Trong Phật giáo có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau gồm hai phạm trù chính là từ kinh nghiệm và từ cảm thọ giác quan ở cuộc sống. Hạnh phúc là đích đến cuối cùng mà mọi người hướng tới, thế nhưng hạnh phúc là gì? Làm sao để cảm nhận và tìm đến được hạnh phúc? Ngay sau đây Vật phẩm Phật giáo sẽ chia sẻ cho quý độc giả về khái niệm hạnh phúc nói chung và hạnh phúc trong Phật giáo nói riêng cũng như những lời dạy khiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
I. Khái niệm hạnh phúc
Con người hằng ngày nỗ lực làm việc để tìm kiếm tiền tài, địa vị, danh vọng, sức khỏe hay sự thành công,… thì đến cuối cùng vẫn mưu cầu sự hạnh phúc. Nếu như theo tiếng Anh, hạnh phúc là “happiness” thì trong tiếng Pháp lại là “bonheur”, thể hiện cảm giác tích cực, thỏa mãn và thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của con người.
Tóm lại, khi nói về hạnh phúc, mọi người thường nói về cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại, về sự hài lòng, an lạc thể hiện qua lời nói, hành động tốt đẹp trước những bận rộn của cuộc đời. Thế nhưng vì nó liên quan đến cảm xúc cá nhân nên không có một công thức chung nào để đo lường sự hạnh phúc của từng người. Ví dụ như hạnh phúc đối với người đang đói là một bữa ăn chứ không phải sự thành công. Do đó mà khi nêu lên định nghĩa về hạnh phúc cũng chỉ là khái niệm tương đối.
Hạnh phúc tùy vào cách cảm nhận của mỗi người mà sẽ không giống nhau
II. Hạnh phúc là gì theo quan niệm Phật giáo?
Theo quan điểm của Phật giáo thì hạnh phúc là sống theo đạo đức, an lạc và giải thoát, thiền định. Hạnh phúc đòi hỏi con người cần có hành trì thâm hậu, phải ý thức cũng như làm chủ được ngũ dục của bản thân từ tài, sắc, danh đến thực, thùy. Điều cốt lõi chính là việc chúng ta biết cách quay về với việc tu tập, gạt bỏ những phiền não để tâm hồn được thư thái và thanh tịnh ở hiện tại.
Hạnh phúc mà Đức Phật muốn truyền đạt đến chúng ta chính là cảnh giới Niết bàn ở tâm. Niết bàn thực chất là bản thể của chúng ta và là quần sinh cũng như trong vũ trụ. “Niết bàn là hạnh phúc. Niết bàn có sẵn trong tâm khảm con người. Niết bàn là Hằng Cửu, Chân Thường. Niết bàn trạng thái tĩnh lặng, bất biến. Niết bàn có thể thực hiện trong cõi đời này”.
Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức phật giáo khác:
- Bản ngã là gì? Làm sao để vượt qua bản ngã của mình?
- Xá lợi là gì? Bật mí những sự thật xoay quanh về xá lợi
Tóm lại thì Niết bàn chính là trạng thái mà chính chúng ta có thể tự tạo ra chứ không do Đức Phật hay một vị thần nào tạo ra. Vì theo như lời dạy thì Niết bàn là hạnh phúc, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện cũng như cảm nhận một cách trọn vẹn ở thực tại. Do đó mà con đường giải thoát, hạnh phúc chính là hành trình tìm đến chân tâm của mình: “Hướng ngoại mà tìm cầu – Tất cả đều ngu si – Hướng nội mà tùy xứ tiện nghi – Tất cả đều là chân thật.”
Sự giải thoát tâm hồn, thức tỉnh tâm trí và quan niệm hạnh phúc của Phật giáo
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có chia sẻ rằng: “Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở tự trong tâm mình, độ lấy mình mới được”. Tóm lại thì châm ngôn để chúng ta có thể đi tìm chân lý chính là: “Con đường hướng nội tiến vào cho sâu – Càng sâu, càng thấy lắm nhiệm mầu – Tâm khảm bao la cũng không bờ bến – Vũ trụ mênh mông đã thấm đâu”
Như vậy, để có thể tìm được Chân Tâm hay Phật Tính thì bạn cần tìm ngay trong chính lòng mình. Phật bảo A Nan rằng: Chân Tính luôn ở nơi ngươi, thế mà ngươi lại không tin mà lại theo nơi miệng ta mà tìm chân tính, người đã thấy lầm chưa? (云 何 自 疑 汝 之 真 性, 性 汝 不 真, 取 我 求 實. Vân hà tự nghi nhữ chi Chân Tính – Tính nhữ bất chân, thủ Ngã cầu thực. – Thủ Lăng Nghiêm kinh (V.N. P. T. hội xuất bản), quyển II, trang 16-17.- Thủ Lăng Nghiêm – Linh Sơn, Phật Học, trang 113-114)
Từ đó, có thể thấy rằng hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo khá đơn giản và ai cũng có thể đạt được nó. Đức Thế Tôn từng dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (virága), là cao cả nhất. Tức có nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt việc tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết bàn.”.
