Sinh lão bệnh tử không còn là quan niệm xa lạ đối với những người Á Đông. Hiểu được sinh lão bệnh tử sẽ giúp chúng ta sử dụng thời gian của bản thân một cách có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và cách ứng dụng của quy luật này trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, Vật phẩm Phật giáo sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về quy luật sinh lão bệnh tử.
Sinh lão bệnh tử là quy luật mà bất kỳ ai cũng phải trải qua
I. Sinh lão bệnh tử là gì?
Sinh lão bệnh tử không chỉ là quy luật tất yếu gói gọn cuộc đời của con người mà là của vạn vật trên thế gian này. Trong bốn giai đoạn này thì giai đoạn Lão hoặc Bệnh có thể bỏ qua ở một số người nhưng bất kỳ ai cũng phải trải qua Sinh và Tử. Vì vậy, chúng ta nên giữ cho mình tâm an lạc và bình thản để đón nhận mọi thứ, sống một cuộc đời an yên và hạnh phúc.
- Sinh: được xem là sự khởi đầu, sinh ra, chào đời hay bắt đầu của một sự sống mới.
- Lão: sau một thời gian dài sinh sống, không chỉ cơ thể con người mà là của tất cả vạn vật trên vũ trụ sẽ trưởng thành rồi trở nên già nua.
- Bệnh là giai đoạn nếu không thể vượt qua được sẽ bước sang giai đoạn Tử, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết.
- Tử là điểm cuối cùng của quy luật này, đoạn kết của đời người và là điều không thể nào tránh khỏi.
II. Sinh lão bệnh tử có nguồn gốc từ đâu?
Quy luật này có nguồn gốc từ Phật Giáo. Sinh lão bệnh tử được Phật Thích ca Mâu ni giác ngộ và ứng dụng trong bài kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên với nội dung chính có tên gọi là Tứ diệu đế. Ngoài ra, Tứ diệu đế hay còn gọi là Tứ thánh đế và được xem là bốn chân lý cao cả trong Phật giáo.
Quy luật sinh lão bệnh được được Phật Thích ca Mâu ni giác ngộ
- Khổ đế là chân lý về sự Khổ: Theo chân lý thứ nhất, vạn vật đều có tính chất khổ não, không toàn vẹn. Những mong muốn chưa đạt được, tiếp xúc với những người, sự vật mình không thích hoặc rời xa những điều mình yêu thích đều được xem là khổ.
Những điều này này được gói gọn với cách hiểu sâu hơn thì chính là Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức là 5 yếu tố tạo nên toàn bộ thân tâm của con người) và chúng đều là khổ.
- Tập đế là chân lý về sự phát sinh của khổ: Sự tham ái, mong muốn thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành và thỏa mãn được hoại diệt chính là nguyên nhân dẫn tới Khổ. Luân hồi cũng bắt nguồn từ những loại ham muốn này mà ra.
- Diệt đế là chân lý về diệt khổ: Nếu loại bỏ được tận gốc lòng tham ái thì sự khổ cũng có thể tận diệt.
- Đạo đế là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Vạn vật có thể diệt khổ thông qua con đường Bát chính đạo.
III. Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Trong phong thủy, vì cầu thang kết nối các tầng với nhau nên được xem như dòng chảy năng lượng. Do đó, trong việc xây dựng nhà của thì thiết kế cầu thang là khâu rất quan trọng và cần được đặc biệt chú ý.
Trong quy luật tương sinh:
- Bậc thứ nhất là: Sinh
- Bậc thứ hai: Lão
- Bậc thứ ba: Bệnh
- Bậc thứ tư: Tử
- Bậc thứ năm: Sinh
Khi xây cầu thang, tính số bậc thang rơi vào cung “Sinh” là tốt nhất. Chúng ta có thể thực hiện cách tính với công thức 4n+1 ( n là số lần chu kỳ lặp lại). Bên cạnh đó, để tránh điều xui xẻo, đem lại nhiều may mắn, bình an cho gia chủ thì cần lưu ý đến hương của cầu thang khi xây nhà.
Quy luật sinh lão bệnh tử được ứng dụng trong việc lựa chọn vòng phong thủy
IV. Lựa chọn vòng phong thủy theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh Tử
Vòng tay phong thủy từ lâu được xem là vật phẩm có khả năng điều hòa sinh khí, thu hút vận may, mang đến tài lộc và sức khỏe tốt cho người đeo. Vì vậy, việc lựa chọn số hạt trên vòng tay phong thủy cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Đối với các vòng được làm từ hạt đá hoặc hạt gỗ như trầm hương, bạn nên chọn số hạt là số chia hết cho 4 dư 1 để rơi vào chữ sinh theo quy luật sinh lão bệnh tử.
Nếu kích thước cổ tay của bạn không phù hợp với số lượng hạt như trên thì hãy lựa chọn số lượng hạt trên vòng tay là số lẻ, chẳng hạn như 13, 17, 19, 21 hay dùng chuỗi 108 hạt. Tuyệt đối không đeo vòng tay có 4 hạt vì sẽ rơi vào chữ tử dẫn đến nhiều khó khăn và đem lại vận xui cho chủ nhân.
Bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn vòng đá phong thủy có màu sắc tương sinh và tránh màu sắc tương khắc với bản mệnh của mình theo quy luật ngũ hành.
Ngoài màu sắc sắc của vòng đá phong thủy, bạn cũng nên chú trọng đến chất lượng của vòng bằng cách lựa chọn các địa chỉ uy tín để công dụng đem đến may mắn, tài lộc và tránh xa điều xui rủi được phát huy tốt nhất.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về quy luật sinh lão bệnh tử được Vật phẩm Phật giáo chia sẻ. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa cũng như biết được cách ứng dụng quy luật này vào trong đời sống để mang lại nhiều may mắn, bình an cho mình.
Nam Mô A Di Đà Phật!