Hà Bá là gì? Sự thật những truyền thuyết nổi tiếng nhất về Hà Bá

ha ba la gi

Hà Bá là một vị thần sông nổi tiếng và những giai thoại về vị thần này được thêu dệt rất nhiều. Hiện nay, những truyền thuyết nổi tiếng về Hà Bá được nhiều thế hệ biết đến. Đặc biệt, ở nhiều địa phương có tín ngưỡng thờ Hà Bá. Vậy Hà Bá là gì? Cùng Vật phẩm Phật giáo tìm hiểu thông tin chi tiết về Hà Bá qua bài viết dưới đây.  

I. Hà Bá là gì?

Hà Bá trong truyền thuyết được miêu tả là một ông già râu tóc bạc phơ, tay cầm phất trần với một bầu uống nước, ngồi trên lưng rùa và cười vui vẻ. Tuy nhiên, một số nơi lại coi Hà Bá là một ác thần chuyên gieo rắc những tai họa cho người dân sinh sống ở làng chài ven sông, nên khiến mọi người cảm thấy sợ hãi. 

Tên gọi của Hà Bá xuất phát từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Năm ấy, sông Hoàng Hà thường xảy ra lũ lụt, gây tai họa cho người dân. Do đó, mọi người cho rằng tính khí của Hà Bá rất hung dữ.  

Truyền thuyết kể rằng, Hậu nghệ từng sử dụng tên để bắn mù mắt trái của Hà Bá. Tuy nhiên, do Hà Bá có uy lực không thể lường nên để cầu bình an cho cả làng đã hình thành tập tục cưới vợ cho Hà Bá. 

Ngoài ra, trong dân gian cũng có nhiều truyền thuyết ca ngợi việc cứu dân làng của Hà Bá. Vậy nên nguyên nhân Hà Bá không được thờ rộng rãi là vì ngài chỉ có tầm ảnh hưởng đối với những làng chài ven sông nước. Cũng vì nguyên nhân này, Hà Bá trở thành một trong những nhân vật huyền bí nhất. 

ha ba la gi

Vị thần Hà Bá cai quản vùng sông nước trong dân gian 

II. Những truyền thuyết nổi tiếng nhất về Hà Bá

1. Truyền thuyết về câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”

Trong “Ông Thổ công và ông Hà Bá” – “Truyền cổ nước Nam” của Ôn Nhu Nguyễn Văn Ngọc kể rằng:

“Một hôm, có quỷ từ trên trời xuống thấy Thổ công cai quản một vùng rộng lớn còn Hà Bá chỉ cai quản một vùng nước nhỏ chạy xung quanh, nó mới nảy ra ý đồ định chiếm ngự một phần sông, một phần đất sở đây. Ngay lập tức nó đến gặp Thổ công, xin ngài cho phép xây thành và được đồng ý.

Nhưng trước khi xây dựng nó không làm lễ tạ khiến Hà Bá nổi cơn lôi đình. Hà Bá liền cho nước chảy vào đất theo mạch nước ngầm. Hễ thành của quỷ cứ xây đến đâu là nước lại xói mòn nên thành lại bị đổ đến đó. 

Thổ công thấy nước xâm phạm đến đại phẩm của mình cai quản thì tức giận, sai dân sự đến cứ thấy nước ở đâu là lấy đất chắn ngang không cho nước chảy lan ra. 

Lúc này ở dưới thủy phủ, Hà Bá thấy nguồn nước của mình bị tắc nên lấy làm bực bội, liền dâng nước lên cao, đánh vỗ vào đất khiến cho đất phải lở ra trôi cả xuống nước. 

Hai vị thần đánh nhau làm cho đất lở, cây đối ngổn ngang, nước sông bị đục ngầu và dân tình kiệt quệ. Cuối cùng, cả hai mới nhận ra là con quỷ làm bậy bạ và quyết định gặp nhau thỏa thuận.

Hà bá nói “Ta Thần Sông, cai quản sông, kẻ nào xâm phạm sông của ta thì ta khắc trị”. Thổ công cũng nói “Ta Thần Đất, kẻ nào xâm phạm đất của ta thì không xong với ta. Ta với người không dính líu gì với nhau, không đánh nhau nữa, mà sinh lở đất, cây cối lụi tàn, lũ lụt ngập nhà”. Rồi cả hai vị thần cùng nói “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”.

2. Truyền thuyết Hà Bá đòi vợ

ha ba la gi

Truyền thuyết Hà Bá đòi vợ được truyền tai nhau qua bao thế hệ 

Truyền thuyết Hà Bá đòi vợ thường xuất hiện trong nhiều bộ phim Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện liên quan về sự tích Hà Bá đòi vợ. 

