Người mới mất có biết là họ đã chết rồi không?

nguoi chet co biet minh chet khong

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu về cái chết của con người. Có nhiều câu hỏi đặt ra như người chết có biết mình chết hay không, hay sau khi chết con người sẽ đi về đâu… Sau đây, Vật phẩm Phật giáo sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

nguoi chet co biet minh chet khong

Người mới mất có biết là họ đã chết rồi không?

1. Người chết có biết mình đã chết không?

Theo một nghiên cứu mới cho thấy rằng ý thức của một người tiếp tục hoạt động sau khi tim đã ngừng đập và cơ thể không còn cử động được. Điều này có nghĩa là về cơ bản thì người chết vẫn biết mình chết. Họ mắc kẹt bên trong cơ thể đã chết song bộ não vẫn hoạt động nhưng chỉ một thời gian ngắn.

Nghiên cứu tiết lộ rằng người hồi sinh sau khi tim ngừng đập nhận thức được sự việc đã diễn ra xung quanh họ khi họ ‘chết’ trước khi được ‘sống lại’. Đáng kinh ngạc hơn là vẫn có bằng chứng chỉ ra người chết thậm chí có thể nghe thấy mình bị bác sĩ tuyên bố là đã chết.

Trưởng phòng nghiên cứu hồi sức tim phổi, trợ lý giáo sư Đại học Y khoa Stony Brook, tiến sĩ Sam Parnia, đang thực hiện nghiên cứu ý thức con người sau khi chết và kiểm tra các trường hợp ngừng tim ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Ông đã phỏng vấn những bệnh nhân về điều họ thấy và nghe trước khi họ sống lại.

Ông nói rằng người ở giai đoạn đầu của cái chết vẫn có thể trải nghiệm một vài  hình thức ý thức. Chuyên gia chỉ ra những người sống sót sau khi ngừng tim sau đó đã mô tả chính xác điều đang xảy ra xung quanh họ khi tim họ ngừng đập. Ông nói: “Họ đã mô tả các bác sĩ và y tá làm việc, họ mô tả cả nhận thức về các cuộc trò chuyện và điều trực quan đang diễn ra”

Một người được tuyên bố là đã chết là khi tim họ ngừng đập. Nghiên cứu này đang kiểm tra điều gì xảy ra với não khi một người bị ngừng tim và ý thức liệu có tiếp tục sau khi đã chết và mất bao lâu để cải thiện chất lượng hồi sức, ngăn ngừa chấn thương não khi khởi động lại tim.

2. Người sắp chết tâm thức sẽ như thế nào?

Tâm thức của người sắp chết rất nhạy bén. Tử thư Tây Tạng có ghi chép rằng: “Khi người sắp chết thấy và nghe người thân khóc lóc thảm thương bên cạnh họ cảm nhận đau đớn của họ đang gia tăng khủng khiếp. Vì vậy mà người thân phải làm sao giữ cho phút lâm chung của người sắp mất được yên lặng nhất, thanh thản nhất, có như thế người ấy mới ra đi một cách tự nhiên, an bình.”

Bên cạnh đó, cũng theo như Tử thư Tây Tạng viết về cái chết thì giai đoạn này quả là vô cùng tế nhị, lạ lùng mà ngày nay những nhà nghiên cứu về sự chết tại một số Đại học Mỹ lấy làm ngạc nhiên vì tính chất lạ lùng, vi diệu và cũng đầy tính khoa học bên trong sự mô tả này nếu chịu để tâm nghiên cứu, khảo sát.

nguoi chet co biet minh chet khong

Người sắp qua đời có tâm thức rất nhạy bén

3. Khi bạn chết đi cơ thể sẽ thay đổi như thế nào?

Thông thường chúng ta cho rằng khoảnh khắc của cái chết là thời điểm nhịp tim và nhịp thở sẽ ngừng lại. Thế nhưng, cái chết không phải là ngay lập tức. Bộ não sẽ tiếp tục hoạt động trong khoảng 10 phút, thậm chí lâu hơn sau khi chúng ta chết.