Nói ngắn gọn thì hạnh phúc trong Phật giáo chính là quá trình từ bỏ “tham ái, chấp trước”, kiên trì tâm trí và thanh lọc bản thân để có thể chứng thực được Niết bàn ngay trong lòng chúng ta. Hạnh phúc không xa vời ở kiếp sau hay phải tìm kiếm một chân trời nào khác mà nó hiện hữu ngay bây giờ và ở chính đây, ai trong chúng ta đều có thể cảm nhận một cách chân thực.
Ai trong chúng ta cũng đều có thể cảm nhận được hạnh phúc trong thực tại
III. Hạnh phúc xuất thế gian
Hạnh phúc xuất thế gian là một trong những hạnh phúc siêu việt hơn tất cả, chúng nhẹ nhàng, thăng hoa hơn và giúp chúng ta dễ dàng vượt qua mọi dục lạc. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn được niềm hạnh phúc cũng như mang đến sự giải thoát đích thực cho tinh thần.
Phật dạy những đệ tử của ngài về những điều gì gọi là hỷ lạc và điều gì nên tránh xa. Khoảng thời gian đó, bạn sẽ đón nhận được hoàn toàn niềm hạnh phúc thiêng liêng, giải thoát và niềm hạnh phúc thực sự của Niết bàn.
IV. Những lời dạy của Đức Phật giúp bạn hạnh phúc hơn
- Dù quá khứ có tồi tệ đến thế nào thì chúng ta luôn có thể làm lại từ đầu.
- Khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, chúng ta sẽ là một con người mới và điều chúng ta làm trong hôm nay là quan trọng nhất.
- Việc có người thân quý giá chính là một phước báu, vì thế mà chúng ta cần phải trân trọng từng phút giây của đời sống.
- Vạn pháp duy tâm tạo và con người chính là kết quả của những điều mình suy nghĩ. Nếu như một người nói và làm với tâm hồn trong sáng, thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ luôn đi theo người đó như hình với bóng.
- Thanh tịnh và sự đơn giản chính là đôi cánh giúp cho tâm hồn được thăng hoa.
- Tâm (Bản ngã) chính là tên lừa đảo nguy hiểm nhất, người khác có thể sẽ nói dối bạn nhất thời nhưng nó lại lừa gạt bạn suốt đời.
- Thù hận giống như nắm than hồng trong lòng tay, ta sẽ bị bỏng trước khi ném nó vào người khác.
- Sợ hãi sẽ vắng bóng trong tâm trí của những người không bị chi phối bởi lòng tham ái.
Một vài lời dạy của Đức Phật giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống
- Giống như bàn thạch vững chãi giữa bão giông, người có trí cũng sẽ không bị chi phối bởi những lời khen chê.
- Đừng quá cố gắng để nắm giữ những điều không thuộc về mình. Buông xả sẽ giúp bạn mang lại hạnh phúc và lợi lạc lâu dài.
- Nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ trên trần gian này đều bắt nguồn từ tâm bám chấp.
- Có sinh ắt sẽ có diệt, có hợp ắt sẽ có tan và có thịnh ắt sẽ có suy. Khi bạn vui thì hãy hiểu rằng niềm vui ấy không phải vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ thì hãy nhớ rằng nỗi đau đó cũng sẽ không trường tồn. Vạn pháp thế gian này vốn vô thường.
- Hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với những người không biết tri ân điều mình đang có.
- Quy luật nhân quả sẽ không chừa một ai. Hãy cẩn trọng đến suy nghĩ, lời nói cũng như hành động của mình.
- Đừng xem thường điều nhỏ bé. Một đốm lửa nhỏ vẫn có thể thiêu trụi cả một khu rừng. Một con rắn nhỏ cũng có thể khiến ta mất mạng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về hạnh phúc, Vật phẩm Phật giáo hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu đường về quan điểm hạnh phúc trong Phật giáo. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách trung hòa cảm xúc bản thân, nỗ lực cố gắng và chấp nhận để bản thân thật sự cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.
Nam Mô A Di Đà Phật.
- Khẩu nghiệp là gì? 4 loại khẩu nghiệp tuyệt đối không nên phạm
- Cách lập bài vị thờ gia tiên theo đúng phong tục giúp có được nhiều phước lộc
- Các bài văn kinh sám hối đọc hằng ngày
- Trong nhà nên thờ tượng Phật Quan Âm Bồ Tát đứng hay ngồi mới tốt?
- Tứ diệu đế (bốn sự thật màu nhiệm) trong Phật giáo là gì?