Giải mã ý nghĩa biểu tượng bánh xe Pháp Luân trong Phật giáo

banh xe phap luan

Bánh xe Pháp Luân là một trong các biểu tượng cổ xưa của lịch sử và văn hóa Ấn Độ và Phật giáo. Tùy thuộc vào nền văn hóa và tôn giáo sử dụng nó mà ý nghĩa và tầm quan trọng của bánh xe Pháp Luân là khác nhau. Vì vậy, trong bài viết này, Vật phẩm Phật Giáo sẽ chia sẻ toàn bộ những bí ẩn về bánh xe Pháp Luân để bạn có thể hiểu rõ hơn về lịch sử và ý nghĩa biểu tượng của nó. 

banh xe phap luan

Giải mã ý nghĩa biểu tượng bánh xe Pháp Luân trong Phật giáo

I. Bánh xe Pháp Luân là gì?

Bánh xe Pháp Luân hay vòng tròn pháp luân là một biểu tượng lâu đời của Phật giáo và nhiều tôn giáo khác như Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Đây cũng là một trong các biểu tượng quan trọng của Phật giáo vì nó đại diện cho lời dạy của Đức Phật. Trong Phật giáo, ý nghĩa của bánh xe Pháp Luân đại diện cho con đường dẫn đến sự giác ngộ và cõi Niết Bàn. bánh xe Pháp Luân còn được xem là bánh xe chân lý, vũ trụ và cả cuộc đời. Nó đại diện cho những may mắn, được coi là xuất hiện ở lòng bàn chân của Đức Phật. 

Trong nền văn hóa Indus và Ấn Độ giáo, bánh xe Pháp Luân được xem đại diện cho mặt trời. Trên toàn thế giới, nó lại được sử dụng để đại diện cho Phật giáo giống như cách mà cây thánh giá đại diện cho Cơ đốc giáo hoặc Ngôi sao David của Do Thái giáo. 

Đây cũng là một trong tám biểu tượng mang điều tốt lành của Phật giáo. Các biểu tượng tương tự như bánh xe Pháp Luân đã được tìm thấy trong đạo Jain và đạo Hindu nên có khả năng biểu tượng này đã phát triển từ đạo Hindu. 

Bánh xe Pháp Luân truyền thống là chiếc bánh xe chiến xa với số lượng nan hoa không giống nhau. Màu sắc của bánh xe Pháp Luân cũng vậy, chúng có thể là bất kỳ màu nào nhưng thường là vàng. Ở trung tâm bánh xe, bạn sẽ thấy ba hình xoáy vào nhau, biểu tượng âm dương, bánh xe thứ hai hoặc là hình tròn trống. 

II. Lịch sử ra đời của bánh xe Pháp Luân

banh xe phap luan

Bánh xe Pháp Luân được sử dụng trong nhiều công trình, kiến trúc 

Mặc dù bánh xe Pháp Luân hay luân xa pháp gắn liền với Phật giáo và Ấn Độ giáo nhưng nó có thể xuất hiện trước cả hai tôn giáo này. Biểu tượng tượng tự của bánh xe Pháp Luân xuất hiện lần đầu tiên tại nền văn minh Thung lũng Indus với ý nghĩa tượng trưng cho mặt trời trong giai đoạn lịch sử này. 

Trong Ấn Độ giáo, bánh xe Pháp Luân được nhìn thấy trong thần Mitra – người được xem là con mắt của thế giới cũng như mặt trời được xem là người trông coi trái đất. Vì thế, biểu tượng này vẫn tìm thấy được mối liên hệ với mặt trời song ý nghĩa thực sự sau những chiếc bánh xe là sự mở rộng của ánh sáng, tri thức khi chúng ta đi tìm chân lý. 

Trong số các di chỉ lâu đời nhất hiện nay, bánh xe Pháp Luân được tìm thấy trên các cây cột được dựng bởi Ashoka Đại đế (304 – 232 TCN). Ashoka Đại đế là vị hoàng đế cai trị phần lớn vùng đất mà ngày nay là Ấn Độ và hơn thế nữa. Ông cũng là một người vô cùng sùng bái Phật giáo, khuyến khích truyền bá đạo Phật mặc dù ông không bao giờ ép buộc thần dân của mình. 