Ở môi trường bệnh viện, có một số cách để bác sĩ xác nhận rằng bệnh nhân đó đã qua đời hay chưa. Chúng gồm không thở, không có phản xạ, không có mạch đập và không có co thắt đồng tử để đáp ứng với ánh sáng. Với trường hợp khẩn cấp, nhân viên y tế tìm kiếm 5 dấu hiệu tử vong không hồi phục nhằm xác định khi không thể hồi sức được. Sau khi cái chết được xác nhận, quá trình vật lý có dòng thời gian như sau:

Một giờ đầu tiên, các cơ trong cơ thể thư giãn, đồng tử cũng giãn ra, khớp chân tay rất linh hoạt. Da sẽ bị chảy xệ. Trong vài phút sau khi tim ngừng đập, máu chảy ra từ các tĩnh mạch sẽ ít hơn nên da người chết thường nhợt nhạt, không hồng hào như khi lúc còn sống. Và cơ thể cũng bắt đầu giảm nhiệt độ.

Bắt đầu tầm một giờ thứ ba sau khi chết, các thay đổi hóa học ở tế bào của cơ thể khiến các cơ bắt đầu cứng lại. Độ cứng cơ tối đa trên toàn cơ thể có thể xảy ra sau khoảng 12 giờ, điều này bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất của người quá cố và nhiệt độ không khí cùng với các yếu tố khác.

nguoi chet co biet minh chet khong

Sau khi qua đời cơ thể sẽ bắt đầu cứng lại

Ở thời điểm này, chân tay người chết rất khó di chuyển hay thao tác. Đầu gối và khuỷu tay hơi uốn cong, ngón chân hoặc ngón tay có thể xuất hiện vẹo bất thường. Sau 12 giờ, các cơ bắt đầu nới lỏng hơn do những thay đổi hóa học liên tục trong tế bào và sự phân hủy các mô bên trong.

4. Sau khi qua đời linh hồn sẽ đi về đâu

Cái chết luôn gây nhiều tò mò cho nhân loại và các nhà khoa học, y học hàng đầu luôn nỗ lực tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi con người chết.

Nhiều người cũng thường tự hỏi điều gì xảy ra sau khi chết đi. Một số người cho rằng chúng ta không còn tồn tại, những người khác lại tin vào một thiên đường hay địa ngục. Chúng ta đã sống trước khi đến trái đất và chúng ta sẽ tiếp tục sống nếu chúng ta chết. Chúng ta biết được điều này là do Chúa đã vạch ra toàn bộ kế hoạch của Ngài trong thánh thư. Nhiều người thực sự tin rằng cái chết chưa phải là sự kết thúc

Theo quan điểm Ấn Độ xưa, người ta tin rằng trong thể xác sẽ có linh hồn trường cửu. Sau khi qua đời, tiểu hồn sẽ hòa nhập vào đại ngã Phạm Thiên. Các nhà tôn giáo theo thần quyền lại cho rằng con người chính là sản phẩm của Thượng đế, sau khi mất chỉ có 2 cảnh giới để đến là thiên đàng hoặc hỏa ngục.

Theo quan điểm Phật giáo, cái chết của chúng sanh không phải là sự chấm hết, cái chết chỉ là sự khởi đầu của một sự sống mới. Con người sau khi chết, tùy theo Nhân Quả tạo trong đời hiện tại mà được tái sanh vào 6 cõi. Nếu là người tốt, sau khi chết sẽ được sanh về cõi Trời.

nguoi chet co biet minh chet khong

Nhiều người tin rằng sau khi qua đời, họ vẫn được sống ở nơi khác là thiên đàng hoặc địa ngục

Với những chia sẻ ở bài viết trên đây của Vật phẩm Phật giáo, hy vọng quý độc giả có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích về vấn đề người chết có biết mình chết hay không. 

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.