Cư sĩ là gì? Những điều cần biết quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ

cu si la gi

Tu được cho là những người con ưu của Đức Phật. Họ là những người có khả năng duy trì ngọn đèn sinh mệnh của chánh pháp và mang đến sự an lạc cho nhân sinh. Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu rõ hơn về tu sĩ và cư sĩ thông qua bài viết dưới đây.

I. Định nghĩa về cư sĩ

Theo kinh Tương Ưng Bộ, tập V (Đại phẩm), chương 11 (Tương ưng dự lưu), phẩm Phước đức sung mãn, kinh Mahanama (số 37), Đức Phật trả lời cho họ Thích Mahànàma rằng: “Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ”. 

Đức Phật dạy Mahànàma về người cư sĩ cần đầy đủ: Giới (năm giới), Tín (Phật), Thí (rộng mở và lìa xan tham), Tuệ (tuệ sanh diệt, tuệ các bậc Thánh thể nhập, đoạn tận khổ đau). Sau khi phát nguyện quy y Tam bảo trở thành người cư sĩ, tiếp theo để hoàn thiện đạo đức tự thân cần phải thọ trì năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu) và tu học các thiện pháp.

cu si la gi

Cư sĩ cần phải thọ trì năm giới và tu học các thiện pháp

II. Định nghĩa về tu sĩ

Trong sách Kinh Tương ưng bộ II, (tập IV) có viết: “Tu sĩ Phật giáo là người từ bỏ nếp sống thế tục, còn gọi là người xuất gia, khép mình trong nếp sống đạo đức và hành trì theo pháp môn đã được Đức Phật thuyết định. Hình bóng chư Tăng thời Đức Phật cũng như hiện nay là sự hiện hữu của Phật pháp đến với hàng cư sĩ nói riêng và mọi người nói chung. Hình bóng tu sĩ Phật giáo đầu tiên sau khi Đức Phật thành đạo là năm anh em Kiều Trần Như, được nói đến trong kinh Chuyển Pháp Luân”.

“Đức Phật khuyên hàng Tỳ kheo không nên thực hành theo hai cực đoan đắm say trong các dục và tự hành khổ mình, mà phải đi theo con đường Trung đạo, tức con đường Thánh đạo tám ngành (chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định)”.

Trong Phật giáo Bắc truyền, trước khi xuất gia, vị Hoà thượng sẽ xướng rằng: “Thiện tai, Thiện nam tử! Năng liễu thế vô thường. Khí tục thế Nê-hoàn. Công đức nan tư nghì”. Và sau khi cắt trên đầu ba lọn tóc thì đọc bài kệ: “Huỷ hình thủ chí tiết. Cát ái từ sở thân. Xuất gia hoằng thánh đạo. Thệ độ nhất thiết nhân.”

III. Định nghĩa về tứ chúng

cu si la gi

Tu sĩ và cư sĩ là người thay mặt Đức Phật truyền giáo pháp cho mọi người ở trần thế

Theo Kinh Trường bộ 1 của Thích Minh Châu (dịch) năm 2018, tứ chúng gồm Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc (nam cư sĩ) và Ưu-bà-di (nữ cư sĩ). Đức Phật nói với A-Nan về việc Ác ma thỉnh Ngài nhập Niết bàn và Ngài sẽ không nhập diệt nếu những Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ “chưa thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu”.

Nói cách khác, tu sĩ và cư sĩ, gọi tắt là tứ chúng, là người có khả năng nhân danh Đức Phật truyền giáo pháp cho mọi người. Mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trong cuộc sống tu thân và kết nối với nhau để hoằng truyền chánh pháp vì lợi ích của nhân loại, vào thời Đức Phật còn tại thế và hiện tại. 

Hơn hết, chư tăng là người giữ vững chánh pháp nhãn tạng và là sứ giả của Như Lai để truyền bá thông điệp tu tập đến mọi người nhằm xây dựng xã hội đạo đức, một nếp sống thiền định, con đường giải thoát tương lai.

IV. Mối quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ là như thế nào?

1. Chân chánh và bình đẳng

cu si la gi

Mối quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ có những đặc điểm riêng biệt

Trong mọi mối quan hệ, quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ mang nét đặc thù là sự chân chánh và bình đẳng. Trong cuộc sống hàng ngày, các tu sĩ truyền giáo pháp cho cư sĩ. Trong suốt thời gian tu học, các em luôn tuân thủ tinh thần bình đẳng, vị tha, không phân biệt giàu nghèo hay người thiểu năng trí tuệ mà hết lòng chia sẻ với nhau những lời dạy của Đức Phật để cùng tạo dựng một nền đạo đức vững chắc. 

Các lớp học truyền giới, đào tạo cư sĩ, thọ bát quan trai được tổ chức với mục đích tạo ra niềm vui, sự an lạc để mọi người có thể tu tập giải thoát và cùng thực hành các việc làm chân chính. 

Đồng thời, đấy còn là phương thức vận động mà các việc làm, hành động đều không gây đau khổ đến ai. Khi còn tại thế, Đức Phật từng dạy: “Các vị là Phật sẽ thành, ta là Phật đã thành”.

Ngài cũng nhấn mạnh với các vị Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ấy do kiến được đặt hướng chân chánh, do con đường tu tập được đặt hướng chân chánh, nên đâm thủng vô minh, minh được sanh khởi, chứng được Niết bàn”. 

Tóm lại, Phật giáo là một tôn giáo chân chính, bình đẳng thể hiện qua mối quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ, mang lại hòa bình cho xã hội, nâng cao giáo dục tôn giáo trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy giáo dục đạo đức Phật giáo cũng như đạo đức lẫn nhau.

