Khi mới sinh ra thì bản ngã của mỗi người sẽ đều như nhau nhưng sau này chúng sẽ phát triển và thay đổi với những tính cách, khát vọng riêng biệt. Vậy thì thực chất bản ngã là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến những quyết định trong đời sống con người? Làm cách nào để vượt qua nó? Hãy cùng Vật phẩm Phật giáo giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
I. Bản ngã là gì?
Nghĩa của từ “bản ngã” ta có thể hiểu theo từ điển Hán Việt:
- Bản = Bổn = 本
- Ngã = Tôi = 我
- Bản ngã = 本我 = chính tôi. Tóm lại, bản ngã còn được hiểu là cái tôi, là chính bản thân mình.
Wikipedia định nghĩa cái tôi là:
- Đối với triết học: bản ngã là cái tôi ý thức, bao gồm những đặc tính nhằm phân biệt sự khác nhau giữa bản thân với các cá nhân khác.
- Đối với phân tâm học, bản ngã (ego) là phần cốt lõi của những tính cách có liên quan đến hiện tại cũng như chịu ảnh hưởng từ tác động xã hội. Theo như Sigmund Freud thì cái tôi cùng với “nó” (id) và cái siêu tôi (superego) là ba miền của tâm thức. Chúng hình thành ngay khi con người được sinh ra và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì thế mà bản ngã học được cách cư xử để kiểm soát cũng như đóng vai trò hòa giải của những ham muốn vô thức và những điều xã hội chấp nhận.
- Đối với Phật giáo, bản ngã được thiết thuyết theo một thể tính trường tồn và không bị ảnh hưởng bởi tụ tán, sinh tử. Với truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu thừa) của đạo Phật không công nhận sự hiện diện của bản ngã. Họ thường hiểu sai rằng cái tôi xuất hiện từ Sắc (thân thể) và danh (tâm thức) có khả năng biến đổi không ngừng trên từng sát na (đơn vị đo thời gian nhỏ nhất).
Tóm lại, bản ngã là một niềm tin, ý tưởng hay quan niệm rằng bản thân là cá thể riêng biệt, độc nhất, tách biệt với tất cả phần còn lại của thế giới và sẽ tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Bản ngã cũng chính là quá trình sống với cái tôi, phát triển chúng lớn lên nhằm khẳng định mình. Theo triết lý nhà Phật đã dạy rằng khi cái tôi đó ngày một lớn lên thì con người sẽ càng gây ra thêm nhiều nghiệp chướng, sai lầm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm trên một khía cạnh, vì thế việc cải thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày không đồng nhất với bản ngã.
Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức phật giáo khác:
- Hạnh phúc là gì? Quan điểm sống hạnh phúc trong Phật pháp
- Xá lợi là gì? Bật mí những sự thật xoay quanh về xá lợi
II. Bản ngã có cơ chế hoạt động ra sao?
Bản ngã hoạt động theo vòng tròn khép kín gồm 3 giai đoạn
Cơ chế hoạt động bản ngã là một vòng tuần hoàn khép kín từ Kiểm soát đến Xây dựng, duy trì và cuối cùng là Phản chiếu, lặp lại.
1. Kiểm soát
Kiểm soát: là quá trình bản ngã tự đồng hóa và định nghĩa chính mình vào những điều mà nó tin rằng chúng đang kiểm soát.
Ví dụ như nếu tin rằng mình có thể điều khiển cơ thể thì bạn mặc định cơ thể đó là chính bạn. Hay khi tin rằng mình điều khiển được tâm trí của mình thì tâm trí đó cũng là bạn. Nếu ta điều hành một công ty thì công ty sẽ là của mình và cũng là một phần cái tôi của bạn.
2. Xây dựng và duy trì
Bản ngã sẽ có xu hướng giữ vững cũng như bảo vệ sự kiểm soát hoặc thậm chí là mở rộng, bành trướng chúng. Thực ra bản chất của nó là hư cấu, giả tạo và luôn muốn kiểm soát nhiều nhất có thể để cảm giác bản thân lớn mạnh hơn. Đây chính là một trong những lý do khiến chúng ta cảm giác tham vọng ham muốn về tiền bạc, quyền lực, vì khi đó ta thấy rằng dường như mình có khả năng kiểm soát mọi thứ. Điều này dẫn đến việc mất kiểm soát đồng nghĩa với sự chết chóc đối với bản ngã.
Chẳng hạn như việc mất một chiếc xe, bỏ lỡ công việc làm sẽ khiến bạn cảm giác như buồn, trống rỗng. Trong trận chiến, có một vị tướng đã đồng hóa bản thân với đồng đội của mình nên khi mất toàn bộ binh lính, ông ta coi như đã chết 99% và sau đó chọn cách tự sát.
3. Phản chiếu và lặp lại
Bản ngã sẽ không thể tự đánh giá hay nhìn nhận bản thân nó, vì thế mà chúng sẽ tin tưởng cũng như tạo ra vô số những cá thể khác nhau. Từ đó, nó đánh giá chính mình thông qua sự phản chiếu của những bản ngã khác.