Ashoka Đại đế đã dựng rất nhiều các cột đá khổng lồ trên khắp vương quốc của mình và nhiều trong số đó còn sừng sững. Những cột trụ có chứa các sắc lệnh và một trong số đó khuyến khích mọi người thực hành đạo đức Phật giáo, bất bạo động. Thông thường, mỗi cột trụ sẽ có ít nhất một con sư tử trên đỉnh cột, đại diện cho sự cai trị của Ashoka. Những cây cột này cũng được trang trí bằng bánh xe pháp 24 chấu (nan).

Vào năm 1947, chính phủ Ấn Độ đã chính thức thông qua quốc kỳ mới mà ở trung tâm lá cờ là Ashoka Chakra màu xanh nước biển trên phông nền trắng. 

1. Bánh xe Pháp Luân trong Ấn Độ giáo

Thần Vishnu – người bảo vệ nhân loại của đạo Hindu thường được nhìn thấy bánh xe Pháp Luân. Do đó, biểu tượng này được coi là đại diện cho các nỗ lực của vị thần này trong việc khôi phục và giữ trật tự trên thế giới. Khái niệm luật lệ và trật tự này sẽ được mở rộng cho các thực hành tôn giáo mà một người Hindu ngoan đạo cần tuân theo. 

2. Bánh xe Pháp Luân trong Phật giáo

banh xe phap luan

Bánh xe Pháp Luân trong Phật giáo được xem là các lời dạy về đạo đức của Đức Phật

Trong đạo Phật, bánh xe Pháp Luân được xem là đại diện cho các lời dạy về đạo đức của Đức Phật. Một lần nữa, chúng ta có thể thấy được sự khẳng định về tính biểu tượng của luật pháp và trật tự gắn liền giáo pháp. 

Bánh xe Pháp Luân được xem là đại điện cho Tứ Diệu Đế của Phật giáo, Bát Chánh Đạo bắt buộc phải tuân theo để đạt được Giác ngộ hoặc Duyên khởi, trong đó tất cả các pháp đều phụ thuộc vào những pháp khác. Trong nghệ thuật Phật giáo thì bánh xe pháp luân được sử dụng để tượng trưng cho chính Đức Phật. 

“Chuyển pháp luân” là hình ảnh ẩn dụ mà Phật giáo dùng để chỉ dạy giáo pháp tại thế gian. Trong Phật giáo Đại thừa, người ta quan niệm rằng Đức Phật đã chuyển pháp luân ba lần. 

Bước ngoặt đầu tiên chính là thuyết pháp trong vườn nai sau khi Đức Phật thành đạo. Tại đây, Đức Phật đã lý giải về Tứ Diệu Đế. Bước ngoặt thứ hai là sự ra đời hoàn hảo của các giáo lý trí tuệ về bản chất của sunyata (tính không). Và bước ngoặt cuối cùng là sự ra đời của giáo lý Phật Tánh. 

III. Ý nghĩa và biểu tượng của bánh xe Pháp Luân

banh xe phap luan

Mỗi bộ phận tạo nên bánh xe Pháp Luân đều mang một ý nghĩa riêng biệt

Các Phật tử tin rằng bánh xe Pháp Luân tượng trưng cho Đức Phật và một số giá trị quan trọng trong tôn giáo của mình. Cụ thể, vòng tròn pháp luân tượng trưng cho những điều sau:

  • Hình tròn: Đây là biểu tượng cho sự hoàn hảo của những lời dạy do Đức Phật chỉ bảo.
  • Vành: Vành của bánh xe là hình ảnh tượng trưng cho một Phật tử có khả năng tiếp thu toàn bộ những lời dạy mà Đức Phật truyền đạt thông qua sự tập trung và thiền định. 
  • Trung tâm: Ở giữa trung tâm bánh xe là hình ảnh biểu thị kỷ luật, đạo đức. Bên trong trung tâm là Tam bảo của Phật giáo, thường được biểu thị bằng ba vòng xoáy với các viên ngọc lần lượt là Pháp, Phật và Tăng. 
  • Chuyển động theo chu kỳ của bánh xe: Hình ảnh này đại diện cho sự luân hồi hay chu kỳ của cuộc sống trên thế giới. Nó được kết hợp từ sinh, tử và tái sinh. 