2. Giáo dục và giảng pháp

Giáo dục Phật giáo là nơi tu sĩ và cư sĩ cùng nhau tu học, học hỏi, tăng tri thức và thực hành giáo lý của Đức Phật. Ngày nay, do cuộc cách mạng thông tin, giáo dục Phật giáo được toàn cầu hóa. 

Các tu sĩ giữ vai trò đặc biệt trong việc giảng dạy và đưa ra lời khuyên hữu ích cho cư sĩ. Họ cũng có thể hướng dẫn cư sĩ thực hành thiền định và mở các đạo tràng và khóa tu để nâng cao nhận thức về đạo pháp. 

Ngược lại, cư sĩ cần có tinh thần hoằng hóa giáo lý, dốc lòng tu tập, bảo vệ thiện tri thức, tuân thủ giới luật, xây dựng mối quan hệ với tu sĩ. Chính Đức Phật cũng dạy, mỗi người đi một hướng để giáo hóa chứ đừng hai người đi cùng một hướng.

3. Cúng dường và từ thiện

cu si la gi

Cúng dường và từ thiện là việc làm xuất phát từ trong tâm

Cúng dường là một trong những cách con người trải nghiệm sự tĩnh lặng, thảnh thơi trong tâm. Vì nếu là đệ tử Phật giáo thì phải chịu trách nhiệm về sự suy tàn hay phát triển của Phật pháp. Sự hiện hữu của người xuất gia là sự hiện hữu của Tam bảo. Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp. 

Khi chúng ta cúng dường với tấm lòng hoan hỷ, thật tâm thì dù cúng phẩm vật ít giá trị nhưng vẫn mang lại ý nghĩa to lớn. Hơn thế, Đức Phật không nói lời tùy hỷ với các thí chủ, dù cho đó là nhà vua, nếu như không có tâm cung kính và sự gia tâm. Các cư sĩ cần có nhận thức đúng đắn về điều này để định hướng không bị sai lệch trong thiện hạnh yểm trợ người xuất gia.

Tăng già là một nhóm người trong sạch và hòa hợp, vì vậy sự hộ pháp của những người theo tôn giáo không nên chỉ giới hạn ở các vị tu sĩ, thầy bổn sư truyền giới và cũng không nên dựa trên sự thân thiết. 

Cư sĩ phải từ bỏ quan niệm phân biệt ai là thầy, ai không là phải thầy mình để hướng đến sự bình đẳng trong việc cúng dường Tăng Ni. 

Qua lời dạy của Ngài, sự cúng dường quý giá nhất của Ngài là phụng sự con người và đem lại lợi lạc, hạnh phúc cho nhân loại. 

4. Thiện xảo trong xử lý những sai lầm

Cư sĩ là những người có góp ý tích cực khiến cho tu sĩ hoàn thiện đạo đức giới luật trên tinh thần hộ pháp. Tu sĩ và cư sĩ cần có tương tác với nhau, nhưng không nên can thiệp quá sâu đời sống tu sĩ. Sự tương tác hài hoà của chúng xuất gia và tại gia sẽ tạo nên sức mạnh đoàn thể Tăng già. 

V. Bổn phận người cư sĩ

1. Trách nhiệm trong gia đình và xã hội

Kinh Thiện Sanh (kinh Trường A-hàm 16) hoặc kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (kinh Trường Bộ 31), Đức Phật dạy chàng thanh niên Sigala (Thi-ca-la-việt) về những bổn phận của cư sĩ như bổn phận cha mẹ và con cái, thầy và trò, chồng và vợ, bạn bè (bà con), chủ (quản lý) và tớ (nhân viên), tu sĩ và cư sĩ . 

Đức Phật nói với vua Pasenadi nước Kosala về một vị chân nhân cư sĩ thọ hưởng không đưa đến tổn giảm bằng việc: “Có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn, thiết trí các sự cúng dường hướng thượng, có khả năng thăng lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới”. Tóm lại, người cư sĩ làm ra tài vật phải đúng pháp.

2. Hộ trì người xuất gia

Đức Phật khuyên người cư sĩ nếu đủ duyên thì nên hộ trì các vị xuất gia đạo hạnh: “Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỳ kheo, hộ trì chúng Tỳ kheo với y, hộ trì chúng Tỳ kheo với đồ ăn khất thực, hộ trì chúng Tỳ kheo với sàng tọa, hộ trì chúng Tỳ kheo với dược phẩm trị bệnh”. 

Bản thân người cư sĩ cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ Tam Bảo và lưu truyền truyền thống Phật pháp để giúp đạo pháp trường tồn. Bên cạnh việc hộ trì Phật Pháp, Tăng đoàn cũng là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người cư sĩ. Do vậy, cư sĩ cần có niềm tin vững chắc vào Tăng thân và bảo vệ thanh danh cũng như uy tín của Tăng chúng

Trong bối cảnh nhiều tôn giáo đang hoạt động trong xã hội, tu sĩ và cư sĩ Phật giáo tìm cách xây dựng một đời sống vững mạnh, bằng cách thực hành đúng những gì Đức Phật đã dạy, nên được trao dồi thêm kiến ​​thức và kỹ năng trong tu tập.

Để cập nhật thông tin mới nhất về cư sĩ, hãy truy cập website vatphamphatgiao.com. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Phật giáo, vui lòng liên hệ Vật Phẩm Phật Giáo qua hotline 08.6767.1366 để được giải đáp trực tiếp.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

slot gacor https://dpmptsp.pasamanbaratkab.go.id/ https://smriolog.com.br/ https://pafipclahat.org/
.
.
.