Trong Phật Giáo, ta thường gặp hình ảnh các vị Hộ Pháp đi theo cạnh Đức Phật hay các vị Bồ Tát. Họ có vai trò hộ trì Phật pháp, không cho phép cái xấu cái ác có thể trà trộn vào, giúp người tu hành giữ được sự thanh tịnh, từ bi và một lòng hướng Phật. Để hiểu rõ hơn về các tượng Hộ Pháp trong Phật giáo, hãy cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. Hộ Pháp là gì?
Hộ Pháp được hiểu là sự bảo hộ, độ trì cho Chánh pháp. Tương truyền xa xưa kia Đức Phật từng phái mười sáu vị La-hán cùng bốn vị Đại Thanh văn đến hộ trì Phật pháp. Bên cạnh các vị này còn những vị như Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, 13 phiên thần, 36 thần vương, thập nhị thần tướng, 28 bộ chúng, mười tám thiện thần chốn Già Lam, Long vương… nghe Phật thuyết pháp mà nguyện hộ trì cho Phật pháp.
Từ đó, các vị này đều được gọi là thần Hộ pháp, có nhiệm vụ, trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng, giúp người tu hành luôn có tâm trong sạch mà hướng Phật.
Trong các ngôi chùa Việt từ xưa đến nay tồn tại bốn loại hệ tượng Hộ Pháp, đó là:
- Vi Đà Bồ Tát và Tiêu Diện Đại sĩ
- Khuyến thiện – Trừng ác
- Tứ Thiên Vương
- Bát bộ Kim cương
>> Ý nghĩa hình tượng Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền trong Phật Giáo
II. Các hệ tượng thần Hộ Pháp trong các ngôi chùa Việt hiện nay
1. Vi Đà và Tiêu Diện Đại sĩ
Tượng Vi Đà (bên trái) và Tiêu Diện Đại sĩ (bên phải)
Vi Đà còn có tên gọi là Vi Đà thiên, vốn một vị thần thuộc Bà La Môn giáo. Vi Đà nguyên là vị thần chiến đấu, có 6 đầu và 12 tay, tay cầm cung tên, cưỡi khổng tước. Theo đó, Phật giáo Đại thừa đã lấy nguyên mẫu của vị thần này và biến thành vị thần ủng hộ chốn Già Lam.
Tương truyền khi Đức Phật nhập Niết Bàn đã có con quỷ đến cướp mất một cái răng của Đức Phật. Thấy vậy, Vi Đà đã cấp tốc đuổi theo lấy về. Trong chùa Việt, vị thần này được tạc với hình tướng thân mang áo giáp, chắp tay và cầm bảo kiếm.
Còn Tiêu Diện Đại sĩ (còn gọi là Tiêu Diện Đại Quỷ vương) là vua của loài ngạ quỷ, có khuôn mặt đỏ, phần đầu có lửa bốc cháy, là vị thần nổi tiếng trong Phật giáo. Người xưa cho rằng vị thần này vốn là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Hóa thân này có ý nghĩa là dùng hình tượng cái ác để chế ngự lại cái ác.
Vì vậy, các thế lực xấu khi gặp ngài đều hoảng sợ mà chạy ra hướng có ánh sáng, nơi mà sẽ được Đức Phật cứu độ và cảm hóa. Trong dân gian, vào những dịp Tết Trung Nguyên, người ta thường đến chùa bái vị Tiêu Diện Đại sĩ để cầu nguyện cho vong nhân của gia đình được trở về thọ thực cùng gia quyến.
2. Quan Công Hộ Pháp
Tượng Quan Công Hộ Pháp dáng đứng, bằng đồng đài loan mạ vàng
Quan Công (còn có tên gọi là Quan Vũ hay Quan Vân Trường), là một trong những vị tướng tận trung tận nghĩa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc vào thời Hán. Xưa kia, Quan Vũ khi bại trận đã bị chém đầu bởi quân Tôn Quyền.
Sau khi chết, ông bị đọa trong cõi ngạ quỷ, ôm trong lòng mối hận bị chém đầu, đã nhiều lần hiện hồn về đòi trả đầu. Sau đó, có duyên gặp được vị cao tăng đắc đạo ở núi Ngọc Tuyền, qua đó, ông được vị cao tăng giáo hoá, khuyên giải, sau đó làm pháp hội siêu độ để ông siêu thoát. Sau này ông đã phát nguyện trở thành người hộ trì Chánh pháp, trở thành một vị thần Hộ Pháp được nhiều người thờ phụng.
Vì thế hiện nay nhiều chùa chiền tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… thường sẽ thờ tượng Quan Công Hộ Pháp bên cạnh Vi Đà Hộ Pháp.
>> Tượng Tôn Giả Mục Kiền Liên và những điều mà Phật tử cần biết
3. Tượng Quan Công – Vi Đà Hộ Pháp
Mẫu tượng Quan Công (bên trái) và Vi Đà Hộ Pháp (bên phải)
Hiện nay, các mẫu tượng hộ pháp được tạc tại các quốc gia có gốc Hoa thường là cặp tượng Quan Công – Vi Đà.
Hình tướng của tượng Quan Công Hộ Pháp được giữ nguyên như hình tướng Quan Vũ (Quan Vân Trường) thời xưa, mà chúng ta thường hay nhìn thấy trên tranh vẽ, phim ảnh.
Hình tướng của Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp được phác họa là vị thiên tướng oai phong lẫm liệt, toát ra sự uy nghi, khiến cho ma chướng phải khiếp sợ, tránh xa.
Hiện nay, các đạo tràng, tu viện hay Chùa Tháp đều có thờ tượng Hộ Pháp. Việc thờ Tượng Hộ Pháp ngoài ý nghĩa là cầu thỉnh sự bảo hộ cho Đạo Tràng mà còn bảo hộ độ trì cho các Phật tử, bảo hộ cho chánh pháp trường tồn tại khu vực đó.
Quan trọng nhất, khi thờ tượng Hộ Pháp cũng sẽ giúp nhắc nhở chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, chính ta cũng phải trở thành người hộ pháp chân thật của Chư Phật. Tùy theo năng lực của mình mà có thể giúp cho Phật pháp lưu thông, để chánh pháp trường tồn, chúng sanh có thể tới gần hơn với Phật pháp.
Đặc biệt, mỗi người chúng ta phải là người gương mẫu trong việc đưa Phật Pháp vào thực tiễn, trở thành người công dân tốt, mẫu mực, xây dựng gia đình chánh pháp, phát tâm hoan hỉ và học tập theo. Lúc đó, chính chúng ta trở thành hộ pháp đắc lực cho nhà Phật.
III. Tượng Quan Công Hộ Pháp, Vi Đà Hộ Pháp tại Vật phẩm Phật giáo
Tượng Hộ Pháp được thờ hầu hết tại các đạo tràng nhỏ, tư gia hoặc các tự viện. Một số nơi thường thờ cả cặp tượng Quan Công – Vi Đà. Do đó, Vật phẩm Phật giáo đã lựa chọn được các mẫu tượng hộ pháp tốt nhất từ các xưởng tạc tượng uy tín nhất hiện nay với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu để giúp quý khách có nhiều lựa chọn phù hợp.
Nếu có nhu cầu thỉnh tượng Tượng Quan Công Hộ Pháp hay Vi Đà Hộ Pháp, bạn có thể liên hệ với Vật phẩm Phật giáo qua hotline 08.6767.1366 hoặc website vatphamphatgiao.com để được hỗ trợ, hướng dẫn đặt hàng nhanh chóng.