Khẩu nghiệp là từ ngữ phổ thông được giới trẻ thường xuyên sử dụng nhưng thực chất nó lại có căn nguyên từ rất lâu đời. Trong kinh Phật, cụm từ này được xem là một trong những nghiệp nặng mà con người phải trả giá khi gieo nhân ác. Đồng thời, đây cũng là loại nghiệp dễ mắc phải nhất và thường bị mọi người bỏ qua. Vì vậy, hãy cùng Vật phẩm Phật Giáo tìm hiểu rõ hơn về khẩu nghiệp là gì cũng như các loại khẩu nghiệp không được phạm trong bài viết dưới đây.
Khẩu nghiệp là gì? 4 loại khẩu nghiệp tuyệt đối không nên phạm
I. Khái niệm khẩu nghiệp là gì?
Khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp được hiểu nôm na là nghiệp do những lời nói của mình gây ra. Trong cuộc sống hàng ngày, có không ít lần chúng ta lỡ lời hoặc có dụng ý xấu vào lời nói gây nên tổn thương cho người khác. Tất cả những điều này sẽ tích tụ thành nghiệp cho bản thân mà không phải ai cũng nhận thức được.
Theo các ghi chép của kinh Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng mà con người tuyệt đối không nên phạm phải. Bởi vì, dù có làm thiện tích đức thì phần phúc đức này cũng khó hòa những giải khẩu nghiệp bạn đã gây ra. Vì vậy, tu khẩu cũng là cách để giúp bạn an nhiên, tích nhiều phúc lành cho bản thân và gia đình.
II. Mách bạn 4 loại khẩu nghiệp tuyệt đối không nên phạm
1. Khẩu nghiệp vọng ngữ
Vọng ngữ là những lời nói dối, nói láo và không đúng sự thật. Trong Phật giáo cũng như trong cuộc sống, chữ tín và lòng tin rất được xem trọng. Do đó, nếu bạn lừa lọc lòng tin của người khác bằng những lời nói dối thì điều này được xem là bạn đã mắc khẩu nghiệp. Đặc biệt, nếu lời dối của bạn khiến người khác bị ảnh hưởng, gặp nhiều điều tiêu cực thì nghiệp của bạn sẽ nặng hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta cũng từng nghe hoặc chứng kiến khá nhiều lời nói dối vô hại, mang ý nghĩa tích cực. Những trường hợp này sẽ tùy vào việc nó giúp người như thế nào để có sự định đoạt tội hay phúc khác nhau.
2. Khẩu nghiệp ỷ ngữ
Những lời nói thêu dệt về người khác được gọi là khẩu nghiệp ỷ ngữ
Ỷ ngữ hay xảo ngữ là những lời nói xảo trá, thêu dệt hoặc khiêu khích người khác với ý không tốt. Những người thường hay châm chọc, nói xỉa, nói móc hoặc khích bác người khác chính là đang tự tạo nghiệp cho mình. Những lời nói đó không chỉ khiến mình tệ đi mà nó còn mang đến nhiều điều không tốt lành cho bản thân.
Ví dụ điển hình cho loại khẩu nghiệp này chính là việc bị mọi người xa lánh, không được những người xung quanh yêu thương, quý mến và xem trọng. Trong trường hợp xấu nhất, bạn còn có thể bị người xấu trả đũa.
3. Khẩu nghiệp lưỡng thiệt
Lưỡng thiệt được hiểu đơn giản là những lời nói đâm chọt. Những người có sở thích “đâm bị thóc, chọc bị gạo” thì sẽ phạm nghiệp này. Đây cũng là những người bạn cần tránh xa và không nên kết giao, đặc biệt là trong công việc.
Ngoài ra, lưỡng thiệt cũng ám chỉ những người ba phải. Lời nói nào cũng có thể hùa theo nhằm gây nhiễu loạn cho người khác. Những người hai lời hoặc không đồng nhất lời nói trước sau cũng được xem phạm vào loại khẩu nghiệp này.
4. Khẩu nghiệp ác khẩu
Ác khẩu được xem là loại khẩu nghiệp nặng nhất. Những người hay sử dụng các lời nói thô thiển, mang ác ý nhắm vào người khác hoặc thường xuyên nóng nảy, chửi rủa người khác khiến người nghe bị tổn thương sẽ mang ác khẩu đến cho mình. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần học cách tiết chế cảm xúc, suy nghĩ cẩn thận, thấu đáo câu từ để giảng giải thay vì lớn tiếng, chửi rủa người nghe.