Năm đó, vào thời vua Trần Duệ Tông (1337-1377), ông có một vị ái phi tên là Nguyễn Thị Bích Châu vừa xinh đẹp lại thông minh tài giỏi, văn hay chữ tốt. 

Năm 1377, vua Trần Duệ Tông mang theo 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành dù đã được ái phi Bích Châu hết mực ngăn cản. Ái phi Nguyễn Thị Bích Châu biết rằng khó lòng làm lay chuyển ý của vua nên đã xin đi theo để hộ tống.

Nhiều ngày di chuyển, đoàn quân của Trần Duệ Tông khi đi đến cửa biển Kỳ Hoa thì bất ngờ gặp sóng to gió lớn. Đêm đó, vua Trần Duệ Tông đã mơ thấy một vị thần tên là Nam Minh đô đốc ngỏ ý muốn xin nhà vua một người thiếp, nếu được sẽ làm sóng yên biển lặng, giúp nhà vua thuận lợi đi đánh Chiêm Thành. 

Hôm sau, khi nghe nhà vua kể lại, ai ai cũng sợ hãi chỉ có ái phi Bích Châu bình tĩnh lên tiếng “Tiện thiếp tình nguyện liều tấm thân bèo bọt này để chu toàn cho đoàn ngự giá và quan quân”. Nghe Bích Châu nói vậy, vua Trần Duệ Tông cảm động trước tấm lòng sắc son của nàng nhưng nhất quyết không đồng ý. 

Mặc cho sóng đánh tới tấp, nước tràn lênh láng lên thuyền, Bích Châu vẫn tươi tắn đến quỳ lạy cầu chúc cho nhà vua đại thắng trở về. Sau đó, nàng quay về hướng Bắc để lạy cha mẹ và vái chào tạm biệt các quan quân rồi ngồi gọn vào trong lòng của một chiếc thuyền thỏi nhỏ được cắm đại hoàng kỳ. 

Chiếc thuyền thỏi nhỏ vừa chạm nước đã chìm hẳn. Khi đó, cả đoàn thuyền của vua  Duệ Tông sẵn sàng lao vào trận tiền diệ giặc giữ yên bờ cõi. 

Thế nhưng vì nhà vua không nghe lời can ngăn, vẫn tiếp tục cho quân tiến sâu vào động Y Mang của Chiêm Thành. Lúc này, đoàn quân của vua Duệ Tông bị trúng mưu của giặc Bà Ma nên toàn quân bị tan rã. 

Đây là truyền thuyết về việc Hà Bá đòi vợ được lưu truyền trong dân gian. Nhưng trên thực tế, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho biết thì do nhà vua hy sinh, làm cho người người hoảng loạn. Lúc này, chỉ có mỗi Bích Châu là giữ được bình tĩnh và lĩnh trách nhiệm thống lĩnh toàn quân rút lui an toàn. Nàng đã đưa được hài đức của vua Duệ Tông thoát khỏi nơi hiểm địa. 

Nhưng khi đến cửa biển Kỳ Hoa, nàng bị kiệt sức và đã trút hơi thở cuối cùng. Làm theo lời trăn trối của nàng, quan quân đã chôn cất nàng tại cửa biển Kỳ Hoa.

III. Tín ngưỡng thờ Hà Bá ngày nay của nhiều địa phương

ha ba la gi

Lễ cúng thần Hà Bá cầu một năm mưa thuận gió hòa

Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta lập đền thờ Hà Bá. Bởi, những địa phương này, người dân mưu sinh đánh bắt cá, tôm trên sông nước nên việc thờ Hà Bá là điều dễ hiểu, Theo tín ngưỡng, việc thờ Hà Bá để thần che chở, bảo vệ cho người dân, mang đến mưa thuận gió hòa. 

Các triều đại phong kiến ở nước ta còn quan tâm về việc ban tặng phong sắc cho vị thần Hà Bá ở đình. Cụ thể, ngày 15 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ 6-1846, “sắc ban Hồng thí quảng thế Hà Bá quan trung đẳng thần. Thần đã có công giúp nước, che chở muôn dân, vô cùng linh ứng…”.

Đến các đời vua kế tiếp như Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định đều sắc phong ban tặng cho Hà bá thủy quan ở đình Trung Lập. Vì vậy, ở nhiều địa phương miền Bắc của nước ta, bên cạnh thờ Thành Hoàng làng, người dân còn có tín ngưỡng thờ Hà Bá. 

Trên đây là các thông tin hữu ích về Hà Bá mà Vật phẩm Phật giáo muốn gửi đến bạn đọc. Vật phẩm Phật giáo hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc hiểu rõ về Hà Bá và những truyền thuyết được dân gian lưu truyền về vị thần cai quản vùng sông nước này. 

Nam mô A Di Đà Phật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.