Chuỗi vòng Phật giáo, khởi nguyên là đồ vật dùng để niệm Phật. Ngày nay, nhiều người sử dụng chuỗi hạt như một vật để hộ thân, luôn mang theo bên mình, giúp cho người đeo luôn cảm thấy bình an, an toàn. Đặc biệt, chuỗi hạt còn mang đến những may mắn, xua đuổi những vận khí xui rủi cho người sử dụng.
1. Chuỗi vòng đeo tay giúp bạn có được “phong thuỷ” tốt như thế nào?
Khi bạn đeo các chuỗi vòng tay đi làm ở công sở, đi đến nơi công cộng hoặc thậm chí đi gặp đối tác… thì ấn tượng đầu tiên của người đối diện khi nhìn thấy bạn sẽ là chiếc chuỗi vòng đeo tay.
Khi nhìn thấy chuỗi vòng tay, trong lòng họ sẽ nghĩ ngay đến Phật, họ sẽ nghĩ ngay đến câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi họ nghĩ về Phật, tức là họ đang hướng về Phật, trong lòng họ đã phát sinh công đức, phát sinh sự kính ngưỡng đối với Phật. Như thế, tâm họ tự nhiên định xuống, cho dù trong lòng họ đang rất nhiều toan tính, vọng tưởng đầy rẫy nhưng họ cũng sẽ lắng xuống được phần nào.
Họ được như thế là nhờ bạn. Bạn giúp người ta nghĩ nhớ đến Phật, tức là bạn đã có công đức, phước đức rất lớn rồi.
Không chỉ vậy, trên tay bạn lúc nào cũng có chuỗi vòng, thì trong rất nhiều trường hợp tâm bạn rối bời, không biết nên ra quyết định thế nào, thì chỉ cần bạn cầm chuỗi hạt, nhắm mắt lắng tâm và niệm Nam Mô A Di Đà Phật liên tục, thì tự nhiên tâm bạn sẽ cũng lắng lại, sẽ sáng suốt hơn và có nhiều quyết định đúng đắn.
Đạo lý của chuỗi vòng đeo tay là ở chỗ này. Khi hiểu rồi, bạn đeo chuỗi vòng trên tay chính là bạn đang đem lại phong thuỷ tốt cho bạn và cho những người xung quanh. Còn nếu không hiểu, bạn sẽ không nhận được lợi ích lớn lao của việc đeo chuỗi vòng.
2. Top những mẫu chuỗi vòng đeo tay đẹp, tinh tế và được yêu thích nhất hiện nay
Chuỗi vòng đeo tay thường được làm từ các loại gỗ quý, các loại hạt quý hoặc từ các loại đá quý.
– Chuỗi vòng đeo tay bằng gỗ quý thường dùng là: gỗ trầm hương, gỗ đàn hương, gỗ huyết rồng, gỗ tùng bách, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ huỳnh đàn (gỗ sưa)…
– Các loại vòng đeo tay hạt bồ đề thường là hạt bồ đề kim cang, hạt bồ đề thiên nhãn, hạt gốc bồ đề…
– Các loại vòng đeo tay hạt đá quý thường là đá cẩm thạch, đá thạch anh, đá mắt mèo, mắt hổ, đá mã não, đá obsidian, đá núi lửa…
3. Đeo chuỗi vòng ở tay nào?
Cũng như các loại vòng phong thủy khác, đeo chuỗi hạt tay nào thì có những ý nghĩa riêng và cần vận dụng để có thể thay đổi cách đeo, phát huy công dụng tích cực của vòng
Đeo chuỗi hạt tay phải : Khi đến những nơi có nhiều tà khí, âm khí hoặc những nơi nguy hiểm. Lúc này chuỗi hạt có ý nghĩa sẽ chở che và bảo vệ bạn khỏi những điều xui xẻo.
Đeo chuỗi hạt tay trái : Khi đến những nơi cần mang đến sự may mắn như : phỏng vấn, khai trương, xin việc, hội nghị, đấu giá…
Nếu bạn vẫn đang đi tìm cho mình một chiếc chuỗi vòng đeo tay ưng ý thì hãy đến với VatphamPhatgiao.com nơi kinh doanh các vật phẩm Văn hoá Phật giáo, truyền thông các giá trị Phật giáo tới khách hàng thông qua các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đặc sắc; là một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng. Đặc biệt được sự bảo trợ truyền thông của chư tôn đức và Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
VatphamPhatgiao.com luôn cố gắng nỗ lực lựa chọn và mang đến cho quý khách các loại chuỗi vòng đeo tay với chất lượng cao nhất nhưng giá lại hợp lý để bạn hữu duyên dễ dàng chọn cho mình và làm quà tặng ý nghĩa cho người thân, bạn bè.
Hiện nay, Vật phẩm Phật giáo có hệ thống các cửa hàng (Quý khách vui lòng liên hệ trước khi qua cửa hàng):
Hà Nội: Chùa Thiên Niên (tức chùa Trích Sài hoặc Thiên Niên tự), số 312 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, quận Tây Hồ.
TP HCM: Chùa Thiền Giác (Thiền Giác tự), số 111, Đường 711, Khu phố 2, phường Phú Hữu,TP Thủ Đức.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 08.6767.1366
- Email: info@vatphamphatgiao.com
- Ý nghĩa tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, những lưu ý khi thờ cúng ngài
- Ý nghĩa & lợi ích khi trì tụng chú Dược Sư tiếng Phạn
- Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Ý nghĩa của tượng Địa Tạng Vương
- Tượng Phật Di Lặc nên đặt ở đâu để đem lại may mắn, tài lộc?
- Tìm hiểu chi tiết thời kỳ Mạt Pháp theo quan niệm phật