Bên cạnh những biểu tượng trên thì số lượng nan hoa trên bánh xe còn đại diện cho nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng không chỉ có ý nghĩa đối với Phật tử mà còn có tầm ảnh hưởng đến người theo đạo Hindu và đạo Jain. Cụ thể như sau:

  • 4 nan hoa: Hay Tứ diệu đế của Phật giáo. Đây là biểu tượng cho sự thật của đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, chấm dứt đau khổ và con đường.
  • 8 nan hoa: Hay Bát Chánh Đạo để đạt được giác ngộ. Những điều này gồm: chánh kiến, ý định, lời nói, hành động, sinh kế, những nỗ lực, định tâm và chánh niệm. 
  • 10 nan hoa: Hình ảnh này tượng trưng cho 10 phương hướng của Phật giáo. 
  • 12 nan hoa: Hay 12 liên kết Duyên khởi do Đức Phật chỉ dạy. Chúng bao gồm những khái niệm về vô minh, sự hình thành xã hội, ý thức, những yếu tố cấu thành của một sinh vật, sáu giác quan (bao gồm cả tâm trí), xúc, giác, khát, sự nắm bắt, sinh, tái sinh, già và cái chết. 
  • 24 nan hoa: Trong Kỳ Na giáo, đây là biểu tượng đại diện cho 24 tirthankaras gần niết bàn. Trong Phật giáo, những bánh xe Pháp Luân có 24 nan được gọi là bánh xe Ashoka với 12 nan đầu đại diện cho 12 liên kết của Duyên khởi và 12 nan sau đại diện cho những liên kết nhân quả theo thứ tự ngược lại. Sự đảo ngược của 12 giai đoạn đau khổ này là biểu tượng của sự thoát khỏi luân hồi nhờ giác ngộ. 

Trong các tôn giáo khác ở Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo thì bánh xe Pháp Luân là biểu tượng cho bánh xe pháp luật và thời gian trôi qua liên tục. 

III. Ý nghĩa của bánh xe Pháp Luân trong phong thủy

banh xe phap luan

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng của sự may mắn, bình an

Trong phong thủy, bánh xe Pháp Luân là biểu tượng mang đến sự may mắn, bình an. Nó đại diện cho sự vượt khỏi ba nguồn gốc đau khổ của con người là tham (tham lam), sân (hận thù) và si (si mê). 

Vòng tròn của bánh xe là biểu tượng cho sự viên mãn, hoàn hảo (tương tự như Đồng Điếu phong thủy). Đồng thời, đây cũng là lời giáo huấn của Đức Phật nên khi đeo vòng tay Pháp Luân hoặc bất kỳ pháp khí nào khác, bạn sẽ đến gần hơn với con đường dẫn tới sự Giác ngộ. 

Chuyển động chu kỳ của bánh xe lại đại diện cho sự luân hồi hay chu kỳ của cuộc sống trên thế giới với sự kết hợp hài hòa giữa sinh, tử và tái sinh. 

IV. Ý nghĩa của bánh xe Pháp Luân trong thời trang, trang sức

banh xe phap luan

Bánh xe Pháp Luân được sử dụng là mặt dây chuyền

Đối với những người thực hành Phật giáo thì việc đeo trang sức có hình bánh xe Pháp Luân được xem là sự thay thế tốt cho việc đeo trang sức có các biểu tượng Phật thực tế. Quy tắc chung là Phật không bao giờ được đeo như một phụ kiện nhưng chưa có bất kỳ cấm đoán nào dành cho bánh xe Pháp Luân. 

Đây cũng chính là lời lý giải nguyên nhân tại sao bánh xe Pháp Luân là một loại trang sức Phật giáo khá phổ biến được sử dụng làm dây chuyền, bùa hộ mệnh cho vòng tay, vòng cổ. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một chiếc ghim hoặc trâm cài. Thiết kế của bánh xe Pháp Luân cũng có thể cách điệu theo nhiều cách khác nhau và phổ biến nhất là thiết kế giống hình bánh lái tàu thủy với tám nan hoa. 

Bên cạnh đồ trang sức, biểu tượng này còn là một thiết kế hình xăm phổ biến đối với những người tin vào Ấn Độ giáo, Phật giáo hoặc Kỳ Na giáo. Chúng có thể cách điệu theo nhiều cách khác nhau nhưng hình xăm bánh xe Pháp Luân này luôn được nhiều người tin chọn bởi các ý nghĩa tâm linh đã nêu trên. 

Vật phẩm Phật giáo mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về khái niệm bánh xe Pháp Luân cũng như ý nghĩa biểu tượng của nó. Hãy truy cập ngay website vatphamphatgiao.com để tham khảo thêm nhiều kiến thức về Phật giáo bổ ích khác 

Nam mô A Di Đà Phật!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.