chức 5 năm một lần. Trong Hội Võ Già, pháp sư Đường Tam Tạng nhiều lần giảng giải Phật pháp, được mọi người hoan nghênh. 

Khi Hội Võ Già kết thúc, pháp sư Đường Tam Tạng được vua Hacsa tặng một con voi và cử quân hộ tống ra tận biên giới. Từ đó, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc xây dựng tình hữu nghị thâm tình. 

duong tam tang

Nhân vật Đường Tăng(Đường Tam Tạng) trong phim Tây du ký

II. Đường Tam Tạng là ai?

Vậy vị pháp sư Đường Tam Tạng có phải là Đường Tăng trong Tây du ký không? Theo nhiều phân xét, pháp sư Đường Tam Tạng chính là Đường Tăng vì tác giả đã căn cứ vào sự thực của Đường Tam Tạng có đến Ấn Độ thỉnh kinh. Tuy nhiên, có phần không đúng vì pháp sư Đường Tam Tạng là người thật chứ không phải là vị Thần trên trời. 

Những câu chuyện trong Tây du ký đều do tác giả hư cấu, nên Đường Tăng trong tác phẩm trở thành một nhân vật thần kỳ khác xa với thực tế. 

Nhân vật Đường Tam Tạng đời thật theo tương truyền thì ông họ Trần tên Vĩ, sinh năm 600. Từ năm 15 tuổi, Đường Tam Tạng đã cắt tóc đi tu và được đặt pháp danh là Huyền Trang. 

Hòa thượng Huyền Trang đi khắc các vùng Trường Giang và Hoàng Hà của Trung Quốc để học tập giáo lý Phật giáo ở nhiều vị cao tăng. Nhưng các phái giảng giải Kinh Phật không giống nhau, các bản dịch Kinh Phật có nhiều chỗ khác nhau và còn rất nhiều bản chưa được dịch ra tiếng Hán. Vì lẽ đó, hòa thượng Huyền Trang đã quyết tâm đi sang Ấn Độ học tập chân lý của Phật giáo để được tiếp thu Kinh Phật nguyên bản. 

duong tam tang

Đường Tam Tạng đời thật họ Trần tên Vĩ pháp danh là Huyền Trang

III. Con đường thỉnh kinh gian nan

Vì không được triều đình phê chuẩn thỉnh, năm 627, Huyền Trang đã lẳng lặng lên đường trường chinh vạn dặm. Đi đến Lương Châu, Huyền Trang bị thuộc lạ của Đô đốc đại nhân giữ lại và bắt phải trở về kinh đô.  May thay, nhờ một vị cao tăng giúp đỡ, ông đã đến được Qua Châu. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một đệ tử, ông đã qua được Ngọc Môn Quan. 

Lúc này, con đường trước mắt Huyền Trang phải vượt qua chính là một sa mạc mênh mông. Một mình ông đã đi liền 4 -5 ngày đêm trên sa mạc mà không một giọt nước uống. Trải qua bao vất vả, sau cùng Huyền Trang cũng tìm được nguồn nước.

Sau 5 ngày đi đường tiếp theo, Huyền Trang đã đến được Y Ngô, nay là Hami, Tân Cương. Ông qua đất nước Cao Xương và được nhà vua mời đến để giảng Kinh Phật. Nhà vua đã ngỏ ý mời ông ở lại nước mình nhưng ông đã từ chối. Cảm động trước lòng quyết tâm của Huyền Trang, nhà vua đã viết 24 bức thư gửi cho Quốc Vương của các nước láng giềng nhờ họ giúp đỡ ông.

duong tam tang

Con đường thỉnh kinh của Huyền Trang(Đường Tam Tạng) vô cùng gian nan

Trải qua vô vàng gian khổ, vượt qua suối sâu rừng rậm nguy hiểm, Huyền Trang đã đến được thành Suye. Sau đó, ông và các tùy tùng đi xuyên qua vùng Afghanistan ngày nay và đến năm 628 thì Huyền Trang đến được miền Bắc Ấn Độ.  

Huyền Trang đã khổ công học tập 2 năm ở Casmilo và đã đọc toàn bộ Kinh Phật gồm 30 vạn tùng. Ngoài ra, Huyền Trang còn học thêm môn Thanh minh ngọc và môn Nhân minh học. Sau 2 năm khổ công học tập, ông bắt đầu chu du khắp Ấn Độ để thăm viếng các di tích Phật giáo và học hỏi các danh sư. 

Sau khi rời khỏi Casmilo, thầy trò Huyền Trang đi về hướng Tây Nam khoảng 700 dặm thì rẽ theo hướng Đông Nam, đi thêm 400 dặm, vượt qua một con sông lớn thì ông đi vào một cánh rừng rậm. Đột nhiên, có mấy chục tên cướp xông qua lấy hết tiền bạc và dẫn họ đến cái đầm lớn để giết chết. Thật may, trong số đồ đệ của ông có người đã nhanh mắt nhìn thấy một hang nhỏ liền lén cùng Huyền Trang bò vào hang. 

Cả 2 bò khoảng 2-3 dặm thì trước mắt là một thôn trang rộng lớn, ông liền chạy đến kêu cứu. Những người trong thôn khi nghe ông kêu cứu đã tập hợp lại, đi bắt bọn cướp và giải cứu những đồ đệ kia. Khi biết chuyện, nông dân trong thôn đã quyên góp nhiều tiền bạc và quần áo để thầy trò Huyền Trang tiếp tục hành trình.

Tại đây, Huyền Trang đã lưu lại hơn 1 tháng để học tập học giả Bà La Môn 170 tuổi học thức uyên bác. Sau đó, ông tiếp tục đi đến nước Kiệt Cát Cúc ở miền Trung Ấn Độ. Tại kinh đô Khúc Nữ của nhà vua Hacsa, Huyền Trang đã đi thăm nhiều vị cao tăng ở các chùa. 

Ba tháng sau, Huyền Trang rời nơi đây và lần này thầy trò ông đi bằng thuyền trên sông Ấn Độ. Tuy nhiên, đoàn người của ông lại gặp phải bọn cướp. Thấy ông dung mạo đoan trang, mặt to tai lớn, bọn cướp định giết ông để tế thần. Tuy cận kề với cái chết, nét mặt của ông không chút sợ hãi, ông thản nhiên nói với bọn cưới “Xin khoan cho một chút để bần tăng yên lòng rời khỏi thế gian này”.

Đúng lúc này, bỗng có một cơn gió lớn thổi đến, sóng cuốn dâng trào làm lật một chiếc thuyền của bọn cướp. Lúc này, một đồ đệ của Huyền Trang vội nói “Các ngươi có biết đó là ai không? Đó là pháp sư Huyền Trang đến từ Đông thổ Đại Đường. Các ngươi sát hại pháp sư, trời đất sẽ không dung tha”. 

duong tam tang

Đường Tam Tạng tiếp thu tiếp triết lý trong Kinh Phật nguyên bản tại Ấn Độ

Trên đây là các thông tin về Đường Tam Tạng mà Vật phẩm Phật giáo gửi đến bạn đọc. Vật phẩm Phật giáo hy vọng qua bài viết, bạn đọc hiểu rõ hơn Đường Tam Tạng là ai. 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.