Chức danh Pháp chủ được dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo, đó là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, sẽ thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành những Giáo chỉ, những văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội ở các hoạt động đối ngoại. Vậy hiện nay ai là pháp chủ của hội Phật giáo Việt Nam? Vật phẩm Phật giáo sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến điều này qua bài viết ngay sau đây.
I. Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo hiện nay là ai?
Từ năm 1981 đến nay, đã có ba vị Pháp chủ tại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là: Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993), Đại lão hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 – 2005), Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917).
Ở thời kỳ chấn hưng Phật giáo, miền Bắc có ba vị được tôn làm Pháp chủ là: Thiền gia Pháp chủ Hòa thượng Thích Thanh Hanh (1934 – 1936); Thiền gia Pháp chủ Hòa thượng Thích Thanh Tường (1936): Sư thế danh là Đinh Xuân Lạc (1858-1936).
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, đức đệ tam Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong Đại hội Đại biểu Phật giáo lần thứ VI (2007), HT. Thích Phổ Tuệ được Đại hội suy tôn lên Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trở thành Pháp chủ thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 24/11/2012, ở Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII đã thống nhất sẽ tái suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ vị trí Thiền gia Pháp chủ của Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
II. Phó Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo là ai?
Phó Pháp chủ chính một chức vụ giáo phẩm cao cấp chỉ sau Pháp chủ, thường dành cho Đại Lão Hòa thượng đã có tuổi Hạ rất cao trong Hội đồng Chứng Minh, còn có trường hợp không trong hội đồng chứng minh nhưng được bổ sung. Các Vị này thường xuyên được thỉnh đi chứng minh, tham dự các buổi lễ quan trọng, sự kiện lớn và thường được ngồi tại vị trí cao nhất Lễ Đài.
Trong các Phó Pháp chủ có một vị được gọi là Phó Pháp chủ Kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng Minh, thông thường sau khi Pháp chủ viên tịch thì vị Phó Pháp chủ đứng đầu sẽ đăng quang lên ngôi Pháp chủ ở nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là chức vụ mang tính kế cận tiếp nối cho chức Pháp chủ.
III. Tiểu sử khái quát của pháp chủ hiện tại Hòa thượng Thích Trí Quảng
1. Cuộc đời và con đường đạo nghiệp của Ngài
Ngài sinh năm 1923, khi 13 tuổi đã xuất gia cùng đại sư Hồng Tuyên tại chùa Phổ Minh. Sau đó, ngài đã tu học tại Phú Xuân. Bắt đầu từ đây, cuộc đời của ngài gắn bó với Phật giáo đất Cố Đô.
Hòa thượng Thích Trí Quảng có rất nhiều đóng góp cho nền Phật giáo nước nhà
Tên tuổi ngài đã gắn với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng trong nước. Ngài đã ở chùa Từ Đàm từ năm 2013. Ngài đã tiếp tục dịch thuật kinh điển, hành trì cho tới khi viên tịch. Ngài thọ giới Tỳ kheo năm 1960. Ngài đã được nhận bằng Tiến sĩ Phật học tại trường Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản.
2. Hoạt động hoằng pháp và các chức vụ
Ngài về nước từ năm 1973 – 1975. Ở thời điểm đó, ngài đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bổ nhiệm để giữ chức vụ Tổng vụ phiên dịch và Trước tác.
Sau đó năm 1981 – 2007, ngài đảm nhận chức vụ Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương, có nhiệm vụ là đào tạo Tăng sĩ về hoằng pháp.
Giáo hội Phật giáo đã suy cử đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng phụ trách nhiều vị trí khác nhau, như Trưởng ban Trị sự của Thành Hội Phật Giáo TPHCM, Tổng biên tập của báo Giác Ngộ, Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế,….
Bên cạnh đó, ngài từng giữ chức vụ trụ trì, viện chủ ở nhiều Tổ đình, như: Trụ trì Việt Nam Quốc Tự, Viện chủ Tổ đình Ấn Quang, Viện chủ Tổ đình Huê Nghiêm, Viện chủ chùa Huê Nghiêm, Viện chủ của chùa Linh Sơn Bửu Thiền, Viện chủ Tổ đình Linh Nguyên….
Ngài đã từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng
IV. Đại tràng Pháp Hoa, vai trò của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng
Sau khi đất nước giành được thống nhất để các Phật tử có điều kiện tu học, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã lên kế hoạch, triển khai tập hợp phật tử trẻ tới chùa Ân Quang.
1. Hình thành nên chúng đầu tiên
Ở đây, các em sẽ phụ trách việc dâng hoa cúng dường. Đây là nghi thức quan trọng trong Đại lễ Phật Đản. Sau một thời gian, phật tử trẻ sẽ được học giáo lý và thời khóa tụng kinh tại Tổ đình Ấn Quang. Tất cả cùng gắn kết để tạo nên chúng Ngọc Nữ. Đây được xem là chúng khởi đầu của Đạo tràng Pháp Hoa.