III. Loại khẩu nghiệp nào có tội nặng nhất?
Ác khẩu là loại khẩu nghiệp khiến bạn có tội nặng nhất
Mỗi loại khẩu nghiệp đều tích nghiệp cho mình nhưng tùy vào từng loại mà mức độ luận tội nặng nhẹ và nhân quả báo ứng mà người đó phải chịu cũng khác nhau. Trong 4 loại khẩu nghiệp trên, ác khẩu được xem là loại khẩu nghiệp có tội nặng nhất.
Ác khẩu gây ra nhiều tổn thương cho người nghe nên nó cũng gây ra tội nặng nhất cho người tạo ra nghiệp này. Tuy nhiên, đây cũng là loại khẩu nghiệp mà nhiều người phạm phải nhất. Đặc biệt, ác khẩu với những người có ơn với mình hoặc người thân ruột thịt của mình thì nghiệp mang đến sẽ càng nặng nề hơn.
IV. Những báo ứng do khẩu nghiệp gây ra?
Khẩu nghiệp là một trong những loại nghiệp nặng nhất nên nhà Phật rất coi trọng, luôn nhắc nhở chúng ta tuyệt đối không được phạm phải. Bởi vì, những báo ứng mang đến đều vô cùng nặng.
Dưới đây là những báo ứng thường gặp mà một người mắc nghiệp này có thể phải trả giá:
- Những người thường xuyên oán thán cả đời bần hàn thì rất khó có được cuộc sống an yên.
- Người hay chửi rủa chì chiết, quát mắng người khác thì ít được người khác yêu thương, lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ, chia sẻ.
- Người hay ba phải, nịnh nọt thì ít được trọng dụng, khó thăng tiến. Dù có thăng tiến như mong muốn thì cũng khó ngồi vững, nhanh chóng bị người khác hạ bệ.
- Người hay châm chọc, đặt điều thì khó có được người bạn tâm giao. Cuối cùng, họ chỉ độc hành trên con đường sự nghiệp lẫn cuộc sống.
V. Hướng dẫn cách tu khẩu dưỡng phúc
Tu khẩu là một cách giúp bạn tích đức, dưỡng phúc cho bản thân, gia đình
Tu khẩu là hình thức tu mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện. Tay dâng hoa thắp hương, miệng ăn chay niệm Phật cũng rất khó có thể “đỡ” được nghiệp từ một lần lỡ lời. Vì thế, việc tu được khẩu sẽ mang đến nhiều phúc đức, may mắn cho bản thân hơn.
Có rất nhiều cách để tu khẩu dưỡng đức và bạn có thể tập thu từ những điều nhỏ nhặt sau đây:
- Không được lấy điều chưa tốt của người khác để chế nhạo, giễu cợt họ.
- Không được đơm đặt, nói xấu hoặc nói không đúng sự thật về người khác.
- Không được lớn tiếng quát mắng những người xung quanh bằng các lời nói thô thiển, xúc phạm họ.
- Đối với bố mẹ, người thân trong gia đình, không nên nói những lời cay đắng khiến lòng họ bị tổn thương.
- Tuyệt đối không nói lời lừa gạt, dối trá vào những người đã đặt niềm tin ở mình.
- Tuyệt đối không phỉ báng thần linh hoặc nói những lời không tốt về tín ngưỡng của người khác.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về khẩu nghiệp cũng như các loại khẩu nghiệp không phạm phải. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu hơn về các loại khẩu nghiệp cũng như cách tu khẩu dưỡng phúc.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hay quan tâm, có nhu cầu sử dụng các vật phẩm Phật giáo, vui lòng liên hệ qua số hotline 086.767.1366 hoặc truy cập website vatphamphatgiao.com để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
- Chuỗi vòng tay 108 hạt có ý nghĩa gì? Giá trị đặc biệt khi đeo vòng trầm hương 108 hạt
- Bài vị gia tiên: Ý nghĩa của bài vị và cách lập bài vị đúng tinh thần Phật giáo
- Người làm kinh doanh có nên thờ tượng Quan Âm Bồ Tát?
- Khẩu nghiệp là gì? 4 loại khẩu nghiệp tuyệt đối không nên phạm
- Những mẫu tượng Phật mẹ Quan Âm Bồ Tát bằng bột đá mang đến bình an cho gia đạo