Một ví dụ đơn giản là bản thân bạn sẽ không biết được mình đẹp hay xấu nếu như không có ai đó nói với bạn điều này. Mặc dù bạn có xinh đẹp tuyệt trần thì bạn cũng cần một lời đánh giá, nhận xét từ người khác để chắc chắn. Bản ngã của bạn sẽ cảm thấy chân thực hơn nếu nhận được sự chú ý cũng như phản chiếu từ người khác. Tất nhiên rằng cảm giác xấu hổ sẽ xuất hiện khi hình ảnh phản chiếu từ bản ngã của mình tệ hơn so với người khác, do đó bạn có thể làm hầu hết tất cả mọi thứ để xây dựng cũng như duy trì hình tượng của mình.
Bản ngã mong muốn nhận lại lời khen tích cực của mọi người để thỏa mãn bản thân
III. Người có bản ngã mạnh mẽ thì có tu hành được không?
Có thể thấy bản ngã của mỗi người sẽ khác nhau, người thì chấp ngã vào tiền tài, danh vọng, nhà cửa, người thì chấp vào người thân, gia đình,… Do đó mà người có bản ngã càng lớn thì chấp ngã cũng càng nặng hơn. Khi đó thì họ dễ dàng cảm thấy tham, sân, si, thù hận, dễ bị xúc phạm hơn bởi những lời nói cũng như hành động của người khác.
IV. Loại bỏ đi ngã mạn nhằm chứng đạt Thánh quả
Đối với những người có bản ngã mạnh mẽ khiến cho chấp ngã của họ quá lớn thì khi bắt đầu tu tập nên cố gắng nhẫn nhịn, kiên trì cũng như gieo nhân trong khoảng thời gian dài.
Việc tu hành đắc đạo, về với Phật pháp không phải là chuyện đơn giản, có thể do căn duyên với Tam bảo chưa đủ nhiều hay không có phước lành gặp những vị Thánh trong quá khứ. Ngoài ra, người có chấp niệm mãnh liệt cũng sẽ rất khó để thuyết phục, do đó mà những người bản ngã nhẹ hơn thường sẽ dễ tu tập hơn.
V. Những cách giúp bạn vượt qua bản ngã của mình
Những cách giúp hạ cái tôi của bản thân để phát triển tốt hơn
- Học cách chấp nhận: Cuộc sống này sẽ có những việc diễn ra đôi lúc không như những gì mình mong muốn nhưng hãy kiềm chế bản thân và học cách chấp nhận nó, đừng đổ lỗi cho bất cứ điều gì. Thay vào đó, bạn hãy tìm cho mình động lực để vượt qua nó và phát triển bản thân tốt lên mỗi ngày.
- Sống cho thực tại: Đừng để bản thân đắm chìm trong quá khứ hay mơ mộng về tương lai mà hãy sống hết mình và tận hưởng ở hiện tại.
- Ngừng so sánh bản thân: Bạn chính là một cá thể đặc biệt duy nhất trên thế giới này, vì thế hãy ngừng việc so sánh mình với bất kỳ ai mà hãy cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân tốt nhất.
- Không đổ lỗi cho số phận: Số phận thực chất vẫn là do chính bạn vạch ra, vi thế mà dù là thành công hay thất bại cũng dựa trên sự nỗ lực của bản thân bạn. Vì thế bạn không nên quá tin vào số phận thông qua việc xem bói hay đường chỉ tay bởi những đường chỉ tay đó cũng nằm trong tay chính bạn.
VI. Các cách tĩnh tâm để vượt qua bản ngã
1. Thiền
Khi thiền, tâm trí sẽ trở nên thông suốt, an yên và hạnh phúc
Thiền là khoảng thời gian giúp bạn có thể thư giãn toàn bộ đầu óc cũng như tĩnh tâm tốt nhất. Khi đó, bạn sẽ giữ im lặng và gạt bỏ suy nghĩ vẩn vơ hay những lời nói bên trong của chính mình.
2. Lời cầu nguyện
Thay vì thiền tịnh giữ cho tâm hồn thanh tịnh thì bạn có thể dùng lời cầu nguyện để giao tiếp với bản ngã cao hơn của chính mình. Do đó, bạn hãy cầu nguyện để được kết nối với sức mạnh, tình yêu cũng như trí tuệ bên trong con người của bạn.
Như vậy trên đây Vật phẩm Phật giáo đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích về bản ngã. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức về cơ chế hoạt động của bản ngã cũng như học được phương pháp tĩnh tâm vượt qua cái tôi của bản thân để tu tập.
Nam Mô A Di Đà Phật.
- Các tuổi thuộc tam hợp, tứ hành xung là gì trong phong thủy?
- Tiêu diện đại sĩ là ai? Ý nghĩa của hình tượng tiêu diện đại sĩ
- Tâm sinh tướng, tướng sinh mệnh là gì? Tướng mạo có thể thay đổi theo tâm tính không?
- Tượng Quan Âm Bồ Tát nhỏ – Ý nghĩa và cách chọn ra sao?
- Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đồng và những kiến thức mà bạn cần biết