Chúng Ngọc Nữ bao gồm các phật tử trẻ, cụ thể là các em từ mẫu giáo tới lớp 1. Một thời gian sau, chúng La Hầu La được ra đời. Đây chính là chúng thứ 2 trong Đạo tràng Pháp Hoa, có những phật tử có độ tuổi lớn hơn chúng Ngọc Nữ.
Dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Thích Trí Quảng, các em tham gia khóa tụng ngày càng tỏ ra thích thú. Các em theo học với sự thích thú và trang nghiêm. Vì thế, có em thuộc rất nhiều quyển Pháp Hoa, thậm chí còn có em thuộc cả bộ 7 quyển.
Đạo tràng Pháp Hoa đã được thành lập bởi Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng
2. Đạo Tràng Pháp Hoa ngày càng lớn mạnh hơn
Các em có tiến bộ rất nhanh, sống gần gũi, chan hoà, tạo sự thiện cảm với mọi người xung quanh mình. Ngay cả bố mẹ các em cũng tham hoa sinh hoạt đạo tràng. Dần dần, Đạo tràng Pháp Hoa đã lan rộng đến với mọi lứa tuổi và nhiều thành phần. Sự phổ biến này đã dẫn đến sự ra đời của nhiều chúng.
Đạo tràng Pháp Hoa không chỉ được phát triển trong nước mà được truyền bá ra nước ngoài. Người mang Đạo tràng Pháp Hoa ra hải ngoại cũng chính là những đệ tử của Hòa thượng Thích Trí Quảng.
V. Đại hòa thượng góp công rất lớn trong việc xây dựng chùa Huệ Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm tọa ở Quận 2, TPHCM, là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Trước đây, đất của chùa được sử dụng vào việc sản xuất lương thực cho tổ đình.
Sau năm 1975, ngài đã cho dựng thảo am, tiến hành xây dựng chùa Huê Nghiêm 2. Mục đích chính là để tăng chúng và có nơi cho các Phật tử tu học, nghỉ ngơi. Hơn 20 năm sau, cụ thể là năm 1998 thì chùa Huê Nghiêm 2 đã chính thức được công nhận.
Hình ảnh tổng thể của chùa Huệ Nghiêm
Với diện tích 2ha, ngài đã cho xây dựng ngôi chùa vườn mang nét đẹp thanh nhã. Chánh điện tôn chí chư Phật, Bồ Tát được làm bằng nhiều loại gỗ quý. Tại các góc sân vườn, có cảnh quan ấn tượng như hồ sen, ao cá. Vào chủ nhật mỗi tuần là thời gian dành cho các Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa sẽ chuyên tâm tu.
Năm 2000, chùa đã được Thích Giác Hoằng cúng 3 viên Xá lợi của Đức Bổn sư, ngoài ra là 2 vị Thánh Tăng. Khoảng sân trước của chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao tới 12m. Chất liệu bằng đá hoa cương nguyên khối hoàn toàn. Năm 2003, tượng được Hòa thượng Thích Tịnh Từ cúng dường.
Mỗi năm, chùa Huệ Nghiêm được chọn là nơi tổ chức Lễ Phật Đản. Ở đây, đông đảo Tăng Ni và Phật tử đến tham dự. Những buổi Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng thuyết giảng luôn thu hút rất nhiều Tăng Ni và Phật tử.
VI. Đại trùng tu Quốc Tự
Công trình chùa Huệ Nghiêm được chính thức khởi công vào 10/2014. Công trình có ý nghĩa chào mừng Đại hội Đại biểu Phật Giáo TPHCM lần thứ 9. Ngoài ra, đây còn là công trình kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN.
Kinh phí đầu tư cho công trình lên tới 250 tỷ đồng, chỉ riêng chánh điện đầu tư chi phí tới 180 tỷ. Các hạng mục đã hoàn thành có 5 tầng, đầy đủ công năng. Trong đó có cả tầng hầm đỗ xe, tầng hội trường, hay tầng văn phòng,…
Hơn nữa, Tháp Đa Bảo 13 tầng có ý nghĩa tượng trưng cho sự thống nhất 13 tổ chức, tông phái và hội đoàn. Tất cả nhằm phục sự và vì sự hòa bình, bình đẳng của tôn giáo tại miền Nam năm 1963. Tới tháng 11/2017 thì công trình đã chính thức được khánh thành.
Hình ảnh Việt Nam Quốc Tự
Bài viết trên đây Vật phẩm Phật giáo đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin về pháp chủ và phó pháp chủ của giáo hội phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó là những đóng góp to lớn của Đại hòa thượng trong sự phát triển của nền Phật giáo nước nhà. Nếu bạn đang quan tâm hay có nhu cầu tham khảo thì vui lòng liên hệ qua hotline 08.6767.1366 hoặc truy cập website vatphamphatgiao.com để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật.