A Tu La là gì?Cõi A Tu La như thế nào?

A Tu La

taA Tu La là một loài trong lục đạo luân hồi có thân hình vô cùng to lớn. Nữ thì vô cùng xinh đẹp còn nam thì xấu xí thô kệch. Vậy  A Tu La là gì? Cõi A Tu La có thật hay không? Gieo nhân gì sanh về cõi A Tu La? Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu rõ hơn về A Tu La qua bài viết dưới đây. 

I. Lược giảng về loài A Tu La

Về A Tu La, Hòa thượng tuyên Hóa giảng:

“Tu-la tánh bạo, 

Hữu phước vô quyền,

Háo dũng đấu lang, 

Phù trầm nghiệp khiên.”

Nghĩa lời giảng là:

Tu-la tánh hung bạo,

Có phước, song không quyền,

Rất thích đánh đấu nhau,

Chìm nổi theo nghiệp dắt.”

A Tu La là tiếng Phạn có nghĩa là vô đoan chính. Vô đoan chính có nghĩa là xấu xí. Nam  A Tu La có tướng mạo vô cùng xấu xí và ưa thích đấu tranh với kẻ khác. Nữ  A Tu La có tướng mạo  vô cùng xinh đẹp nhưng yếu thích đấu tranh bằng tình cảm, tức dùng tánh ghen tuông đố kỵ.

A Tu La ở trong loài người thì phân ra loại ác và loại thiện. Loại thiện A Tu La chính là quân đội và binh tướng trong quốc gia. Loại ác A Tu La chính là giặc cướp, trộm cắp, kẻ thích giết người và kẻ thích đánh người khác. 

A Tu La trên cõi trời thì thích đánh nhau với các thiên binh, thiên tướng. Suốt ngày A Tu La chỉ suy nghĩ đến cách đánh trời để cướp bảo tọa, đoạt ngôi để trở thành Đế Thích. Tuy thích đánh nhau như A Tu La luôn thua trận. Bởi bọn chúng trên trời hưởng phước nhưng không có quyền hành gì. 

A Tu La ở cõi súc sinh thích chèn ép đồng loại và những súc sinh khác. Đây chính là sư tử, cọp, sói,… những loài thích ăn thịt súc sinh khác.

A Tu La ở cõi quỷ thích ăn hiếp loài quỷ khác. Qủy cũng có loại quỷ ác và loại quỷ thiện. Bọn quỷ xưa nay không đếm xỉa đến phải trái nhưng loại quỷ ác thì càng không luận phải trái đúng sai. 

Có thể thấy, A Tu La chia làm 2 loại A Tu La tánh bạo và A Tu La hữu phước vô quyền. Bọn A Tu La tánh bạo có tính tình rất tàn bạo. Còn bọn A Tu La hữu phước vô quyền có phước song không có quyền hành như chư tiên. 

Tóm lại, A Tu La không đếm xỉa đến phải trái, bất luận với ai, bọn chúng cũng thường nổi nóng. Trong chín Pháp-giới thì bọn  A Tu La có mặt trong năm Pháp-giới. Trong cõi súc sinh, từ các loài chim đến các loài thú đều là  A Tu La. 

II. A Tu La là gì?

A Tu La

A Tu La có thân hình xù xì và tướng mạo vô cùng xấu xí

A Tu La chia thành 4 bậc:

  •  A Tu La ở cõi trời thì giống trời.
  •  A Tu La ở cõi người thì giống người.
  •  A Tu La ở cõi quỷ thì giống quỷ.
  •  A Tu La ở cõi súc sanh thì giống súc sanh. 

Bởi cả 4 bậc này đều không có chủng loại nhất định, có thể nhiếp về các nẻo khác nhau. Nên trong Kinh, có chỗ chỉ gọi A Tu La là ngũ thú hoặc ngũ đạo. 

Bọn  A Tu La ở cõi trời được ăn mặc tự nhiên hóa hiện và có cung điện thất bảo như chư thiên. Nhưng do bản tính sân hận, bọn chúng có ba sự kiện kém hơn người, nên luôn xếp sau loài người:

  • Dù bọn chúng có ăn các món trân vị thì miếng sau tự nhiên hóa thành bùn.
  • Ở cõi người mưa nước, cõi trời mưa hoa hoặc châu báu nhưng cõi A Tu La mưa xuống những binh khí dao gậy. 
  • Loài người tâm điềm tĩnh nên dễ dàng thực hành theo chánh pháp của Như Lai. Còn bọn A Tu La tâm sôi nổi hơn thua nên khố tu đạo giải thoát. 

Cảnh giới của bọn A Tu La có khi được xem như cảnh giới không lành. A Tu La được gọi là những kẻ thích đánh nhau, họ luôn sẵn sàng cãi vã, nổi nóng với người khác. A Tu La thích uống rượu nhưng khi sống ở cõi trời họ không có rượu để uống. A Tu La có nghĩa là tác bất đoan chính.  A Tu La nam có thân hình xù xì, môi sứt, mặt này xấu xí và răng vẩu. Còn các A Tu La nữ thì rất xinh đẹp. 

Bọn A Tu La còn được gọi là làm những việc không đúng đắn. Họ có phước báu ở cõi trời tuy nhiên không có quả báo về đức hạnh. Họ không những chỉ có trong cõi trời mà còn xuất hiện trong cõi nhân gian. Ở cõi người, A Tu La là quân đội, thổ phỉ, trộm cướp. 

Ngoài quân đội, thổ phỉ, trộm cướp còn một loại A Tu La khác. Chẳng hạn, những người có tính nóng nảy, luôn xung đột với người khác, họ cũng mang bản tính của A Tu La. Nói chung, A Tu La là những kẻ có tính cách nóng nảy. 

III. Xứ sở của A Tu La ở đâu?

Trong Kinh Chánh Pháp Niệm, A Tu La cư trú tại 5 chỗ:

  • Một là A Tu La cư trú trên mặt đất và trong núi Chúng Tướng. Sức lực của loài A Tu La này yếu ớt nhất.
  • Hai là cư trú tại phía Bắc núi Tu di, đi xuống biển hai vạn một ngàn do tuần và có A Tu La La Hầu thống lãnh. 
  • Ba là cư trú sâu xuống dưới biển thêm hai vạn một ngàn do tuần, có A Tu La là Tráng Kiện. 
  • Bốn là cư trú sâu xuống dưới biển thêm hai vạn một ngàn do tuần, có A Tu La là Tràng Hoa. 
  • Năm là cư trú sâu xuống dưới biển thêm hai vạn một ngàn do tuần, có A Tu La là Tỳ ma chất đa. Trong mình của A Tu La Tỳ ma chất đa phát ra âm thanh rất lớn và xuyên suốt lên mặt biển. 

IV. Gieo nhân gì sanh về cõi A Tu La?

A Tu La

Gieo 10 nghiệp chịu quả báo về cõi  A Tu La

Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt nói về 10 nghiệp phải chịu quả báo của  A Tu La: 

  • Thân làm các việc ác nhỏ.
  • Miệng làm các việc ác nhỏ.
  • Ý làm các việc ác nhỏ.
  • Nổi lên kiêu mạn.
  • Nổi lên ngã mạn.
  • Nổi lên tăng thượng mạn. 
  • Nổi lên mạn lớn.
  • Nổi lên mạn tà.
  • Đem các thiện căn hồi hướng về con đường A Tu La.

Theo kinh Chánh Pháp Niệm diễn rộng, chúng sanh phần nhiều do 3 loại nghiện nhân sân, mạ và nghi nên chịu quả  báo sinh vào đường ấy. Trong kinh Tạp A hàm nói: Vào thời tiền kiếp,  A Tu La từng làm người nghèo gần bên sông và thường vác củi qua sông. Bấy giờ, nước sông sâu lại chảy xiết, người đó nhiều lần bị nước cuốn phăng đi sắp chết, may mắn thoát chết. 

Có vị Phật Bích Chi đến nhà người nghèo khất thực, người ấy vui vẻ cúng dường. Khi thọ thực xong, vị Phật Bích Chi liền bay mất lên trời. Người nghèo khổ ấy thấy vậy bền phát tâm nguyện rằng: “Kiếp sau xin cho thân thể của tôi lớn lao đến nỗi bất cứ dòng nước nào cũng không ngập quá đầu gối”. Từ nhân duyên này, A Tu La có một thân thể khổng lồ, nước bốn biển lớn không ngập quá đầu gối. Khi đứng trong biển lớn, thân của A Tu La vượt lên khỏi núi Tu di, chống tay vào đỉnh núi và không mình xuống nhìn Trời Đao lợi. 

V. Cõi A Tu La như thế nào?

Trong Kinh Chánh Pháp Niệm, nhu cầu y phục, ăn uống của A Tu La có sẵn tự nhiên. Mũ dải và áo quần thuần bằng 7 loại bảo vật tinh khiết như chư Thiên. Thức ăn của A Tu La tùy theo ý thích mà hiện ra và thức ăn đầy đủ vị ngon, không thua kém của chư Thiên. 

Các luận lớn nói, y phục và thức ăn của A Tu La  tuy hơn con người nhưng khi ăn không bằng con người. Điều này có nghĩa, mọi món ăn của A Tu La đến miếng cuối cùng đều biến thành bùn xanh. Cùng giống như Long vương, tuy ăn đủ trắm món nhưng đến miếng cuối cùng biến thành cóc nhái. Vì vậy, kinh mới nói A Tu La không bằng con người. 

VI. A Tu La là loài ưa gây chiến

A Tu La

A Tu La ưa thích gây chiến và nổi nóng với kẻ khác

Trong Kinh Trường A, vì chúa A Tu La có rất nhiều uy lực nên suy nghĩ rằng Thiên vương Trời Đạo lợi và vua Mặt trời và vua Mặt trăng cứ đi lại trên đầu hoài. Chúa A Tu La thề sẽ bắt vua Mặt trời và vua Mặt trăng để làm đôi bông tai. Chúa A Tu La càng suy nghĩ thì càng giận giữ muốn ra tay nhanh chóng. Hắn liền sai Xá ma lê và Tỳ ma chất đa cùng các đại thần sửa soạn khí giới kéo nhau đi đánh chư Thiên.

Bấy giờ, hai vị Long vương là Bạt nan đà và Nan đà đã lấy thân mình quấn thành bảy vòng quanh núi chúa Tu di, làm rung chuyển cả núi và kéo mây giăng, quẫy đuôi dậy sóng. Lúc này, Trời Đạo lợi nói “A Tu La sắp gây chiến, các Long vương và quỷ thần hãy cầm binh khí lần lượt giao phong, nếu thua mới bỏ chạy”.

Ngay lúc này, Bốn Thiên vương chuẩn bị lâm chiến vào báo động cùng Đế thích. Đế thích báo động lên Trời Tha hóa tự tại rồi đến các chư Thiên khác. Đế thích ra lệnh “Nếu quân ta thắng, hãy lấy năm sợi dây trói chặt A Tu La Tỳ ma chất đa giải về Thiên pháp đường, ta muốn xem nó thế nào”. A Tu La cũng tuyên bố “Nếu bọn ta thắng, cũng sẽ lấy năm sợi dây trói chặt Đế thích giải về Thất diệp đường, ta muốn xem nó thế nào”.

Hai bên quyết chiến một trận và đều không bị thương. Tuy nhiên, do thân thể va chạm mạnh vào nhau nên gây ra đau đớn. Đế thích liền biến ra nghìn con mắt, tay cầm chày kim cương và đầu phun ra khói lửa phừng phực. Lúc này A Tu La trông thấy liền bỏ chạy, Tỳ ma chất đa bị bắt trói giải về Thiên pháp đường. 

Khi bị bắt trói giải về Thiên pháp đường và trông thấy Đế thích, A Tu La Tỳ ma chất đa liền buông lời mắng nhiếc. Đế thích liền đáp trả Tỳ ma chất đa “Ta muốn cùng nhà ngươi nói chuyện đạo nghĩa, cần gì phải dùng lời thô lỗ? Nhà ngươi đã phá giới, đen ác tâm gây chiến, Dù đã tu nhiều hạnh bố thí nhưng vì kiêu mạn như thế nên đành phải thọ lấy báo thân này”. 

VII. Chuyện về A Tu La

Sách Tây Quốc Chí chi ra trong khe núi về phía Tây Nam của Chiêm Bà ở Trung Ấn có hang của  A Tu La. Một người nọ lên núi tu hành, tình cờ gặp một cái hang liền vào bên trong. Càng vào sâu bên trong hang, người này thấy cung điện của  A Tu La có các loài hoa tuyệt đẹp tựa thiên cung, có vườn tược ao hồ, có trái cây đủ thứ. 

Bọn  A Tu La khi thấy người nọ ấy đi một mình liền nói: “Nhà ngươi có thể ở đây lâu không?”. Người nọ liền đáp: “Tôi sắp về nhà, không thể ở lại lâu”. Khi nghe xong câu trả lời, bọn  A Tu La liền đưa cho người nọ một trái đào. Khi người nọ này ăn xong chúng liền nói: “Nhà ngươi nên đi ra hang thật nhanh, sợ thân hình hóa lớn thì hang không chứa nổi”. 

Khi  A Tu La vừa nói hết câu, người nọ liền chạy ra nhưng thân thể bỗng nhiên hóa lớn, tướng mạo trở nên thô tháp. Vì thân hình quá lớn đã che lấp miệng hang nên người nọ bị mắc kẹt lại và không thể chui ra hang. 

Gần mấy trăm năm sau, chỉ thấy ló ra cái đầu lớn như cái lu chứa ba tạ. Có người thông thấy liền hỏi chuyện, người nọ kể rõ nhân duyên. Người ấy liền nói “Bọn tối sẽ đào đá cho thân ông chui ra liệu có được chăng?”. Người nọ liền đáp “Ơn đức biết mấy”. Vì vậy, người ấy đem câu chuyện tâu rõ lên nhà vua, nhưng nhà vua không đồng ý. 

Người đời thường gọi người nọ ấy là Ông tiên to đầu. Sứ giả nhà Đường là Vương Huyền Sách đã đến đây 3 lần và lấy tay sờ đầu Ông tiên to đầu rồi cả hai cùng nhau nói chuyện vanh vách. 

VIII. Vào cung điện của A Tu La

Thanh Biện luận sư, người xứ Tây Thiên uyên bác về vô tướng tông. Vì lẽ này, nhiều ngoại đạo nghe danh đến vấn nạn đều bị ngài dùng nghĩa không mà phá tất cả. Một lần, Thanh Biện luận sư gặp một nhà ngoại đạo nổi tiếng, cả hai tranh biện hơn nửa ngày, ngoại đạo bị khuất ký nhưng vẫn cố chấp không chịu thua. Do đó, ngoại đạo tự thân biến thành đá, đến 6 tháng sau, nghe sấm nổ mới phục nguyên lại thành người như trước. 

Về sau, Thanh Biện luận sư xem một bộ luận về Hữu Tướng Tông của Hộ Pháp Đại Sư. Khi xem xong, ngài đem nghĩa học của bản thân đối chiếu nhưng không thể phá hoại được. Ngài mới than rằng “Nếu không phải đức Di Lặc ra đời thì ai giải quyết được mối nghi ngờ của ta?. Nhân đó, Thanh Biện luận sư đến trước tượng của Quán Tự Tại Bồ Tát, tụng chú Đại Bi 3 năm. 

Một đêm, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện sắc thân đến hỏi “Ngươi tụng chú để mong điều chi?”. Ngài liền đáp “Con nguyện lưu trụ thân đợi đến lúc Từ Thị Như Lai ra đời để thưa hỏi về giáo nghĩa”. 

Quán Thế Âm Bồ Tát nói “Thân người mong manh, cõi đời hư huyễn sao không tu thắng hạnh cầu mong lên trời Đâu Suất, chẳng là mau gặp gỡ hơn ư?”. Thanh Biện luận sư thưa: “Đức Di Lặc tuy hiện trụ nơi nội viện cung trời thứ tự nhưng chưa thành Phật. Vì thế con muốn đợi đến lúc ngài hiện thành chánh giác nơi cõi nhân gian. Chí con đã quyết định không thể lay chuyển”. 

Quán Thế Âm Bồ Tát bảo “Đã như thế ngươi nên đi qua thành phía Nam xứ Đại An Đạt La thuốc về miền Nam Thiên Trúc. Ở cách đó không xa, có một tòa sơn nham, đây chính là chỗ ở của thần Chấp Kim Cang. Sau khi đến nơi, ngươi nên đối trước sơn nham tụng chú Đại Bi sẽ được toại nguyện”. 

Thanh Biện luận sư vâng lời Quán Thế Âm Bồ Tát liền đi đến nơi. Sau ba năm, thần Chấp Kim Cang hiện ra và hỏi “Ông cầu nguyện điều chi?”. Ngài liền đáp “Tôi vâng lời Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mách bảo đến đây trì tụng. Nguyện lưu thân này sống mãi đợi khi Phật Di Lặc ra đời. Xin tôn thần cho tôi được thành tựu như ý muốn”. 

Thần Chấp Kim Cang bảo rằng “Trong sơn nham này có cung điện của thần A Tu La, ông nên gia trì chú Đại Bi trong hạt cải trắng rồi liệng vào thì cửa đá sẽ mở ra”. Sau khi cửa đá mở ra nên đi thẳng vào trong sẽ có phương tiện để ông trụ thân lâu dài mà chờ đợi”. Thanh Biện luận sư liền hỏi “Trong cung động cách biệt ngoài trần, khi Phật Di Lặc ra đời làm sao tôi được biết?”. Chấp Kim Cang nói “Chừng ấy, tôi sẽ cho ông hay”. 

Thanh Biện luận sư vâng lời thần Chấp Kim Cang tụng chú Đại Bi trong 3 năm rồi liệng vào sơn nham. Bồng vách đã mở ra, trong ấy hào quan chiếu sáng. Lúc bấy giờ, rất đông đại chúng tề tựu đến xem và bàn luận quên cả trở về. 

Thanh Biện luận sư bước vào cửa đá rồi quay lại nói “Tôi nguyện cầu đã lâu, muốn rụ thân này chờ Đức Từ Thị ra đời. Nhờ sức thánh linh, bồn nguyện từ đây đã toại, vậy đại chúng nên theo tôi để được ngày kia thấy Phật nghe pháp”. Tuy nhiên chỉ có 6 người chịu đi theo luận sư. Ngài từ tạ rồi dẫn 6 người thong thả bước vào bên trong cửa đá. 

A Tu La

Thanh Biện luận sư bước vào cung điện A Tu La để chờ đợi Phật Di Lặc ra đời

IX. Kết duyên cùng A Tu la nữ

Tại nước Ma Già Đà xứ Tây Thiên Trúc, có một Phật tử tại gia, ưa sắc đẹp. Một hôm, nhân xem kinh thấy nói về A Tu La, tuy người nam xấu nhưng người nữ lại xinh đẹp. Điều này, làm cho phật tử này sanh niệm mến thích, ước được kết mối lương duyên cùng A Tu La nữ. 

Không bao lâu, Phật tử này lại nghe nhiều vị bảo trong núi nọ có cung điện của A Tu La. Ông liền quyết tâm trì chú Đại Bi 3 năm cầu mong được viếng cảnh cung điện A Tu La để thỏa lòng ước nguyện. 

Sau 3 năm, ông từ tạ thân hữu và gọi thêm một đệ tử cùng đi theo. Khi đến trước núi, thầy trò chí tâm tụng chú cầu nguyện thì cửa đá vụt mở. Trong ấy lộ ra cung điện của  A Tu La và có quỷ thần canh cửa cực nghiêm. Vị Phật tử này liền bước đến nói rõ về bổn nguyện của mình là muốn kết duyên cùng thần nữ A Tu La. 

Quỷ thần canh cửa vào thưa bổn nguyện của vị Phật tử. A Tu La nữ hỏi “Đi đến có mấy người?”. Quỷ thần canh cửa đáp “Thưa hai người”. A Tu La nữ liền bảo “Ngươi ra thuật lại ý ta đã thuận. Thỉnh người trì chú mau vào, còn ôn đồng bạn hãy tạm đứng ngoài cửa”. Quỷ thần canh cửa ra thưa lại và cho vị Phật tử này vào trong cung điện. 

Còn người đệ tử bất giác bỗng thấy bản thân trở về đứng ở phía Nam của nhà mình. Từ ấy về sau, người đệ tử này đã đến chỗ cũ mấy lần nhưng chỉ thấy vách đá đứng sững và không coàn nghe bất kỳ tin tức gì bên trong. Nhân đó, người đệ tử này phát tâm tu hành, nguyện trọn đời ở nơi đây cúng dường ngôi Tam Bảo. 

Khi Huyền Trang sang Ấn độ du học đã đến trụ ở chùa Na Lan Đà và được nghe chính người đệ tử này thuật chuyện lại. 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về A Tu La. Vật phẩm Phật giáo hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về A Tu La và những nghiệp phải chịu quả báo về cõi  A Tu La.

Nam mô A Di Đà Phật!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.