Ý nghĩa của ba ngày vía Quan Âm Bồ tát 

ngay via quan am

Quán Thế Âm là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Theo như kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài. Vậy ngày vía Quan Âm là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Vật phẩm Phật giáo để biết thêm thông tin.

I. Bồ tát Quan Âm là ai? 

Bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni,… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài là vị Đại bi, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh.

ngay via quan am

Tượng Phật Quan Âm ở India, Nalanda

Các kinh điển trên đều nói đến Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ, ngài nghe hết tất cả tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu, cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn,…

Bồ tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, mẹ, Phật,… có lẽ là do rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo đều có các thánh nữ. Phật giáo Mật tông Tây Tạng thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Trong truyền thuyết vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm. Trong kiếp xa xưa, mẹ Tara là một vị công chúa quyết tâm tu, giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật.

ngay via quan am

Ý nghĩa cứu khổ tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn có nêu rõ và ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh Pháp hoa cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của đại từ bi, những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được coi là mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu,… Vì vậy, dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Tỳ sa môn Thiên vương,… thì nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Kinh điển Đại thừa, đặc biệt là kinh Pháp hoa quan niệm Bồ tát Quán Thế Âm mang hình tướng nữ giới được hình thành dần dần, đến đời Đường thì hình tướng này gần như hoàn toàn phổ biến, nhất là trong giới bình dân, tạo thành một tín ngưỡng quan trọng.

II. Tại sao lại có 3 ngày vía Bồ tát Quan Âm?

Hàng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Âm vô cùng trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 theo âm lịch nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm.

Ở trong thiền môn nhật tụng cổ xưa từng ghi rõ:

  • 19/02: ngày vía Quán thế Âm Đản Sanh.
  • 19/06: ngày vía Quán thế Âm Thành Đạo.
  • 19/09: ngày vía Quán thế Âm Xuất Gia.

III. Năm thứ quán của Quan Thế Âm Bồ tát là gì?

1. Chân quán

Chân quán có nghĩa là lập Chân để phá Vọng. Đầu tiên phải xoay cái Tánh nghe trở về Tự tánh, thoát lìa âm thanh. Sở nghe đã tiêu thì Năng nghe cũng sẽ hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sanh, do đó sử dụng của lục căn (sáu giác quan) dung thông lẫn nhau là nhĩ căn viên thông hay còn gọi là “phản văn văn Tự tánh”.

2. Thanh tịnh quán

Thanh tịnh quán nghĩa là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe Sở nghe đã hết mà lại chẳng trụ nơi hết, luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không.

3. Từ quán

Từ quán nghĩ là độ cho chúng sanh được vui vẻ mà chẳng có năng độ gọi là vô duyên từ.

4. Bi quán

Bi quán là độ cho chúng sanh lìa xa đau khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi.

Khi từ bi thể hiện thì cái tôi ích kỷ (ngã chấp) đều sạch, tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột cũng giống như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sanh trong pháp giới vũ trụ. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một nghĩa là nhiều đèn cùng chung một ánh sáng nên năng – sở đều diệt.

5. Quảng đại trí huệ quán

Quảng đại trí huệ quán có nghĩa là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là một thực tướng vĩnh viễn tồn tại.

IV. Hiện thân của Bồ tát Quán Thế âm ở Việt Nam

Theo như kinh Phẩm Phổ Môn, nếu có ai kêu cứu và cần hiện ra thân gì thì Quan Âm hiện ra thân đó để cứu độ như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ,… Truyện tích về Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải ở Việt Nam được hình thành dựa vào quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.

ngay via quan am

Tượng Quan Âm Thị Kính ở Việt Nam

Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ, văn xuôi. Dựa vào nội dung của truyện Quan Âm Thị Kính thì đây có thể là một dị bản của Phật giáo Cao Ly: “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”. Tuy vậy, bối cảnh truyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta là Pháp Vân tự và Phật Bà chùa Dâu được xem như là Phật Bà Quan Âm Thị Kính.

Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng ở Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII và hiện nay vẫn còn được bảo lưu tại nhiều chùa.

Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu được lưu truyền trong dân gian trước truyện Quan Âm Thị Kính. Bản Nôm cổ nhất của truyện Quan Âm Nam Hải vẫn chưa rõ được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ đầu tiên Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của được ấn hành năm 1897.

ngay via quan am

Tượng Quan Âm Nam Hải ở Việt Nam

Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Nam Hải là Diệu Thiện, công chúa thứ ba của vua Diệu Trang ở nước Hưng Lâm. Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn cản của vua cha để cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Trong truyền thuyết, sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân.

ngay via quan am

Quán Âm Diệu Trí Lực 

Các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện đều bắt nguồn ở lòng từ bi, hiện thân cứu khổ, cứu nạn của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm vô cùng phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Hiện nay, tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về ngày vía Quan Âm. Vật phẩm Phật giáo hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về Bồ tát Quán Thế Âm – vị Đại bi nguyện cứu độ tất cả chúng sinh. 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.